Lực đỡ từ Trung Quốc chưa đủ để nâng giá dầu
Việc Trung Quốc hạ lãi suất cũng được xem là lực hỗ trợ tốt cho giá cả các loại nguyên, nhiên liệu như đồng, quặng sắt, dầu thô
Những tưởng việc Trung Quốc bất ngờ hạ 0,25% lãi suất cho vay và huy động sẽ đẩy giá dầu tăng mạnh, nhưng sau phiên đêm qua (7/6), giá mặt hàng năng lượng này giảm nhanh vào cuối phiên sau tuyên bố từ lãnh đạo FED.
Hôm qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) quyết định hạ lãi suất cho vay và huy động bớt 0,25%. Đây là một trong những nỗ lực nhằm chặn đứng đà suy giảm ngày càng mạnh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong bối cảnh khủng hoảng nợ công châu Âu leo thang đe dọa đến đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Cụ thể, lãi suất huy động kỳ hạn một năm giảm từ 3,5% xuống 3,25% với hiệu lực từ ngày hôm nay (8/6). Tương tự, lãi suất cho vay kỳ hạn một năm cũng được giảm bớt từ 6,56% xuống còn 6,31%. PBoC cho biết, các ngân hàng có thể chiết khấu 20% từ mức lãi suất cho vay, cao hơn so với quy định trước đó là 10%.
Đây là lần đầu tiên kể từ 2008 (năm Trung Quốc công bố gói kích thích kinh tế 4.000 tỷ Nhân dân tệ), PBoC hạ lãi suất. Động thái này cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang lo ngại, chi phí vay mượn cao đang kìm hãm chi tiêu của các doanh nghiệp cũng như hạn chế tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Việc Trung Quốc hạ lãi suất cũng được xem là lực hỗ trợ tốt cho giá cả các loại nguyên, nhiên liệu như đồng, quặng sắt, dầu thô. Giá những mặt hàng này đã chịu nhiều áp lực trong thời gian qua do những đánh giá cho thấy nhu cầu tiêu thụ từ Trung Quốc cũng như triển vọng toàn cầu đã giảm sút nhiều so với giai đoạn trước.
Tuy nhiên, cũng trong ngày hôm qua, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke đã đưa ra phát biểu rằng, cơ quan này sẵn sàng hành động khi kinh tế châu Âu trở nên tồi tệ hơn, song lại không hề nhắc gì tới các biện pháp cụ thể sẽ được đưa ra thực hiện. Điều này làm giới đầu tư hàng hóa cảm thấy thất vọng.
Kết thúc phiên giao dịch đêm 7/6, giá dầu thô giao tháng 7 giảm 20 cent, tương ứng 0,2%, xuống còn 84,82 USD/thùng trên sàn hàng hóa New York. Đầu phiên, giá dầu đã có lúc vượt lên ngưỡng 87,03 USD/thùng. Phiên giao dịch liền trước, hôm 6/6, giá dầu thô hợp đồng kỳ hạn loại này đã nâng được 0,9%.
Matt Smith, chuyên gia phân tích của Hãng Năng lượng Summit, nhận xét: "Có vẻ như phát biểu của ông Bernanke được đưa ra là để lấy đi niềm hứng khởi từ quyết định hạ lãi suất của Trung Quốc". Thực tế này không chỉ diễn ra ở thị trường năng lượng, mà trên cả các sàn giao dịch chứng khoán và kim loại quý cũng như vậy.
Cùng đi xuống với dầu thô, giá xăng giao tháng 7 giảm dưới 1 cent, tương ứng 0,2%, xuống còn 2,69 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn giảm 0,2% xuống còn 2,67 USD/gallon. Trong khi mặt hàng khí tự nhiên hạ mạnh tới 15 cent, tương ứng 6,1%, xuống 2,27 USD/ triệu BTU do nguồn cung tuần trước tăng.
Hôm qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) quyết định hạ lãi suất cho vay và huy động bớt 0,25%. Đây là một trong những nỗ lực nhằm chặn đứng đà suy giảm ngày càng mạnh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong bối cảnh khủng hoảng nợ công châu Âu leo thang đe dọa đến đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Cụ thể, lãi suất huy động kỳ hạn một năm giảm từ 3,5% xuống 3,25% với hiệu lực từ ngày hôm nay (8/6). Tương tự, lãi suất cho vay kỳ hạn một năm cũng được giảm bớt từ 6,56% xuống còn 6,31%. PBoC cho biết, các ngân hàng có thể chiết khấu 20% từ mức lãi suất cho vay, cao hơn so với quy định trước đó là 10%.
Đây là lần đầu tiên kể từ 2008 (năm Trung Quốc công bố gói kích thích kinh tế 4.000 tỷ Nhân dân tệ), PBoC hạ lãi suất. Động thái này cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang lo ngại, chi phí vay mượn cao đang kìm hãm chi tiêu của các doanh nghiệp cũng như hạn chế tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Việc Trung Quốc hạ lãi suất cũng được xem là lực hỗ trợ tốt cho giá cả các loại nguyên, nhiên liệu như đồng, quặng sắt, dầu thô. Giá những mặt hàng này đã chịu nhiều áp lực trong thời gian qua do những đánh giá cho thấy nhu cầu tiêu thụ từ Trung Quốc cũng như triển vọng toàn cầu đã giảm sút nhiều so với giai đoạn trước.
Tuy nhiên, cũng trong ngày hôm qua, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke đã đưa ra phát biểu rằng, cơ quan này sẵn sàng hành động khi kinh tế châu Âu trở nên tồi tệ hơn, song lại không hề nhắc gì tới các biện pháp cụ thể sẽ được đưa ra thực hiện. Điều này làm giới đầu tư hàng hóa cảm thấy thất vọng.
Kết thúc phiên giao dịch đêm 7/6, giá dầu thô giao tháng 7 giảm 20 cent, tương ứng 0,2%, xuống còn 84,82 USD/thùng trên sàn hàng hóa New York. Đầu phiên, giá dầu đã có lúc vượt lên ngưỡng 87,03 USD/thùng. Phiên giao dịch liền trước, hôm 6/6, giá dầu thô hợp đồng kỳ hạn loại này đã nâng được 0,9%.
Matt Smith, chuyên gia phân tích của Hãng Năng lượng Summit, nhận xét: "Có vẻ như phát biểu của ông Bernanke được đưa ra là để lấy đi niềm hứng khởi từ quyết định hạ lãi suất của Trung Quốc". Thực tế này không chỉ diễn ra ở thị trường năng lượng, mà trên cả các sàn giao dịch chứng khoán và kim loại quý cũng như vậy.
Cùng đi xuống với dầu thô, giá xăng giao tháng 7 giảm dưới 1 cent, tương ứng 0,2%, xuống còn 2,69 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn giảm 0,2% xuống còn 2,67 USD/gallon. Trong khi mặt hàng khí tự nhiên hạ mạnh tới 15 cent, tương ứng 6,1%, xuống 2,27 USD/ triệu BTU do nguồn cung tuần trước tăng.