Malaysia tạm dừng tiếp nhận lao động Việt Nam
Chính phủ Malaysia đã thông báo tạm dừng tiếp nhận mới đối với lao động nước ngoài, kể cả lao động Việt Nam
Tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, Chính phủ Malaysia đã thông báo tạm dừng tiếp nhận mới đối với lao động nước ngoài, kể cả lao động Việt Nam, ở một số lĩnh vực như điện, điện tử, dệt may và dịch vụ.
Ngày 2/3, làm việc với đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Việt Nam, đại diện Bộ Nguồn nhân lực Malaysia cho biết, việc quyết định tạm dừng tiếp nhận lao động nước ngoài nhằm đảm bảo việc làm cho lao động trong nước trước tình hình suy thoái kinh tế.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động nước ngoài hiện đang làm việc tại Malaysia, nước này cho phép người lao động tiếp tục làm việc cho đến khi hết hạn hợp đồng.
Trường hợp người lao động bị mất việc làm do nhà máy, xí nghiệp bị phá sản hoặc đóng cửa phải đưa về nước thì sẽ được giải quyết các quyền lợi, chế độ theo quy định của pháp luật Malaysia.
Cụ thể, với những lao động phải về nước trước thời hạn, ngoài tiền vé máy bay, chủ sử dụng sẽ bồi thường 2 tuần lương cơ bản cho mỗi năm làm việc.
Ban quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia dự báo trong thời gian tới số lao động đang làm việc tại Malaysia phải về nước sẽ tăng, vì hầu hết các nhà máy, xí nghiệp đều trong tình trạng sản xuất đình đốn, thiếu công ăn việc làm.
Việt Nam và Malaysia đã ký hiệp định về hợp tác lao động vào năm 2002. Hiện, Malaysia vẫn đang là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với hơn 120 nghìn người. Thời kỳ cao điểm, quốc gia này tiếp nhận đến 30 nghìn lao động Việt Nam mỗi năm.
Ngày 2/3, làm việc với đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Việt Nam, đại diện Bộ Nguồn nhân lực Malaysia cho biết, việc quyết định tạm dừng tiếp nhận lao động nước ngoài nhằm đảm bảo việc làm cho lao động trong nước trước tình hình suy thoái kinh tế.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động nước ngoài hiện đang làm việc tại Malaysia, nước này cho phép người lao động tiếp tục làm việc cho đến khi hết hạn hợp đồng.
Trường hợp người lao động bị mất việc làm do nhà máy, xí nghiệp bị phá sản hoặc đóng cửa phải đưa về nước thì sẽ được giải quyết các quyền lợi, chế độ theo quy định của pháp luật Malaysia.
Cụ thể, với những lao động phải về nước trước thời hạn, ngoài tiền vé máy bay, chủ sử dụng sẽ bồi thường 2 tuần lương cơ bản cho mỗi năm làm việc.
Ban quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia dự báo trong thời gian tới số lao động đang làm việc tại Malaysia phải về nước sẽ tăng, vì hầu hết các nhà máy, xí nghiệp đều trong tình trạng sản xuất đình đốn, thiếu công ăn việc làm.
Việt Nam và Malaysia đã ký hiệp định về hợp tác lao động vào năm 2002. Hiện, Malaysia vẫn đang là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với hơn 120 nghìn người. Thời kỳ cao điểm, quốc gia này tiếp nhận đến 30 nghìn lao động Việt Nam mỗi năm.