Lập đặc khu kinh tế: “Thời gian chạy đà tương đối dài”
Lãnh đạo Quảng Ninh cho rằng, thời gian chạy đà của việc lập Đặc khu kinh tế tương đối dài có thể khiến niềm tin của nhà đầu tư giảm sút
Nhiều chỉ đạo quan trọng đã được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra với tỉnh Quảng Ninh nhằm sớm hoàn thiện đề án đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Ninh chiều ngày 25/8, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu địa phương này cần tập trung một số vấn đề về quản lý kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng trên địa bàn và đặc biệt là việc triển khai các chỉ đạo của Trung ương về xây dựng đề án khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn.
Đối với việc xây dựng khu hành chính - kinh tế đặc biệt, Phó thủ tướng cho biết Chính phủ đang cố gắng trình dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt vào kỳ họp Quốc hội cuối năm nay, do đó việc tiếp tục rà soát thể chế, chính sách cho đặc khu hành chính kinh tế nói chung và đặc khu Vân Đồn nói riêng rất quan trọng.
Theo Phó thủ tướng, chính sách ưu đãi thuế bao gồm 9 chính sách ưu đãi theo đề xuất của Quảng Ninh, không còn nhiều ý nghĩa đối với việc bảo đảm vai trò động lực của khu vực này nên phải rà soát lại chính sách thuế tại Vân Đồn.
Bên cạnh đó, việc xây dựng đề án cần bảo đảm không cạnh tranh trong thu hút đầu tư với hai khu Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Với các nhà đầu tư chiến lược đầu tư tại Vân Đồn từ đầu thì đề án cần quy định điều khoản chuyển tiếp ưu đãi bảo đảm công bằng cho các nhà đầu tư này.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thành, cho biết trong quá trình hoàn thiện cơ sở pháp lý của đặc khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh cũng thu hút được 36.000 tỷ đồng vốn đầu tư hạ tầng cho đặc khu này, nhiều dự án có tổng mức đầu tư từ 5.000 - 7.000 tỷ đồng.
“Khi làm đề án đặc khu kinh tế Vân Đồn, chúng tôi tự tin nhưng thời gian chạy đà tương đối dài rồi mà các nhà đầu tư đang chờ và nếu phải chờ lâu hơn thì niềm tin của nhà đầu tư giảm sút. Nên chúng tôi mong các bộ, ngành và Quốc hội sớm thông qua đề án cho Quảng Ninh”, ông Thành bày tỏ.
Ông Nguyễn Văn Thành cũng đề nghị không nên quy định “cứng” cho nhà đầu tư thuê đất trong 99 năm tại khu vực Vân Đồn mà giao Trưởng Đặc khu tự quyết thời hạn thuê đất. “Nếu không trao quyền cho Trưởng Đặc khu thì vẫn như anh Chủ tịch huyện thôi”, ông Thành nói.
Trước ý kiến này, Phó thủ tướng yêu cầu tỉnh Quảng Ninh báo cáo kỹ hơn về thẩm quyền của chức danh Trưởng Đặc khu Vân Đồn. Quảng Ninh tiếp tục hoàn thiện đề án và quy hoạch đặc khu Vân Đồn để trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Về phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, Phó thủ tướng đánh giá cao trong 7 tháng vừa qua, GRDP tăng 9,6% cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây và đang chuyển dịch từ “nâu” sang “xanh” khi giảm tỷ lệ thu ngân sách nhà nước từ than từ 57% năm 2011 xuống 51% năm 2016; tăng tỷ trọng dịch vụ lên 41,2% năm 2016.
Tổng thu ngân sách 7 tháng đầu năm đạt hơn 21.000 tỷ đồng, đạt 67% kế hoạch, trong đó thu nội địa chiếm 73%, đứng thứ 4 cả nước về kết quả thu nội địa.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và tỉnh Quảng Ninh trong điều kiện tiêu thụ than giảm phải tính toán cơ cấu lại hoạt động, đổi mới kỹ thuật, công nghệ để giảm chi phí khai thác than, gia tăng giá trị cho ngành công nghiệp quan trọng của Quảng Ninh.
Bên cạnh đó, Quảng Ninh triển khai hiệu quả công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả và hàng nhái.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Ninh chiều ngày 25/8, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu địa phương này cần tập trung một số vấn đề về quản lý kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng trên địa bàn và đặc biệt là việc triển khai các chỉ đạo của Trung ương về xây dựng đề án khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn.
Đối với việc xây dựng khu hành chính - kinh tế đặc biệt, Phó thủ tướng cho biết Chính phủ đang cố gắng trình dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt vào kỳ họp Quốc hội cuối năm nay, do đó việc tiếp tục rà soát thể chế, chính sách cho đặc khu hành chính kinh tế nói chung và đặc khu Vân Đồn nói riêng rất quan trọng.
Theo Phó thủ tướng, chính sách ưu đãi thuế bao gồm 9 chính sách ưu đãi theo đề xuất của Quảng Ninh, không còn nhiều ý nghĩa đối với việc bảo đảm vai trò động lực của khu vực này nên phải rà soát lại chính sách thuế tại Vân Đồn.
Bên cạnh đó, việc xây dựng đề án cần bảo đảm không cạnh tranh trong thu hút đầu tư với hai khu Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Với các nhà đầu tư chiến lược đầu tư tại Vân Đồn từ đầu thì đề án cần quy định điều khoản chuyển tiếp ưu đãi bảo đảm công bằng cho các nhà đầu tư này.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thành, cho biết trong quá trình hoàn thiện cơ sở pháp lý của đặc khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh cũng thu hút được 36.000 tỷ đồng vốn đầu tư hạ tầng cho đặc khu này, nhiều dự án có tổng mức đầu tư từ 5.000 - 7.000 tỷ đồng.
“Khi làm đề án đặc khu kinh tế Vân Đồn, chúng tôi tự tin nhưng thời gian chạy đà tương đối dài rồi mà các nhà đầu tư đang chờ và nếu phải chờ lâu hơn thì niềm tin của nhà đầu tư giảm sút. Nên chúng tôi mong các bộ, ngành và Quốc hội sớm thông qua đề án cho Quảng Ninh”, ông Thành bày tỏ.
Ông Nguyễn Văn Thành cũng đề nghị không nên quy định “cứng” cho nhà đầu tư thuê đất trong 99 năm tại khu vực Vân Đồn mà giao Trưởng Đặc khu tự quyết thời hạn thuê đất. “Nếu không trao quyền cho Trưởng Đặc khu thì vẫn như anh Chủ tịch huyện thôi”, ông Thành nói.
Trước ý kiến này, Phó thủ tướng yêu cầu tỉnh Quảng Ninh báo cáo kỹ hơn về thẩm quyền của chức danh Trưởng Đặc khu Vân Đồn. Quảng Ninh tiếp tục hoàn thiện đề án và quy hoạch đặc khu Vân Đồn để trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Về phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, Phó thủ tướng đánh giá cao trong 7 tháng vừa qua, GRDP tăng 9,6% cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây và đang chuyển dịch từ “nâu” sang “xanh” khi giảm tỷ lệ thu ngân sách nhà nước từ than từ 57% năm 2011 xuống 51% năm 2016; tăng tỷ trọng dịch vụ lên 41,2% năm 2016.
Tổng thu ngân sách 7 tháng đầu năm đạt hơn 21.000 tỷ đồng, đạt 67% kế hoạch, trong đó thu nội địa chiếm 73%, đứng thứ 4 cả nước về kết quả thu nội địa.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và tỉnh Quảng Ninh trong điều kiện tiêu thụ than giảm phải tính toán cơ cấu lại hoạt động, đổi mới kỹ thuật, công nghệ để giảm chi phí khai thác than, gia tăng giá trị cho ngành công nghiệp quan trọng của Quảng Ninh.
Bên cạnh đó, Quảng Ninh triển khai hiệu quả công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả và hàng nhái.