“Lập thêm công ty tài chính là cần thiết”
Cùng với 9 công ty tài chính đã được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, gần 20 bộ hồ sơ hiện đang chờ cấp phép
Những ngày vừa qua, thị trường tài chính tiền tệ liên tục được chứng kiến sự ra mắt khá rầm rộ của hai công ty tài chính 100% vốn nước ngoài đầu tiên (Công ty Tài chính Prudential của Tập đoàn Prudential và Công ty Tài chính SG của Tập đoàn Société Générale).
Cùng với 9 công ty tài chính đã được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, gần 20 bộ hồ sơ hiện đang chờ cấp phép tại Ngân hàng Nhà nước.
“Lượng hồ sơ xin cấp phép lập công ty tài chính sẽ còn nhiều hơn nữa trong tương lai”, ông Trần Xuân Châu, Phó vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) nhận định trong cuộc trao đổi với chúng tôi.
Thưa ông, ngoài 9 công ty tài chính đã được cấp phép, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được bao nhiêu hồ sơ xin phép thành lập công ty tài chính?
Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép cho 9 công ty tài chính bao gồm: 7 công ty tài chính trực thuộc các tập đoàn, tổng công ty lớn của Việt Nam và 2 công ty tài chính 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng.
Đồng thời, chúng tôi cũng đã tiếp nhận khoảng 10 đơn và hồ sơ đề nghị thành lập công ty tài chính cổ phần và 6 đơn của các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới đề nghị thành lập công ty tài chính (hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng).
Số lượng các công ty tài chính như hiện nay và số hồ sơ đang chờ cấp phép khiến nhiều người liên tưởng tới một làn sóng mới đang dâng cao trong lĩnh vực này. Về phía Ngân hàng Nhà nước, ông cảm nhận điều này như thế nào?
Với số lượng hồ sơ đăng ký hiện nay, chúng tôi cho rằng không phải đã nhiều và trong tương lai chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa nếu loại hình này phát triển tốt và môi trường kinh tế Việt Nam thuận lợi.
Việc nhiều nhà đầu tư tại thời điểm này cùng nộp đơn đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp giấy phép chứng tỏ sự tin tưởng và kỳ vọng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng.
Theo chúng tôi, việc thành lập thêm các công ty tài chính sẽ góp phần tạo thêm 1 kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, đáp ứng được nhu cầu vay vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phục vụ kịp thời nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân – một lĩnh vực mà các tổ chức tín dụng vừa qua chưa đáp ứng được.
Tuy nhiên, với chức năng quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ xem xét chặt chẽ thận trọng và hạn chế khi cấp giấy phép để đảm bảo các công ty tài chính ra đời hoạt động được an toàn, hiệu quả và bền vững.
Theo ông, tại sao việc thành lập công ty tài chính lại tăng nhanh như vậy trong lúc này?
Theo tôi, có một số nguyên nhân khiến nhiều tổ chức muốn thành lập công ty tài chính như hiện nay.
Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh và ổn định. Việc hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực của Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm kiếm các lĩnh vực đầu tư hiệu quả, trong đó có mô hình hoạt động của công ty tài chính.
Thứ hai, các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam đã được ban hành tương đối đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty tài chính phát triển, hoạt động an toàn có hiệu quả.
Thứ ba, nhiều tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã không ngừng phát triển, do vậy cần có riêng tổ chức tài chính để phục vụ nhu cầu và đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tạo công cụ tài chính lớn để đầu tư ra ngoài tổng công ty, tập đoàn. Công ty tài chính sẽ là cầu nối cho các hoạt động này.
Thứ tư, các công ty tài chính thời gian qua họat động có hiệu quả, tỷ lệ sinh lời cao so với các ngành sản xuất kinh doanh khác trong khi hệ số rủi ro thấp. Điều này đã thúc đẩy các tập đoàn, tổng công ty đề nghị thành lập công ty tài chính dưới hình thức cổ phần như hiện nay.
Thứ năm, lĩnh vực đầu tư vào các ngành nghề mới, dịch vụ mới của các ngân hàng thương mại cổ phần hiện còn hạn chế trong khi nhu cầu vay vốn để đáp ứng yêu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân còn bỏ ngỏ.
Theo thống kê, tỷ lệ người dân tiếp cận với các dịch vụ tài chính ngân hàng tại Việt Nam chiếm một tỷ lệ thấp (khoảng dưới 10%). Do vậy nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài muốn sử dụng ngay chính nguồn vốn của họ để đầu tư cho vay trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng.
Thưa ông, liệu có hay không chuyện thành lập công ty tài chính là con đường vòng để tiếp cận thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam của các tổ chức tài chính nước ngoài khi mà điều kiện thành lập ngân hàng hiện nay không dễ?
Công ty tài chính là một tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Việc nhiều nơi đang đề nghị thành lập công ty tài chính chứng tỏ nhu cầu vốn cho nền kinh tế còn rất lớn.
Tuy nhiên, về phía Ngân hàng Nhà nước cũng rất thận trọng khi xem xét việc cho phép thành lập mới công ty tài chính trong nước cũng như nước ngoài.
Ngoài ra, các tổ chức tài chính nước ngoài khi làm hồ sơ xin phép thành lập công ty tài chính tại Việt Nam phải nêu rõ mục tiêu và chiến lược rất rõ ràng là: chủ yếu tập trung vào các hoạt động mà hiện nay tại Việt Nam còn bỏ ngỏ hoặc các ngân hàng thương mại ít quan tâm như: cho vay tiêu dùng đối với cá nhân, cho vay mua trả góp, phát hành thẻ...
Đó là nhu cầu thực tế và theo tôi không phải là con đường vòng để tiếp cận thị trường tài chinh tiền tệ tại Việt Nam.
Cùng với 9 công ty tài chính đã được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, gần 20 bộ hồ sơ hiện đang chờ cấp phép tại Ngân hàng Nhà nước.
“Lượng hồ sơ xin cấp phép lập công ty tài chính sẽ còn nhiều hơn nữa trong tương lai”, ông Trần Xuân Châu, Phó vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) nhận định trong cuộc trao đổi với chúng tôi.
Thưa ông, ngoài 9 công ty tài chính đã được cấp phép, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được bao nhiêu hồ sơ xin phép thành lập công ty tài chính?
Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép cho 9 công ty tài chính bao gồm: 7 công ty tài chính trực thuộc các tập đoàn, tổng công ty lớn của Việt Nam và 2 công ty tài chính 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng.
Đồng thời, chúng tôi cũng đã tiếp nhận khoảng 10 đơn và hồ sơ đề nghị thành lập công ty tài chính cổ phần và 6 đơn của các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới đề nghị thành lập công ty tài chính (hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng).
Số lượng các công ty tài chính như hiện nay và số hồ sơ đang chờ cấp phép khiến nhiều người liên tưởng tới một làn sóng mới đang dâng cao trong lĩnh vực này. Về phía Ngân hàng Nhà nước, ông cảm nhận điều này như thế nào?
Với số lượng hồ sơ đăng ký hiện nay, chúng tôi cho rằng không phải đã nhiều và trong tương lai chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa nếu loại hình này phát triển tốt và môi trường kinh tế Việt Nam thuận lợi.
Việc nhiều nhà đầu tư tại thời điểm này cùng nộp đơn đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp giấy phép chứng tỏ sự tin tưởng và kỳ vọng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng.
Theo chúng tôi, việc thành lập thêm các công ty tài chính sẽ góp phần tạo thêm 1 kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, đáp ứng được nhu cầu vay vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phục vụ kịp thời nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân – một lĩnh vực mà các tổ chức tín dụng vừa qua chưa đáp ứng được.
Tuy nhiên, với chức năng quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ xem xét chặt chẽ thận trọng và hạn chế khi cấp giấy phép để đảm bảo các công ty tài chính ra đời hoạt động được an toàn, hiệu quả và bền vững.
Theo ông, tại sao việc thành lập công ty tài chính lại tăng nhanh như vậy trong lúc này?
Theo tôi, có một số nguyên nhân khiến nhiều tổ chức muốn thành lập công ty tài chính như hiện nay.
Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh và ổn định. Việc hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực của Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm kiếm các lĩnh vực đầu tư hiệu quả, trong đó có mô hình hoạt động của công ty tài chính.
Thứ hai, các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam đã được ban hành tương đối đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty tài chính phát triển, hoạt động an toàn có hiệu quả.
Thứ ba, nhiều tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã không ngừng phát triển, do vậy cần có riêng tổ chức tài chính để phục vụ nhu cầu và đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tạo công cụ tài chính lớn để đầu tư ra ngoài tổng công ty, tập đoàn. Công ty tài chính sẽ là cầu nối cho các hoạt động này.
Thứ tư, các công ty tài chính thời gian qua họat động có hiệu quả, tỷ lệ sinh lời cao so với các ngành sản xuất kinh doanh khác trong khi hệ số rủi ro thấp. Điều này đã thúc đẩy các tập đoàn, tổng công ty đề nghị thành lập công ty tài chính dưới hình thức cổ phần như hiện nay.
Thứ năm, lĩnh vực đầu tư vào các ngành nghề mới, dịch vụ mới của các ngân hàng thương mại cổ phần hiện còn hạn chế trong khi nhu cầu vay vốn để đáp ứng yêu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân còn bỏ ngỏ.
Theo thống kê, tỷ lệ người dân tiếp cận với các dịch vụ tài chính ngân hàng tại Việt Nam chiếm một tỷ lệ thấp (khoảng dưới 10%). Do vậy nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài muốn sử dụng ngay chính nguồn vốn của họ để đầu tư cho vay trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng.
Thưa ông, liệu có hay không chuyện thành lập công ty tài chính là con đường vòng để tiếp cận thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam của các tổ chức tài chính nước ngoài khi mà điều kiện thành lập ngân hàng hiện nay không dễ?
Công ty tài chính là một tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Việc nhiều nơi đang đề nghị thành lập công ty tài chính chứng tỏ nhu cầu vốn cho nền kinh tế còn rất lớn.
Tuy nhiên, về phía Ngân hàng Nhà nước cũng rất thận trọng khi xem xét việc cho phép thành lập mới công ty tài chính trong nước cũng như nước ngoài.
Ngoài ra, các tổ chức tài chính nước ngoài khi làm hồ sơ xin phép thành lập công ty tài chính tại Việt Nam phải nêu rõ mục tiêu và chiến lược rất rõ ràng là: chủ yếu tập trung vào các hoạt động mà hiện nay tại Việt Nam còn bỏ ngỏ hoặc các ngân hàng thương mại ít quan tâm như: cho vay tiêu dùng đối với cá nhân, cho vay mua trả góp, phát hành thẻ...
Đó là nhu cầu thực tế và theo tôi không phải là con đường vòng để tiếp cận thị trường tài chinh tiền tệ tại Việt Nam.