Luật không bắt đặt tên con “thuần Việt”
Có đại biểu từng đề nghị luật cần quy định nguyên tắc đặt tên cho con phù hợp với văn hoá, phong tục
Việc đặt tên cho con là quyền dân sự của cá nhân, đã chỉ đạo nghiên cứu trong quá trình sửa đổi Bộ luật Dân sự, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo trước khi Quốc hội nhấn nút biểu quyết Luật Hộ tịch, chiều 20/11.
Trước đó, trong phiên thảo luận dự án luật tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Nhung từng đề nghị Luật Hộ tịch cần quy định nguyên tắc đặt tên và xác định họ, dân tộc cho con "phù hợp với văn hoá, phong tục, tránh những cái tên xấu, quá dài, không thuần Việt".
Một số tên được đại biểu Nhung lấy ví dụ là sẽ gây mặc cảm như Lê Văn Hận, Nguyễn Văn Lỳ, hoặc tên quá dài, khó khăn khi sử dụng, như Lê Hoàng Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Lương Tâm Nhân.
Bên hành lang, có vị đại biểu còn chia sẻ có gia đình tại địa phương đặt tên cho con là Biên Lai Thu Ngân Sách Tỉnh, dù cha/mẹ không mang họ “Biên”.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định việc đặt tên cho con là quyền dân sự của cá nhân, dù cũng cho rằng, khi thực hiện quyền này thì công dân cần cân nhắc, lựa chọn tên phù hợp với văn hóa truyền thống và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
Nhất trí với ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ quy định về việc cấp giấy khai sinh cho trẻ em khi đăng ký khai sinh. Đồng thời, bổ sung quy định nội dung giấy khai và giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về hình thức của loại giấy này.
Theo điều 14 của Luật thì nội dung đăng ký khai sinh gồm cả số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.
Quy định về giấy chứng nhận kết hôn cũng được bổ sung sau khi tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay.
Với 79,48% đại biểu nhất trí thông qua, Luật Hộ tịch có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/ 2016. Các loại sổ hộ tịch được lưu trữ trước ngày luật này có hiệu lực vẫn có giá trị làm căn cứ chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân, tra cứu, cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Giấy tờ hộ tịch đã cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch trước ngày luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng.
Trước đó, trong phiên thảo luận dự án luật tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Nhung từng đề nghị Luật Hộ tịch cần quy định nguyên tắc đặt tên và xác định họ, dân tộc cho con "phù hợp với văn hoá, phong tục, tránh những cái tên xấu, quá dài, không thuần Việt".
Một số tên được đại biểu Nhung lấy ví dụ là sẽ gây mặc cảm như Lê Văn Hận, Nguyễn Văn Lỳ, hoặc tên quá dài, khó khăn khi sử dụng, như Lê Hoàng Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Lương Tâm Nhân.
Bên hành lang, có vị đại biểu còn chia sẻ có gia đình tại địa phương đặt tên cho con là Biên Lai Thu Ngân Sách Tỉnh, dù cha/mẹ không mang họ “Biên”.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định việc đặt tên cho con là quyền dân sự của cá nhân, dù cũng cho rằng, khi thực hiện quyền này thì công dân cần cân nhắc, lựa chọn tên phù hợp với văn hóa truyền thống và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
Nhất trí với ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ quy định về việc cấp giấy khai sinh cho trẻ em khi đăng ký khai sinh. Đồng thời, bổ sung quy định nội dung giấy khai và giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về hình thức của loại giấy này.
Theo điều 14 của Luật thì nội dung đăng ký khai sinh gồm cả số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.
Quy định về giấy chứng nhận kết hôn cũng được bổ sung sau khi tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay.
Với 79,48% đại biểu nhất trí thông qua, Luật Hộ tịch có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/ 2016. Các loại sổ hộ tịch được lưu trữ trước ngày luật này có hiệu lực vẫn có giá trị làm căn cứ chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân, tra cứu, cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Giấy tờ hộ tịch đã cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch trước ngày luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng.