Lo Ebola, doanh nghiệp Trung Quốc chạy khỏi châu Phi
Sự tháo chạy này càng khiến ảnh hưởng của dịch Ebola đối với kinh tế khu vực Tây Phi thêm phần tồi tệ
Bất chấp nội chiến và các cuộc đảo chính quân sự ở châu Phi, các công ty Trung Quốc vẫn đổ tới “lục địa đen” để làm ăn trong những năm gần đây. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi khi dịch Ebola bùng phát.
Theo tờ Wall Street Journal, các công ty Trung Quốc đang sơ tán mạnh công nhân khỏi các nước có dịch Ebola tại Tây Phi, khiến hoạt động thương mại tại các nước này suy giảm và các dự án quan trọng rơi vào đình trệ. Sự tháo chạy này càng khiến ảnh hưởng của dịch Ebola đối với kinh tế khu vực Tây Phi thêm phần tồi tệ.
Năm ngoái, thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và 3 quốc gia tâm dịch Ebola là Liberia, Sierra Leone, và Guine đạt mức 5,1 tỷ USD. Khi dịch Ebola xuất hiện, nhu cầu của Trung Quốc đối với các loại hàng hóa mà các nước này sản xuất, chẳng hạn quặng bauxite của Guinea, suy giảm mạnh.
Ở Liberia, một dự án trị cải tạo đường bộ trị giá 80 triệu USD do Ngân hàng Thế giới (WB) rót vốn đã rơi vào đình trệ sau khi nhà thầu Trung Quốc - công ty China Henan International Cooperation Group - rút hầu hết công nhân khỏi nước này vào tháng 8. Hiện chưa rõ cho tới bao giờ dự án này mới được thi công trở lại.
Trung Quốc chưa công bố kế hoạch sơ tán công dân khỏi vùng dịch Ebola, nhưng số liệu chính thức cho thấy, số lượng công dân Trung Quốc sống và làm việc tại các nước bị ảnh hưởng đã giảm mạnh.
Vào tháng 8, Bộ Công Thương Trung Quốc cho biết có khoảng 20.000 người nước này sống ở các quốc gia có dịch Ebola, làm việc trong các dự án làm đường, khai mỏ và nông nghiệp. Còn hiện tại, theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, số người Trung Quốc sống ở khu vực có dịch Ebola chỉ còn khoảng 10.000 người, tức là giảm khoảng một nửa so với cách đây 2 tháng.
Sự tháo chạy của các công ty Trung Quốc khỏi Tây Phi được cảm nhận rõ hơn cả ở Sierra Leone. Những nhà hàng nhìn ra Đại Tây Dương ngày nào còn đông chật khách Trung Quốc giờ vắng bóng người. Những chiếc xe cấp cứu chở bệnh nhân Ebola thay thế cho những chiếc xe chở công nhân Trung Quốc tới công trường.
China Civil Engineering Construction, một công ty xây dựng Trung Quốc ở Sierra Leone, đã đưa kỹ sư và nhiều công nhân về nước, gác lại các dự án ở đây. Nhà khai mỏ Trung Quốc China Kingho Energy Group cũng cho lãnh đạo công ty ở Sierra Leone về nước, tạm hoãn dự án khai mỏ sắt lớn được công bố hồi đầu năm.
Khách sạn Bintumani Hotel trước đây vốn thường đón các đoàn doanh nhân đến từ Trung Quốc nay chuyển thành nơi ở cho các nhân viên y tế được Bắc Kinh cử sang giúp Sierra Leone chống dịch Ebola. Đến nay, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều cam kết giúp Tây Phi chống Ebola, bao gồm khoản đóng góp 6 triệu USD cho Chương trình Nông lương (FAO) của Liên hiệp quốc để cung cấp lương thực cho khu vực bị ảnh hưởng.
Một số ông chủ Trung Quốc vẫn đang chờ “cơn bão” Ebola ở Tây Phi qua đi để tiếp tục làm ăn. “Ebola có thật, nhưng các cơ hội kinh doanh vẫn có thật”, ông Zhang Wenguo, Phó giám đốc khách sạn Bintumani, nói.
Nhưng cũng có không ít người cảm thấy lo sợ. Giám đốc một công ty chế biến hải sản đến từ Thanh Đảo, Trung Quốc, nói, ông sẽ ở Sierra Leone 1 tháng để xem xét tình hình trước khi quyết định sẽ đi hay ở. Ông này nói, hiện rất khó đưa được công nhân lành nghề ở Trung Quốc sang, trong khi những công nhân còn đang ở Sierra Leone lại muốn về nước vì sợ Ebola.
“Tôi không cho là Sierra Leone sẽ sớm thoát khỏi Ebola”, ông này nói.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 21/10 đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực tiểu Sahara châu Phi xuống 5% từ mức 5,5% trước đó, một phần do ảnh hưởng từ dịch Ebola. Theo Bloomberg, tác động kinh tế của dịch Ebola không chỉ hạn chế ở các quốc gia có dịch mà đã lan ra gần như toàn bộ châu Phi.
Các doanh nghiệp nước ngoài đã hủy hàng loạt sự kiện dự kiến tổ chức ở “lục địa đen”, các nhà đầu tư nước ngoài sợ Ebola không dám bay tới châu Phi, trong khi các công ty đa quốc gia được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ. Với nền kinh tế châu Phi phụ thuộc rất nhiều vào vốn đầu tư nước ngoài và nhạy cảm với các cú sốc dù nhỏ, dịch Ebola đang thực sự trở thành một “cơn ác mộng” kinh tế đối với khu vực này.
Theo tờ Wall Street Journal, các công ty Trung Quốc đang sơ tán mạnh công nhân khỏi các nước có dịch Ebola tại Tây Phi, khiến hoạt động thương mại tại các nước này suy giảm và các dự án quan trọng rơi vào đình trệ. Sự tháo chạy này càng khiến ảnh hưởng của dịch Ebola đối với kinh tế khu vực Tây Phi thêm phần tồi tệ.
Năm ngoái, thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và 3 quốc gia tâm dịch Ebola là Liberia, Sierra Leone, và Guine đạt mức 5,1 tỷ USD. Khi dịch Ebola xuất hiện, nhu cầu của Trung Quốc đối với các loại hàng hóa mà các nước này sản xuất, chẳng hạn quặng bauxite của Guinea, suy giảm mạnh.
Ở Liberia, một dự án trị cải tạo đường bộ trị giá 80 triệu USD do Ngân hàng Thế giới (WB) rót vốn đã rơi vào đình trệ sau khi nhà thầu Trung Quốc - công ty China Henan International Cooperation Group - rút hầu hết công nhân khỏi nước này vào tháng 8. Hiện chưa rõ cho tới bao giờ dự án này mới được thi công trở lại.
Trung Quốc chưa công bố kế hoạch sơ tán công dân khỏi vùng dịch Ebola, nhưng số liệu chính thức cho thấy, số lượng công dân Trung Quốc sống và làm việc tại các nước bị ảnh hưởng đã giảm mạnh.
Vào tháng 8, Bộ Công Thương Trung Quốc cho biết có khoảng 20.000 người nước này sống ở các quốc gia có dịch Ebola, làm việc trong các dự án làm đường, khai mỏ và nông nghiệp. Còn hiện tại, theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, số người Trung Quốc sống ở khu vực có dịch Ebola chỉ còn khoảng 10.000 người, tức là giảm khoảng một nửa so với cách đây 2 tháng.
Sự tháo chạy của các công ty Trung Quốc khỏi Tây Phi được cảm nhận rõ hơn cả ở Sierra Leone. Những nhà hàng nhìn ra Đại Tây Dương ngày nào còn đông chật khách Trung Quốc giờ vắng bóng người. Những chiếc xe cấp cứu chở bệnh nhân Ebola thay thế cho những chiếc xe chở công nhân Trung Quốc tới công trường.
China Civil Engineering Construction, một công ty xây dựng Trung Quốc ở Sierra Leone, đã đưa kỹ sư và nhiều công nhân về nước, gác lại các dự án ở đây. Nhà khai mỏ Trung Quốc China Kingho Energy Group cũng cho lãnh đạo công ty ở Sierra Leone về nước, tạm hoãn dự án khai mỏ sắt lớn được công bố hồi đầu năm.
Khách sạn Bintumani Hotel trước đây vốn thường đón các đoàn doanh nhân đến từ Trung Quốc nay chuyển thành nơi ở cho các nhân viên y tế được Bắc Kinh cử sang giúp Sierra Leone chống dịch Ebola. Đến nay, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều cam kết giúp Tây Phi chống Ebola, bao gồm khoản đóng góp 6 triệu USD cho Chương trình Nông lương (FAO) của Liên hiệp quốc để cung cấp lương thực cho khu vực bị ảnh hưởng.
Một số ông chủ Trung Quốc vẫn đang chờ “cơn bão” Ebola ở Tây Phi qua đi để tiếp tục làm ăn. “Ebola có thật, nhưng các cơ hội kinh doanh vẫn có thật”, ông Zhang Wenguo, Phó giám đốc khách sạn Bintumani, nói.
Nhưng cũng có không ít người cảm thấy lo sợ. Giám đốc một công ty chế biến hải sản đến từ Thanh Đảo, Trung Quốc, nói, ông sẽ ở Sierra Leone 1 tháng để xem xét tình hình trước khi quyết định sẽ đi hay ở. Ông này nói, hiện rất khó đưa được công nhân lành nghề ở Trung Quốc sang, trong khi những công nhân còn đang ở Sierra Leone lại muốn về nước vì sợ Ebola.
“Tôi không cho là Sierra Leone sẽ sớm thoát khỏi Ebola”, ông này nói.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 21/10 đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực tiểu Sahara châu Phi xuống 5% từ mức 5,5% trước đó, một phần do ảnh hưởng từ dịch Ebola. Theo Bloomberg, tác động kinh tế của dịch Ebola không chỉ hạn chế ở các quốc gia có dịch mà đã lan ra gần như toàn bộ châu Phi.
Các doanh nghiệp nước ngoài đã hủy hàng loạt sự kiện dự kiến tổ chức ở “lục địa đen”, các nhà đầu tư nước ngoài sợ Ebola không dám bay tới châu Phi, trong khi các công ty đa quốc gia được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ. Với nền kinh tế châu Phi phụ thuộc rất nhiều vào vốn đầu tư nước ngoài và nhạy cảm với các cú sốc dù nhỏ, dịch Ebola đang thực sự trở thành một “cơn ác mộng” kinh tế đối với khu vực này.