Lenovo sắp trở thành hãng sản xuất PC lớn nhất thế giới
Việc Lenovo giành ngôi vị hãng sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới từ HP có thể diễn ra trong năm nay
Việc hãng Lenovo của Trung Quốc giành ngôi vị hãng sản xuất máy tính cá nhân (PC) lớn nhất thế giới từ đối thủ Mỹ Hewlett-Packard (HP), có thể diễn ra trong năm nay. Đây sẽ là lần đầu tiên một công ty Trung Quốc giành vị trí số 1 trong lĩnh vực công nghệ của thế giới.
Đà vươn lên vị trí đầu bảng của nhà sản xuất máy tính ThinkPad cho thấy sự tiến bộ của các hãng công nghệ Trung Quốc trên thị trường thế giới trong những năm gần đây, nhờ sự kết hợp giữa mức giá sản phẩm rẻ, các thương vụ thâu tóm ở nước ngoài, và lợi thế thị trường “sân nhà” đang phát triển với tốc độ cao.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cảnh báo rằng, để có được ngôi vị số 1 về thị phần, Lenovo có thể phải trả giá bằng tỷ suất lợi nhuận. Bên cạnh đó, hãng còn đối mặt với tốc độ tăng trưởng chậm lại trên thị trường PC và sự cạnh tranh khốc liệt ở lĩnh vực máy tính bảng.
“Việc Lenovo trở thành hãng máy tính cá nhân số 1 sớm muộn gì cũng diễn ra. Sẽ không có gì là ngạc nhiên nếu điều đó xảy ra trong năm nay”, ông Frederick Wong, Giám đốc điều hành của quỹ Avant Capital Management ở Hồng Kông, nhận định với hãng tin Reuters. Nhưng theo ông, cạnh tranh trên thị trường máy tính bảng và triển vọng tăng trưởng suy giảm của thị trường PC có thể gây áp lực cho Lenovo.
Lenovo đã trở thành hãng máy tính cá nhân lớn thứ hai về doanh số trong quý 3/2011. Trong quý 2 năm nay, hãng này chiếm 14,9% thị phần PC toàn cầu, chỉ kém 0,6% so với mức 15,5% của HP, theo số liệu do hãng nghiên cứu IDC. Số liệu từ hãng nghiên cứu Gartner còn cho thấy khoảng cách hẹp hơn, với thị phần của Lenovo chỉ thua HP có 0,2 điểm phần trăm.
Sức mạnh mà Lenovo có được hiện nay một phần là nhờ việc hãng mua lại công ty Medio của Đức và thành lập liên doanh với hãng NEC của Nhật vào năm ngoái, cũng như vụ thâu tóm mảng PC của hãng IBM vào năm 2005.
Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu của Lenovo đã tăng khoảng 16%, trong khi giá cổ phiếu của các đối HP, Dell và Acer cùng đi xuống. Nhưng tỷ suất lợi nhuận của Lenovo đang thu hẹp. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động của Lenovo trong quý 2 là 1,4%, so với mức 7,4% của HP và 6,2% của Dell.
“HP, Dell và Acer đều đã có sự chuyển hướng trong cuộc đua trên thị trường PC. Điều này tạo cơ hội cho Lenovo giành được thế thượng phong về doanh số, nhưng ưu thế của hãng chỉ là số máy tính bán được chứ không phải là tỷ suất lợi nhuận”, nhà phân tích Dickie Chang thuộc hãng IDC ở Hồng Kông nhận xét.
Một rủi ro khác là tốc độ tăng trưởng đang chậm lại trên thị trường máy tính cá nhân cũng như nền kinh tế toàn cầu, bao gồm sân nhà của Lenovo. Thị trường Trung Quốc hiện chiếm khoảng 42% tổng doanh thu của Lenovo, trong đó phần lớn là doanh thu từ PC.
Trong quý 2 vừa qua, tăng trưởng doanh số của thị trường PC toàn cầu gần như đi ngang, đánh dấu tháng thứ 7 liên tục tăng trưởng ở mức thấp 0 - 5%. Theo dự báo, nhu cầu PC toàn cầu có thể tăng trong năm nay nhờ phần mềm hệ điều hành Windows 8 của Microsoft được tung ra.
Tuy nhiên, cạnh tranh ở phân khúc máy tính bảng, lĩnh vực không phải là thế mạnh của Lenovo, được nhận định sẽ gia tăng do Windows 8 được thiết kế để chạy trên cả máy tính xách tay lẫn máy tính bảng.
Cũng trong lĩnh vực công nghệ, hãng Huawei của Trung Quốc trước đây được dự báo sẽ vượt qua hãng Ericsson của Thụy Điển về doanh số trong năm 2011. Tuy nhiên, sự suy giảm chi tiêu của ngành viễn thông, tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường di động và những khó khăn mà Huawei gặp phải khi tiếp cận thị trường Mỹ đã khiến hãng này chưa đạt được kỳ vọng.
Đà vươn lên vị trí đầu bảng của nhà sản xuất máy tính ThinkPad cho thấy sự tiến bộ của các hãng công nghệ Trung Quốc trên thị trường thế giới trong những năm gần đây, nhờ sự kết hợp giữa mức giá sản phẩm rẻ, các thương vụ thâu tóm ở nước ngoài, và lợi thế thị trường “sân nhà” đang phát triển với tốc độ cao.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cảnh báo rằng, để có được ngôi vị số 1 về thị phần, Lenovo có thể phải trả giá bằng tỷ suất lợi nhuận. Bên cạnh đó, hãng còn đối mặt với tốc độ tăng trưởng chậm lại trên thị trường PC và sự cạnh tranh khốc liệt ở lĩnh vực máy tính bảng.
“Việc Lenovo trở thành hãng máy tính cá nhân số 1 sớm muộn gì cũng diễn ra. Sẽ không có gì là ngạc nhiên nếu điều đó xảy ra trong năm nay”, ông Frederick Wong, Giám đốc điều hành của quỹ Avant Capital Management ở Hồng Kông, nhận định với hãng tin Reuters. Nhưng theo ông, cạnh tranh trên thị trường máy tính bảng và triển vọng tăng trưởng suy giảm của thị trường PC có thể gây áp lực cho Lenovo.
Lenovo đã trở thành hãng máy tính cá nhân lớn thứ hai về doanh số trong quý 3/2011. Trong quý 2 năm nay, hãng này chiếm 14,9% thị phần PC toàn cầu, chỉ kém 0,6% so với mức 15,5% của HP, theo số liệu do hãng nghiên cứu IDC. Số liệu từ hãng nghiên cứu Gartner còn cho thấy khoảng cách hẹp hơn, với thị phần của Lenovo chỉ thua HP có 0,2 điểm phần trăm.
Sức mạnh mà Lenovo có được hiện nay một phần là nhờ việc hãng mua lại công ty Medio của Đức và thành lập liên doanh với hãng NEC của Nhật vào năm ngoái, cũng như vụ thâu tóm mảng PC của hãng IBM vào năm 2005.
Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu của Lenovo đã tăng khoảng 16%, trong khi giá cổ phiếu của các đối HP, Dell và Acer cùng đi xuống. Nhưng tỷ suất lợi nhuận của Lenovo đang thu hẹp. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động của Lenovo trong quý 2 là 1,4%, so với mức 7,4% của HP và 6,2% của Dell.
“HP, Dell và Acer đều đã có sự chuyển hướng trong cuộc đua trên thị trường PC. Điều này tạo cơ hội cho Lenovo giành được thế thượng phong về doanh số, nhưng ưu thế của hãng chỉ là số máy tính bán được chứ không phải là tỷ suất lợi nhuận”, nhà phân tích Dickie Chang thuộc hãng IDC ở Hồng Kông nhận xét.
Một rủi ro khác là tốc độ tăng trưởng đang chậm lại trên thị trường máy tính cá nhân cũng như nền kinh tế toàn cầu, bao gồm sân nhà của Lenovo. Thị trường Trung Quốc hiện chiếm khoảng 42% tổng doanh thu của Lenovo, trong đó phần lớn là doanh thu từ PC.
Trong quý 2 vừa qua, tăng trưởng doanh số của thị trường PC toàn cầu gần như đi ngang, đánh dấu tháng thứ 7 liên tục tăng trưởng ở mức thấp 0 - 5%. Theo dự báo, nhu cầu PC toàn cầu có thể tăng trong năm nay nhờ phần mềm hệ điều hành Windows 8 của Microsoft được tung ra.
Tuy nhiên, cạnh tranh ở phân khúc máy tính bảng, lĩnh vực không phải là thế mạnh của Lenovo, được nhận định sẽ gia tăng do Windows 8 được thiết kế để chạy trên cả máy tính xách tay lẫn máy tính bảng.
Cũng trong lĩnh vực công nghệ, hãng Huawei của Trung Quốc trước đây được dự báo sẽ vượt qua hãng Ericsson của Thụy Điển về doanh số trong năm 2011. Tuy nhiên, sự suy giảm chi tiêu của ngành viễn thông, tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường di động và những khó khăn mà Huawei gặp phải khi tiếp cận thị trường Mỹ đã khiến hãng này chưa đạt được kỳ vọng.