“LG sẽ cạnh tranh bằng sản phẩm cao cấp”
Hỏi chuyện ông Lee Jae Sung, Tổng giám đốc LG Electronics Việt Nam (LGE Vietnam)
Hỏi chuyện ông Lee Jae Sung, Tổng giám đốc LG Electronics Việt Nam (LGE Vietnam).
Thưa ông, được biết từ ngày 1/1/2008, các doanh nghiệp FDI được quyền nhập khẩu và bán lẻ sản phẩm điện tử, điện lạnh tại Việt Nam. Liệu việc này có ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất và nhập khẩu của LGE Vietnam hay không?
Câu trả lời của tôi là không. Ngược lại, so với năm ngoái, LGE Vietnam đã tăng sản lượng sản xuất một số sản phẩm cao cấp. Sở dĩ như vậy là vì hiện nay, chi phí sản xuất tại Việt Nam của LG vẫn thấp hơn trong tương quan so sánh với chi phí nhập khẩu cùng một sản phẩm nhất định.
Mức thuế dành cho các sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) không giảm thiểu bằng 0. Hơn nữa, thị trường Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng với nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm điện tử, điện lạnh.
Trước đây, nếu như chúng tôi chỉ tập trung nhập khẩu nguyên chiếc các sản phẩm cao cấp, thì giờ đây trong kế hoạch, chúng tôi sẽ tăng cường việc phát triển những dòng sản phẩm này ngay tại Việt Nam, bởi nhu cầu của thị trường Việt Nam đang tăng và người tiêu dùng Việt Nam lúc này quan tâm hơn bao giờ hết đến vấn đề công nghệ của sản phẩm.
Một ví dụ rõ ràng có thể nhận thấy là nhu cầu cho màn hình máy tính LCD hiện nay cao hơn rất nhiều so với màn hình CRT.
Nhiều ý kiến cho rằng sau ngày 1/1/2008, khi các doanh nghiệp FDI được quyền nhập khẩu và bán lẻ trên thị trường Việt Nam, sẽ có nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa nhà máy ngừng sản xuất hoặc phá sản. Xin ông cho biết ý kiến về vấn đề này?
Tôi không nghĩ vậy. Môi trường kinh doanh thay đổi thì phương thức quản lý trong kinh doanh của các công ty cũng sẽ thay đổi. Các doanh nghiệp sẽ tăng mạnh việc sản xuất các sản phẩm cao cấp để cạnh tranh và tồn tại.
Có thể lấy LGE Vietnam là một ví dụ, chúng tôi sẽ tập trung tăng cường sản xuất các sản phẩm cao cấp như điều hoà thương mại, LCD và TV plasma TV, tủ lạnh Side by side, máy giặt lồng ngang...
Tháng 8 vừa qua, Bộ Tài chính đã giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng điện tử. Sau quyết định đó, giá các sản phẩm của LG trên thị trường Việt Nam có giảm so cùng kỳ năm ngoái không, thưa ông?
Nhìn chung giá cả có thể giảm song nguyên nhân là do sự cạnh tranh trên thị trường, chính sách giá cả của các nhà sản xuất, chứ không phải đơn thuần là do giảm thuế nhập khẩu.
Tuy nhiên, chúng tôi không hề có ý định giảm giá các dòng sản phẩm cao cấp nhập khẩu bởi trong chiến lược cạnh tranh của các mặt hàng cao cấp, giá cả không phải là một công cụ chiến lược mà phải là tính năng, thiết kế...
Ông dự đoán thế nào về thị trường điện tử, điện lạnh Việt Nam từ nay đến hết năm 2007?
Thị trường các sản phẩm điện tử và điện lạnh của Việt Nam trong thời gian tới sẽ rất sôi động. Như tôi đã nói, người tiêu dùng Việt Nam thích nghi rất nhanh với công nghệ và luôn đòi hỏi những cái mới trong công nghệ của một sản phẩm.
Thêm vào đó, nửa cuối năm được coi là mùa mua sắm, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm điện gia dụng không những không giảm mà còn tăng rất mạnh.
Thưa ông, được biết từ ngày 1/1/2008, các doanh nghiệp FDI được quyền nhập khẩu và bán lẻ sản phẩm điện tử, điện lạnh tại Việt Nam. Liệu việc này có ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất và nhập khẩu của LGE Vietnam hay không?
Câu trả lời của tôi là không. Ngược lại, so với năm ngoái, LGE Vietnam đã tăng sản lượng sản xuất một số sản phẩm cao cấp. Sở dĩ như vậy là vì hiện nay, chi phí sản xuất tại Việt Nam của LG vẫn thấp hơn trong tương quan so sánh với chi phí nhập khẩu cùng một sản phẩm nhất định.
Mức thuế dành cho các sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) không giảm thiểu bằng 0. Hơn nữa, thị trường Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng với nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm điện tử, điện lạnh.
Trước đây, nếu như chúng tôi chỉ tập trung nhập khẩu nguyên chiếc các sản phẩm cao cấp, thì giờ đây trong kế hoạch, chúng tôi sẽ tăng cường việc phát triển những dòng sản phẩm này ngay tại Việt Nam, bởi nhu cầu của thị trường Việt Nam đang tăng và người tiêu dùng Việt Nam lúc này quan tâm hơn bao giờ hết đến vấn đề công nghệ của sản phẩm.
Một ví dụ rõ ràng có thể nhận thấy là nhu cầu cho màn hình máy tính LCD hiện nay cao hơn rất nhiều so với màn hình CRT.
Nhiều ý kiến cho rằng sau ngày 1/1/2008, khi các doanh nghiệp FDI được quyền nhập khẩu và bán lẻ trên thị trường Việt Nam, sẽ có nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa nhà máy ngừng sản xuất hoặc phá sản. Xin ông cho biết ý kiến về vấn đề này?
Tôi không nghĩ vậy. Môi trường kinh doanh thay đổi thì phương thức quản lý trong kinh doanh của các công ty cũng sẽ thay đổi. Các doanh nghiệp sẽ tăng mạnh việc sản xuất các sản phẩm cao cấp để cạnh tranh và tồn tại.
Có thể lấy LGE Vietnam là một ví dụ, chúng tôi sẽ tập trung tăng cường sản xuất các sản phẩm cao cấp như điều hoà thương mại, LCD và TV plasma TV, tủ lạnh Side by side, máy giặt lồng ngang...
Tháng 8 vừa qua, Bộ Tài chính đã giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng điện tử. Sau quyết định đó, giá các sản phẩm của LG trên thị trường Việt Nam có giảm so cùng kỳ năm ngoái không, thưa ông?
Nhìn chung giá cả có thể giảm song nguyên nhân là do sự cạnh tranh trên thị trường, chính sách giá cả của các nhà sản xuất, chứ không phải đơn thuần là do giảm thuế nhập khẩu.
Tuy nhiên, chúng tôi không hề có ý định giảm giá các dòng sản phẩm cao cấp nhập khẩu bởi trong chiến lược cạnh tranh của các mặt hàng cao cấp, giá cả không phải là một công cụ chiến lược mà phải là tính năng, thiết kế...
Ông dự đoán thế nào về thị trường điện tử, điện lạnh Việt Nam từ nay đến hết năm 2007?
Thị trường các sản phẩm điện tử và điện lạnh của Việt Nam trong thời gian tới sẽ rất sôi động. Như tôi đã nói, người tiêu dùng Việt Nam thích nghi rất nhanh với công nghệ và luôn đòi hỏi những cái mới trong công nghệ của một sản phẩm.
Thêm vào đó, nửa cuối năm được coi là mùa mua sắm, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm điện gia dụng không những không giảm mà còn tăng rất mạnh.