10:36 15/10/2013

Liệu sữa nội có “lên ngôi”?

Thu Hương

Trong các hãng sữa nội, TH true MILK đã tự chủ về nguồn nguyên liệu đầu vào

Trang trại TH true MILK.<br>
Trang trại TH true MILK.<br>
Năm 2012, Việt Nam tiêu thụ khoảng 65.000 tấn sữa bột, trong đó 70% là sữa nhập ngoại, 30% là sữa nội. Sữa ngoại có giá trung bình khoảng 400.000 đồng/kg, sữa nội có mức giá khoảng 280.000 đồng/kg.

Dù rằng, giá sữa ngoại cao gấp 2,5 lần sữa nội nhưng ở thị trường sữa Việt Nam, phân khúc sữa bột vẫn được coi là “sân chơi chính” của các hãng sữa ngoại.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, tâm lý vì tình thương con nên các gia đình dù thu nhập chưa cao những vẫn dành tiền mua cho con những sản phẩm sữa giá rất đắt. Trong thời gian qua, cũng có vài sự cố liên quan đến chất lượng sữa, khiến nhiều người tiêu dùng đã xuất hiện tâm lý thận trọng sữa, quan tâm đến yêu tố chất lượng và an toàn hơn là về giá.

Từ đầu tháng 8/2013, nhiều hãng sữa đã điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm thêm 10 - 15%, có loại tăng 20%. Đây là lần thứ 5, tính từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng này được điều chỉnh tăng. Đặc biệt, nhiều thời điểm giá nguyên liệu và giá sữa trên thế giới không tăng nhưng giá sữa ngoại trong nước vẫn tăng đều.

Thêm vào đó, khi chuyển từ Pháp lệnh về giá sang Luật Giá, nhiều doanh nghiệp sữa đã lách bằng cách không đăng ký là “sữa” mà thay vào đó là “sản phẩm dinh dưỡng bổ sung”. Và như vậy, cơ quan quản lý giá không có quyền yêu cầu các doanh nghiệp này phải đăng ký giá bán. Hậu quả là các hãng sữa lại tiếp tục đẩy giá lên cao.

Trước những bất cập đó, ngày 12/9/2013, Văn phòng Chính phủ đã có công văn 7607 về việc Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Tài chính phải báo cáo việc đưa mặt hàng sữa vào danh mục thực phẩm bổ sung làm cho giá sữa tăng cao để xem xét, xử lý.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu các Bộ Y tế, Tài chính, Công Thương phải quản lý mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của luật giá. Kết quả là, từ 20/11/2013, các sản phẩm này sẽ quay trở về nằm trong danh mục hàng hóa phải bình ổn giá do Bộ Tài chính quản lý. Bộ Y tế đã chính thức ban hành danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá.
 
Trong các hãng sữa nội, TH true Milk đã tự chủ về nguồn nguyên liệu đầu vào, tuy nhiên, hãng này mới gia nhập thị trường được gần ba năm và mới chỉ tham gia thị trường ở phân khúc sữa tươi. Đại diện TH true Milk cho biết, đầu tư phát triển đàn bò theo hướng hiện đại hóa công nghệ cao, tự chủ về nguồn nguyên liệu là yếu tố then chốt nhất để tạo nên cuộc cách mạng về sữa tươi sạch tại Việt Nam của TH true Milk.

Theo hướng này, tổng số bò sữa năm 2013 của TH đạt 45.000 con và 137.000 con vào năm 2017, 203.000 con vào năm 2020, chiếm 50% tổng đàn bò trong cả nước. Xu hướng tiêu dùng xanh và những diễn biến trên thị trường thời gian qua, đang mở ra cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp sản xuất sữa trong nước.

Trước mắt, cơ hội để các hãng sữa trong nước vươn lên chiếm lĩnh thị trường là phân khúc thị trường sữa tươi, vì trong nước hiện mới đáp ứng khoảng 30%, còn lại 70% là sử dụng sữa hoàn nguyên (loại sữa này lại chủ yếu nhập nguyên liệu ngoại rồi pha chế lại thành sữa tiệt trùng), để dần dần chuyển dịch người tiêu dùng chuyển sang dùng sữa tươi thay cho sữa bột.

Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và tạo môi trường phát triển lành mạnh cho ngành sữa Việt Nam thì các cơ quan chức năng cần tiến hành kiểm tra, rà soát lại thị trường sữa, phân loại ngay tất cả các sản phẩm đủ tiêu chuẩn lưu hành và cấm các sản phẩm sữa không đủ tiêu chuẩn lưu hành.

“Đồng thời, các cơ quan quản lý cũng cần yêu cầu tất cả các cơ sở sản xuất, gia công, kinh doanh sữa phải công khai, minh bạch các thông tin ghi trên bao bì, nhãn mác xuất xứ nguyên liệu đầu vào thì người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm, mua sản phẩm như mong muốn và đúng chất lượng”, ông Ngô Minh Hải, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chuỗi thực phẩm TH, nói.

(Nguồn: TH true Milk)