Lệ phí tên miền sắp giảm 20 - 55%?
Lệ phí cấp, duy trì tên miền .vn sẽ giảm từ 20 - 55% so với hiện tại, theo dự thảo thông tư của Bộ Tài chính
Lệ phí cấp và duy trì tên miền .vn sẽ giảm từ 20% đến 55% so với mức hiện tại, theo dự thảo “Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí cấp phép và quản lý tên miền, địa chỉ Internet ở Việt Nam” của Bộ Tài chính.
Theo văn bản này (dự kiến ban hành vào quý 4 năm nay), với các tên miền cấp hai, lệ phí cấp mới sẽ giảm từ 450.000 đồng xuống còn 350.000 đồng, còn phí duy trì thu hàng năm giảm từ 600.000 đồng xuống 480.000 đồng.
Lệ phí cấp tên miền thương mại cấp 3 (com.vn, net.vn, biz.vn) sẽ giảm từ 450.000 đồng xuống còn 350.000 đồng, phí duy trì giảm còn 350.000 đồng so với mức phí hiện hành là 480.000 đồng. Trong khi, lệ phí cấp tên miền cấp 3 dùng chung (gov.vn, edu.vn hay hanoi.vn) còn 200.000 đồng (hiện là 450.000 đồng) và phí duy trì cũng là 200.000 đồng (hiện là 480.000 đồng).
Các tên miền tiếng Việt sẽ được miễn phí cả lệ phí cấp và phí duy trì hàng năm. Hiện tại, các cá nhân và tổ chức đăng ký tên miền cấp hai hoặc cấp 3 không dấu sẽ được miễn lệ phí cấp và phí duy trì một tên miền tiếng Việt. Các tên miền tiếng Việt đăng ký thêm cũng được miễn lệ phí cấp mới nhưng thu phí duy trì hàng năm là 160.000 đồng với một tên miền.
Đặc biệt, dự thảo lần đầu tiên đưa ra biểu phí với các tên miền cấp hai có 1 ký tự (ví dụ như www.t.vn) và hai ký tự. Lệ phí cấp các tên miền này có mức chung là 350.000 đồng, nhưng phí duy trì hàng năm của tên miền cấp hai có 1 ký tự là 40 triệu đồng và 10 triệu đồng với tên miền cấp hai có 2 ký tự.
Thử mạng 4G
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa đồng ý cho 5 doanh nghiệp gồm VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC và VTC được thử nghiệm mạng di động 4G trong vòng 1 năm.
Sau đó các doanh nghiệp trên sẽ phải đấu giá tần số để lấy giấy phép 4G. Theo Luật Viễn thông, sau khi đấu giá, doanh nghiệp được phép chuyển nhượng giấy phép. Việc đấu giá tần số là nhằm tránh tình trạng xin giấy phép để “giữ chỗ”.
Mặc dù đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng ý cho thử nghiệm mạng 4G, nhưng đến thời điểm này chưa có doanh nghiệp viễn thông nào tuyên bố cụ thể sẽ phát triển mạng 4G trên nền tảng công nghệ WiMAX hay LTE.
WiMAX đã được thương mại hóa trên thế giới từ vài năm nay nhưng đang gặp phải khó khăn do thiết bị đầu cuối ít và đắt. Trong khi đó, LTE được nhận định là công nghệ 4G chủ đạo trong tương lai nhưng đến nay cũng mới chỉ có vài nhà mạng thử nghiệm công nghệ này.
Trong một diễn biến khác có liên quan tới mạng di động, Viettel, MobiFone và VinaPhone sắp được rút 50% tiền đặt cọc 3G, tương đương với 3.750 tỷ đồng, sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đã hoàn tất các cam kết đầu tư cho 3G.
Theo cam kết khi thi tuyển 3G, trong vòng ba năm, MobiFone, VinaPhone, Viettel, liên danh EVN Telecom và Hanoi Telecom sẽ đầu tư hơn 33.000 tỷ đồng cho mạng lưới 3G với khoảng 30.000 trạm phát sóng 3G và đặt cọc 8.100 tỷ đồng. Trong đó, VinaPhone và MobiFone đã đặt cọc tổng cộng 3.000 tỷ đồng, Viettel đặt cọc 4.500 tỷ đồng.
Sau khi Bộ công bố kết quả đo kiểm 3G của 3 mạng này trong tháng 9, doanh nghiệp sẽ được rút 50% số tiền đặt cọc, tương đương với 3.750 tỷ đồng. Sau 3 năm cung cấp dịch vụ, nếu không vi phạm cam kết, 3 doanh nghiệp sẽ được rút toàn bộ 3.750 tỷ đặt cọc còn lại.
Thứ trưởng thường trực Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết, 6 tháng qua, hàng chục nhóm công tác đã tiến hành kiểm tra vùng phủ sóng và chất lượng dịch vụ 3G. Kết quả cho thấy, Viettel, MobiFone và Vinaphone đã thực hiện nghiêm túc cam kết trong hồ sơ thi tuyển 3G. Sắp tới, Bộ sẽ tiếp tục kiểm tra việc thực hiện cam kết của EVN Telecom.
Theo văn bản này (dự kiến ban hành vào quý 4 năm nay), với các tên miền cấp hai, lệ phí cấp mới sẽ giảm từ 450.000 đồng xuống còn 350.000 đồng, còn phí duy trì thu hàng năm giảm từ 600.000 đồng xuống 480.000 đồng.
Lệ phí cấp tên miền thương mại cấp 3 (com.vn, net.vn, biz.vn) sẽ giảm từ 450.000 đồng xuống còn 350.000 đồng, phí duy trì giảm còn 350.000 đồng so với mức phí hiện hành là 480.000 đồng. Trong khi, lệ phí cấp tên miền cấp 3 dùng chung (gov.vn, edu.vn hay hanoi.vn) còn 200.000 đồng (hiện là 450.000 đồng) và phí duy trì cũng là 200.000 đồng (hiện là 480.000 đồng).
Các tên miền tiếng Việt sẽ được miễn phí cả lệ phí cấp và phí duy trì hàng năm. Hiện tại, các cá nhân và tổ chức đăng ký tên miền cấp hai hoặc cấp 3 không dấu sẽ được miễn lệ phí cấp và phí duy trì một tên miền tiếng Việt. Các tên miền tiếng Việt đăng ký thêm cũng được miễn lệ phí cấp mới nhưng thu phí duy trì hàng năm là 160.000 đồng với một tên miền.
Đặc biệt, dự thảo lần đầu tiên đưa ra biểu phí với các tên miền cấp hai có 1 ký tự (ví dụ như www.t.vn) và hai ký tự. Lệ phí cấp các tên miền này có mức chung là 350.000 đồng, nhưng phí duy trì hàng năm của tên miền cấp hai có 1 ký tự là 40 triệu đồng và 10 triệu đồng với tên miền cấp hai có 2 ký tự.
Thử mạng 4G
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa đồng ý cho 5 doanh nghiệp gồm VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC và VTC được thử nghiệm mạng di động 4G trong vòng 1 năm.
Sau đó các doanh nghiệp trên sẽ phải đấu giá tần số để lấy giấy phép 4G. Theo Luật Viễn thông, sau khi đấu giá, doanh nghiệp được phép chuyển nhượng giấy phép. Việc đấu giá tần số là nhằm tránh tình trạng xin giấy phép để “giữ chỗ”.
Mặc dù đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng ý cho thử nghiệm mạng 4G, nhưng đến thời điểm này chưa có doanh nghiệp viễn thông nào tuyên bố cụ thể sẽ phát triển mạng 4G trên nền tảng công nghệ WiMAX hay LTE.
WiMAX đã được thương mại hóa trên thế giới từ vài năm nay nhưng đang gặp phải khó khăn do thiết bị đầu cuối ít và đắt. Trong khi đó, LTE được nhận định là công nghệ 4G chủ đạo trong tương lai nhưng đến nay cũng mới chỉ có vài nhà mạng thử nghiệm công nghệ này.
Trong một diễn biến khác có liên quan tới mạng di động, Viettel, MobiFone và VinaPhone sắp được rút 50% tiền đặt cọc 3G, tương đương với 3.750 tỷ đồng, sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đã hoàn tất các cam kết đầu tư cho 3G.
Theo cam kết khi thi tuyển 3G, trong vòng ba năm, MobiFone, VinaPhone, Viettel, liên danh EVN Telecom và Hanoi Telecom sẽ đầu tư hơn 33.000 tỷ đồng cho mạng lưới 3G với khoảng 30.000 trạm phát sóng 3G và đặt cọc 8.100 tỷ đồng. Trong đó, VinaPhone và MobiFone đã đặt cọc tổng cộng 3.000 tỷ đồng, Viettel đặt cọc 4.500 tỷ đồng.
Sau khi Bộ công bố kết quả đo kiểm 3G của 3 mạng này trong tháng 9, doanh nghiệp sẽ được rút 50% số tiền đặt cọc, tương đương với 3.750 tỷ đồng. Sau 3 năm cung cấp dịch vụ, nếu không vi phạm cam kết, 3 doanh nghiệp sẽ được rút toàn bộ 3.750 tỷ đặt cọc còn lại.
Thứ trưởng thường trực Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết, 6 tháng qua, hàng chục nhóm công tác đã tiến hành kiểm tra vùng phủ sóng và chất lượng dịch vụ 3G. Kết quả cho thấy, Viettel, MobiFone và Vinaphone đã thực hiện nghiêm túc cam kết trong hồ sơ thi tuyển 3G. Sắp tới, Bộ sẽ tiếp tục kiểm tra việc thực hiện cam kết của EVN Telecom.