Lobby tại Mỹ: Thả con săn sắt, bắt con... cá voi
Những công ty trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ các hoạt động vận động hành lang
Đầu năm 2004, Hải quân Mỹ trình lên Quốc hội đề xuất ngân sách chính thức cho năm tài chính tiếp theo. Những giới hạn chi tiêu đã buộc Hải quân Mỹ phải cắt giảm nhiều hạng mục dự kiến, trong đó bao gồm việc mua máy bay phản lực Gulfstream hiện đại vào loại hàng đầu thế giới.
Bởi thế, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ khi đó là Đô đốc Vernon E Clark, quyết định đi một con đường khác - xin ngân sách đặc biệt dành cho những nhu cầu cấp thiết. Ông tìm đến những nhà vận động hành lang trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, trong đó có những người làm việc cho công ty hàng không vũ trụ Gulfstream và tập đoàn mẹ của công ty này là General Dynamics.
4 tháng sau đó, tới thời điểm dự luật ngân sách quốc phòng năm 2005 được thông qua, Hải quân Mỹ đã có được chiếc Gulfstream đúng như mong đợi.
1 "ăn" 28
Không chỉ có Hải quân Mỹ được lợi từ thỏa thuận sân sau này. Khoản phân bổ ngân sách được thông qua này đem lại cho Gulfstream hợp đồng cung cấp máy bay trị giá 53 triệu USD. Cũng trong năm 2004, bằng con đường vận động hành lang, tập đoàn mẹ General Dynamics và các công ty con đã giành được 29 hợp đồng từ ngân sách Chính phủ, thu về 169 triệu USD.
Đây thực sự là những vụ làm ăn “một vốn… mấy chục lời” vì số tiền mà tập đoàn này phải chi cho việc vận động hành lang (lobby) trong năm 2004 chỉ là 5,7 triệu USD. Nói cách khác, 1 USD bỏ ra cho việc vận động hành lang lại đem về cho General Dynamics gần 30 USD từ Chính phủ Mỹ.
Một trong những điều bí hiểm nhất của Washington là các công ty thu được chính xác bao nhiêu tiền từ những nỗ lực vận động hành lang trong Quốc hội Mỹ. Kết quả một cuộc điều tra do tạp chí BusinessWeek tiến hành đối với hơn 2.000 khoản phân bổ ngân sách đặc biệt của Chính phủ Mỹ trong năm 2005 khiến nhiều người bất ngờ: Trung bình, các công ty thu về khoảng 28 USD tính trên mỗi USD bỏ ra cho hoạt động vận động hành lang.
Tuy nhiên, cá biệt có những công ty thu về 100 USD, thậm chí còn cao hơn, tính trên mỗi USD bỏ ra. Đây thực sự là một tỷ lệ lớn, vì ước tính, các công ty thuộc chỉ số Standard & Poor 500 của thị trường chứng khoán Mỹ chỉ thu được có 17,52 USD tính trên 1 USD tiền vốn bỏ ra trong năm 2006. Còn trong hoạt động tiếp thị trực tiếp, cứ 1 USD bỏ ra, công ty chỉ thu về được 5 USD.
Có thể nói, những công ty trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ các hoạt động vận động hành lang. Trong số 50 công ty được hưởng nhiều nhất từ ngân sách đặc biệt trong năm 2005, phần lớn đều là những công ty công nghiệp quốc phòng như Raytheon và Lockheed Martin. Chỉ có một số rất ít những công ty ở các lĩnh vực khác lọt vào top 50 này.
Tính đến nay, Boeing là tập đoàn thu về nhiều nhất từ phân bổ ngân sách đặc biệt, trong năm 2005, tập đoàn này thu được tổng số 456 triệu USD từ 29 khoản phân bổ ngân sách đặc biệt dành cho các hạng mục từ công nghệ tên lửa tới máy bay trực thăng. Trong năm trước đó Boeing chỉ chi 8,5 triệu USD vào việc vận động hành lang.
Điều này có nghĩa là cứ 1 USD chi vào vận động hành lang cho ngân sách đặc biệt, Boeing thu về 54 USD. Mặc dù vậy, đây mới chỉ là một phần nhỏ trong cả chiếc bánh 28 tỷ USD tổng giá trị hợp đồng mà tập đoàn này ký kết với Chính phủ Mỹ trong năm 2005.
Nhưng thành công nhất trong việc vận động hành lang có lẽ phải kể đến Scientific Research, một công ty công nghiệp quốc phòng nhỏ bé ở Atlanta. Năm 2004, công ty này chi vỏn vẹn 60.000 USD vào vận động hành lang, nhưng đến năm tài chính 2005, đã giành được các hợp đồng với tổng trị giá lên tới 20 triệu USD. Như vậy, với mỗi USD bỏ ra cho vận động hành lang, công ty này thu về 344 USD!
Scientific Research gặt hái được hành công đến vậy là nhờ thuê được đúng công ty để vận động hành lang. Trong năm 2004, công ty này chỉ thuê duy nhất công ty Hurt, Norton & Associates để vận động hành lang cho mình. Đây là công ty nằm dưới sự điều hành của Robert H. Hurt, người trước đây từng có thời gian dài làm việc cho cựu Nghị sỹ đảng Dân chủ Sam Nunn khi ông này còn chức chủ tịch Ủy ban Các lực lượng vũ trang của Thượng viện.
Những vụ bê bối
Nhìn chung, các nhà vận động hành lang đều biện luận rằng, ngân sách đặc biệt là khoản chi tiêu hợp lý vào những dự án cần thiết mà vì một lý do nào đó bị giới cầm quyền không để ý tới. Lập luận này ngày càng được Quốc hội Mỹ chấp nhận rộng hơn. Vào năm 1987, Tổng thống Ronand Reagan phủ quyết dự luật ngân sách đường bộ đặc biệt bao gồm 157 hạng mục với tổng ngân sách phân bổ là 1 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 2006, Quốc hội Mỹ đã gật đầu với 13.000 hạng mục ngân sách đặc biệt với tổng trị giá 67 tỷ USD.
Các nhà phê bình thì cho rằng, Quốc hội Mỹ đang chi tiền sai mục đích. Theo quy trình thông thường, các dự án đề nghị phân bổ ngân sách phải được xếp hạng ưu tiên và chỉ được phân bổ trên cơ sở đấu thầu cạnh tranh. Với những khoản ngân sách đặc biệt cho những nhu cầu được coi là cấp thiết, điều này hiếm khi xảy ra. Các thành viên Quốc hội có quyền tự quyết khá rộng trong việc hướng ngân sách đặc biệt vào những dự án “cưng” của họ. “Những dự án như thế chủ yếu nhằm những mục đích chính trị và địa vị, thay vì những nhu cầu cần thiết,” Keith Ashdown, một chuyên gia về thuế nhận định.
Lịch sử đáng buồn của việc phân bổ ngân sách đặc biệt ở Mỹ là một danh sách dài những hành động lạm dụng: Ngân sách bị sử dụng để mua phiếu cho việc thông qua các đạo luật, ngân sách bị chuyển tới cho các nhà tài trợ chính trị, và ngân sách bị dùng cho việc hối lộ. Hôm 30/6 vừa qua, FBI đã bất ngờ khám xét nhà của Thượng nghị sỹ Stevens trong một cuộc điều tra về hành vi tham nhũng có liên quan đến ngân sách đặc biệt.
Trước tình hình những vụ bê bối có liên quan đến ngân sách gần đây, trong tháng 8, Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật cải cách nhằm giảm tình trạng lạm dụng ngân sách đặc biệt bằng cách công khai quy trình phân bổ vốn bấy lâu nay nằm trong vòng bí mật. Liệu nỗ lực này có thành công hay không? Câu trả lời sẽ chỉ có được khi năm 2007 kết thúc.
Nghề béo bở
Tại Mỹ, vận động hành lang đã trở thành một ngành triển mạnh. Thống kê cho thấy, vào năm 1998, có tới 1.447 công ty và tổ chức thuê người vận động hành lang để giải quyết các vấn đề về ngân sách. Tới năm 2006, con số này đã tăng lên tới 4.516.
Không chỉ số lượng khách hàng tăng, số công ty chuyên về vận động hành lang cho ngân sách đặc biệt đương nhiên cũng tăng. Từ chỗ chưa có gì, tới nay đã có trên 10 công ty như thế. Trong lĩnh vực kinh doanh đầy lợi nhuận này, các công ty vận động hành lang này không cần phải mất công quảng cáo mà các khách hàng luôn tự tìm đến. “Ai muốn có kết quả tốt thì đều tìm đến tôi. Người nào thông minh thì biết được ai có thể đem đến điều đó cho họ,” một nhà vận động hành lang chuyên về ngân sách cho nhu cầu từng tuyên bố như vậy.
Trở lại với câu chuyện về chiếc Gulfstream mà Đô đốc Clark xin ngân sách ở đầu câu chuyện này. Năm đó, Clark đề xuất một chiếc C37 - phiên bản quân sự của chiếc Gulfstream G550 dân sự mà nhiều giám đốc điều hành trên khắp thế giới vẫn sử dụng để đi lại. Với lập luận rằng, chiếc máy bay này là cần thiết cho hạm đội của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi các sỹ quan phải đi lại trên những tuyến đường rất xa, các nhà vận động hành lang cho Gulf Aerospace và General Dynamics đã thuyết phục được Quốc hội Mỹ thông qua khoản ngân sách đặc biệt này.
Tuy nhiên, điều đáng nói là sau đó, chiếc C37 mới cứng chưa bao giờ tới phục vụ hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương. Sau khi tiếp nhận chiếc máy bay này, Hải quân Mỹ quyết định để chiếc máy bay này tại căn cứ không quân Andrews ở gần thủ đô Washington và phục vụ cho hai quan chức cao cấp là Bộ trưởng Hải quân và Tham mưu trưởng Hải quân. Còn chiếc máy bay được đưa đến Thái Bình Dương là một chiếc máy bay cũ, cùng chủng loại với những chiếc máy bay khác đã được sử dụng tại đó!
(Theo BusinessWeek)
Bởi thế, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ khi đó là Đô đốc Vernon E Clark, quyết định đi một con đường khác - xin ngân sách đặc biệt dành cho những nhu cầu cấp thiết. Ông tìm đến những nhà vận động hành lang trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, trong đó có những người làm việc cho công ty hàng không vũ trụ Gulfstream và tập đoàn mẹ của công ty này là General Dynamics.
4 tháng sau đó, tới thời điểm dự luật ngân sách quốc phòng năm 2005 được thông qua, Hải quân Mỹ đã có được chiếc Gulfstream đúng như mong đợi.
1 "ăn" 28
Không chỉ có Hải quân Mỹ được lợi từ thỏa thuận sân sau này. Khoản phân bổ ngân sách được thông qua này đem lại cho Gulfstream hợp đồng cung cấp máy bay trị giá 53 triệu USD. Cũng trong năm 2004, bằng con đường vận động hành lang, tập đoàn mẹ General Dynamics và các công ty con đã giành được 29 hợp đồng từ ngân sách Chính phủ, thu về 169 triệu USD.
Đây thực sự là những vụ làm ăn “một vốn… mấy chục lời” vì số tiền mà tập đoàn này phải chi cho việc vận động hành lang (lobby) trong năm 2004 chỉ là 5,7 triệu USD. Nói cách khác, 1 USD bỏ ra cho việc vận động hành lang lại đem về cho General Dynamics gần 30 USD từ Chính phủ Mỹ.
Một trong những điều bí hiểm nhất của Washington là các công ty thu được chính xác bao nhiêu tiền từ những nỗ lực vận động hành lang trong Quốc hội Mỹ. Kết quả một cuộc điều tra do tạp chí BusinessWeek tiến hành đối với hơn 2.000 khoản phân bổ ngân sách đặc biệt của Chính phủ Mỹ trong năm 2005 khiến nhiều người bất ngờ: Trung bình, các công ty thu về khoảng 28 USD tính trên mỗi USD bỏ ra cho hoạt động vận động hành lang.
Tuy nhiên, cá biệt có những công ty thu về 100 USD, thậm chí còn cao hơn, tính trên mỗi USD bỏ ra. Đây thực sự là một tỷ lệ lớn, vì ước tính, các công ty thuộc chỉ số Standard & Poor 500 của thị trường chứng khoán Mỹ chỉ thu được có 17,52 USD tính trên 1 USD tiền vốn bỏ ra trong năm 2006. Còn trong hoạt động tiếp thị trực tiếp, cứ 1 USD bỏ ra, công ty chỉ thu về được 5 USD.
Có thể nói, những công ty trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ các hoạt động vận động hành lang. Trong số 50 công ty được hưởng nhiều nhất từ ngân sách đặc biệt trong năm 2005, phần lớn đều là những công ty công nghiệp quốc phòng như Raytheon và Lockheed Martin. Chỉ có một số rất ít những công ty ở các lĩnh vực khác lọt vào top 50 này.
Tính đến nay, Boeing là tập đoàn thu về nhiều nhất từ phân bổ ngân sách đặc biệt, trong năm 2005, tập đoàn này thu được tổng số 456 triệu USD từ 29 khoản phân bổ ngân sách đặc biệt dành cho các hạng mục từ công nghệ tên lửa tới máy bay trực thăng. Trong năm trước đó Boeing chỉ chi 8,5 triệu USD vào việc vận động hành lang.
Điều này có nghĩa là cứ 1 USD chi vào vận động hành lang cho ngân sách đặc biệt, Boeing thu về 54 USD. Mặc dù vậy, đây mới chỉ là một phần nhỏ trong cả chiếc bánh 28 tỷ USD tổng giá trị hợp đồng mà tập đoàn này ký kết với Chính phủ Mỹ trong năm 2005.
Nhưng thành công nhất trong việc vận động hành lang có lẽ phải kể đến Scientific Research, một công ty công nghiệp quốc phòng nhỏ bé ở Atlanta. Năm 2004, công ty này chi vỏn vẹn 60.000 USD vào vận động hành lang, nhưng đến năm tài chính 2005, đã giành được các hợp đồng với tổng trị giá lên tới 20 triệu USD. Như vậy, với mỗi USD bỏ ra cho vận động hành lang, công ty này thu về 344 USD!
Scientific Research gặt hái được hành công đến vậy là nhờ thuê được đúng công ty để vận động hành lang. Trong năm 2004, công ty này chỉ thuê duy nhất công ty Hurt, Norton & Associates để vận động hành lang cho mình. Đây là công ty nằm dưới sự điều hành của Robert H. Hurt, người trước đây từng có thời gian dài làm việc cho cựu Nghị sỹ đảng Dân chủ Sam Nunn khi ông này còn chức chủ tịch Ủy ban Các lực lượng vũ trang của Thượng viện.
Những vụ bê bối
Nhìn chung, các nhà vận động hành lang đều biện luận rằng, ngân sách đặc biệt là khoản chi tiêu hợp lý vào những dự án cần thiết mà vì một lý do nào đó bị giới cầm quyền không để ý tới. Lập luận này ngày càng được Quốc hội Mỹ chấp nhận rộng hơn. Vào năm 1987, Tổng thống Ronand Reagan phủ quyết dự luật ngân sách đường bộ đặc biệt bao gồm 157 hạng mục với tổng ngân sách phân bổ là 1 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 2006, Quốc hội Mỹ đã gật đầu với 13.000 hạng mục ngân sách đặc biệt với tổng trị giá 67 tỷ USD.
Các nhà phê bình thì cho rằng, Quốc hội Mỹ đang chi tiền sai mục đích. Theo quy trình thông thường, các dự án đề nghị phân bổ ngân sách phải được xếp hạng ưu tiên và chỉ được phân bổ trên cơ sở đấu thầu cạnh tranh. Với những khoản ngân sách đặc biệt cho những nhu cầu được coi là cấp thiết, điều này hiếm khi xảy ra. Các thành viên Quốc hội có quyền tự quyết khá rộng trong việc hướng ngân sách đặc biệt vào những dự án “cưng” của họ. “Những dự án như thế chủ yếu nhằm những mục đích chính trị và địa vị, thay vì những nhu cầu cần thiết,” Keith Ashdown, một chuyên gia về thuế nhận định.
Lịch sử đáng buồn của việc phân bổ ngân sách đặc biệt ở Mỹ là một danh sách dài những hành động lạm dụng: Ngân sách bị sử dụng để mua phiếu cho việc thông qua các đạo luật, ngân sách bị chuyển tới cho các nhà tài trợ chính trị, và ngân sách bị dùng cho việc hối lộ. Hôm 30/6 vừa qua, FBI đã bất ngờ khám xét nhà của Thượng nghị sỹ Stevens trong một cuộc điều tra về hành vi tham nhũng có liên quan đến ngân sách đặc biệt.
Trước tình hình những vụ bê bối có liên quan đến ngân sách gần đây, trong tháng 8, Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật cải cách nhằm giảm tình trạng lạm dụng ngân sách đặc biệt bằng cách công khai quy trình phân bổ vốn bấy lâu nay nằm trong vòng bí mật. Liệu nỗ lực này có thành công hay không? Câu trả lời sẽ chỉ có được khi năm 2007 kết thúc.
Nghề béo bở
Tại Mỹ, vận động hành lang đã trở thành một ngành triển mạnh. Thống kê cho thấy, vào năm 1998, có tới 1.447 công ty và tổ chức thuê người vận động hành lang để giải quyết các vấn đề về ngân sách. Tới năm 2006, con số này đã tăng lên tới 4.516.
Không chỉ số lượng khách hàng tăng, số công ty chuyên về vận động hành lang cho ngân sách đặc biệt đương nhiên cũng tăng. Từ chỗ chưa có gì, tới nay đã có trên 10 công ty như thế. Trong lĩnh vực kinh doanh đầy lợi nhuận này, các công ty vận động hành lang này không cần phải mất công quảng cáo mà các khách hàng luôn tự tìm đến. “Ai muốn có kết quả tốt thì đều tìm đến tôi. Người nào thông minh thì biết được ai có thể đem đến điều đó cho họ,” một nhà vận động hành lang chuyên về ngân sách cho nhu cầu từng tuyên bố như vậy.
Trở lại với câu chuyện về chiếc Gulfstream mà Đô đốc Clark xin ngân sách ở đầu câu chuyện này. Năm đó, Clark đề xuất một chiếc C37 - phiên bản quân sự của chiếc Gulfstream G550 dân sự mà nhiều giám đốc điều hành trên khắp thế giới vẫn sử dụng để đi lại. Với lập luận rằng, chiếc máy bay này là cần thiết cho hạm đội của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi các sỹ quan phải đi lại trên những tuyến đường rất xa, các nhà vận động hành lang cho Gulf Aerospace và General Dynamics đã thuyết phục được Quốc hội Mỹ thông qua khoản ngân sách đặc biệt này.
Tuy nhiên, điều đáng nói là sau đó, chiếc C37 mới cứng chưa bao giờ tới phục vụ hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương. Sau khi tiếp nhận chiếc máy bay này, Hải quân Mỹ quyết định để chiếc máy bay này tại căn cứ không quân Andrews ở gần thủ đô Washington và phục vụ cho hai quan chức cao cấp là Bộ trưởng Hải quân và Tham mưu trưởng Hải quân. Còn chiếc máy bay được đưa đến Thái Bình Dương là một chiếc máy bay cũ, cùng chủng loại với những chiếc máy bay khác đã được sử dụng tại đó!
(Theo BusinessWeek)