Mặt bằng bán lẻ thiếu trước “giờ G”
Mặt bằng kinh doanh bán lẻ vẫn trong tình hình eo hẹp ngay trước thời điểm mở cửa của thị trường bán lẻ Việt Nam
Đến thời điểm này, mặt bằng kinh doanh bán lẻ vẫn đang trong tình hình eo hẹp.
Trong khi ấy, "giờ G" của ngành bán lẻ sẽ chính thức khởi động chỉ sau 4 tháng tới đây, khi từ ngày 1/1/2009, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn theo cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO.
Hiện nay, bán lẻ là một lĩnh vực đang được xem là có sức bật và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Hàng loạt các thương hiệu quốc tế đã và đang "đổ" vào Việt Nam và tình hình này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.
Nhiều tiềm năng, thiếu mặt bằng
Theo thống kê, tại Tp.HCM đã có 15 trung tâm thương mại cung ứng với khoảng 150.000 m2 cho thị trường mặt bằng bán lẻ. Với sức tăng nhanh chóng của thị trường bán lẻ thì bao nhiêu diện tích mặt bằng ấy không đáp ứng đủ diện tích cho các nhà kinh doanh thuê làm gian hàng.
Như nhận định của ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, sự phát triển về thị trường mặt bằng bán lẻ không tương xứng với sự phát triển của thị trường bán lẻ ở một thành phố sôi động và sức bật mạnh mẽ như Tp.HCM.
Dù phải hoạt động trong tình hình kinh tế nhiều khó khăn, nhưng theo kết quả nghiên cứu của Công ty Tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam, doanh thu của thị trường bán lẻ Việt Nam trong 7 tháng qua vẫn đạt mức tăng trên 15% so với cùng kì (con số này đã được trừ đi yếu tố lạm phát).
Còn theo như kết quả nghiên cứu về chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu năm 2008 do tập đoàn nghiên cứu thị trường A.T. Kearney: 2008 thị trường bán lẻ Việt Nam đã có một bước nhảy ngoạn mục. Việt Nam đã từ vị trí thứ 4 (năm 2007) vượt qua mặt Ấn Độ, Trung Quốc, Nga leo lên vị trí thứ 1 của các quốc gia có thị trường đầu tư bán lẻ hấp dẫn nhất trong nhóm thị trường đang nổi lên của thế giới.
Có thể nói bán lẻ tại Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng. Với đặc điểm dân số trẻ chiếm số đông; nền kinh tế đang phát triển; đời sống của người dân đang dần cải thiện, thu nhập bình quân đang ở mức 835 USD/năm, tăng 23% so với 2007 là những điều kiện thuận lợi để thị trường bán lẻ phát triển.
Tuy vậy, việc chuẩn bị hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho thị trường bán lẻ phát triển tại Việt Nam còn hơi yếu, chưa theo kịp với tiến độ vận hành của thị trường. Đến thời điểm này, quy mô các trung tâm thương mại hiện hữu còn khá khiêm tốn. Trong tương lai, những trung tâm thương mại, khu mua sắm có quy mô lớn hơn mới xuất hiện.
Cũng theo khảo sát của CBRE Việt Nam, thời gian qua, hiệu suất thuê mặt bằng tại các trung tâm thương mại, khu mua sắm luôn đạt trên 94%, đặc biệt mặt bằng tại các khu mua sắm, trung tâm thương mại ở khu vực ngay trung tâm thành phố (quận 1) không còn chỗ trống như Thương xá Tax, Diamond Plaza, Parkson Lê Thánh Tôn, Sagon Square...
Trong khu trung tâm, ngoài các khu mua sắm, trung tâm thương mại và không tính đến hàng loạt các cửa hiệu riêng lẻ tận dụng từ mặt tiền nhà phố của người dân, mặt bằng bán lẻ còn nằm rải rác dưới những cao ốc khách sạn lớn như Sheraton, Caravelle, rồi tại sảnh dưới của khu khu vực mới (3.000m2) của khách sạn Rex đã đưa vào hoạt động mới đây cũng đã thu hút rất nhiều các thương hiệu nước ngoài thuê diện tích kinh doanh.
Giá thuê cao
Cung không kịp cầu nên giá thuê gian hàng kinh doanh luôn ở mức cao.
Đến cuối tháng 7/2008, tại Tp.HCM, giá thuê mặt bằng bán lẻ trong khu trung tâm đạt mức trung bình 65USD/m2/tháng, với những vị trí đẹp giá trung bình đạt đến 85USD/m2/tháng và mức giá thuê cao nhất tại khu vực này lên tới 250 USD/m2/tháng; giá thuê mặt bằng khu vực ngoài trung tâm rẻ hơn đôi chút đang ở mức trung bình 40USD/m2/tháng.
Trong quý 2/2008, giá thuê cao nhất tại các trung tâm thương mại như Diamond Plaza là 158 USD/m2/tháng, Opera View là 150 USD/m2/tháng, Parkson và Thương xá Tax cũng đạt đến 90 USD/m2/tháng...
Theo như khảo sát của CBRE Việt Nam trong năm 2008, Tp.HCM đã có hơn 17.000m2 mặt bằng bán lẻ đưa vào hoạt động với trung tâm thương mại Parkson CT Plaza tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình) và trung tâm thương mại Alta Plaza của Công ty Cổ phần Văn hóa Tân Bình tại quận Phú Nhuận.Khu vực quận 1 vẫn đang là nơi tụ họp nhiều trung tâm thương mại, khu mua sắm nhất của Tp.HCM với 9 điểm; khu vực quận 5 có 3 điểm; khu vực quận Tân Bình 2 điểm; tương lai sẽ mở rộng đến quận 11 khi những dự án xây dựng lớn tại đây hoàn thành.
Khoảng 3 năm nữa, nguồn cung diện tích mặt bằng bán lẻ tại Tp.HCM sẽ đón thêm nguồn hàng mới, như tính toán sẽ có khoảng 350.000m2 của các dự án Lotte Mart (33.000m2), Park City (50.000m2) tại quận7; Saigon Palace (25.458m2) ở quận 11; tại quận 1 sẽ có Kumho Asiana (6.880m2), Sailing Tower (9.500m2), Saigon M&C (23.000m2), Times Square (970m2), SJC Tower (8.292m2); và rồi trên địa bàn quận 10 cũng có khu trung tâm thương mại Beriaya (186.464 m2); trung tâm thương mại ở huyện Bình Chánh là Platinum rộng 140.000 m2.
Và một loạt các dự án trung tâm thương mại khác nằm tại các khu đô thị mới nơi tập trung lượng lớn dân số sinh sống và làm việc như Thủ Thiêm, An Phú, An Khánh đang trong tiến trình lập kế hoạch.
Trong khi ấy, "giờ G" của ngành bán lẻ sẽ chính thức khởi động chỉ sau 4 tháng tới đây, khi từ ngày 1/1/2009, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn theo cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO.
Hiện nay, bán lẻ là một lĩnh vực đang được xem là có sức bật và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Hàng loạt các thương hiệu quốc tế đã và đang "đổ" vào Việt Nam và tình hình này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.
Nhiều tiềm năng, thiếu mặt bằng
Theo thống kê, tại Tp.HCM đã có 15 trung tâm thương mại cung ứng với khoảng 150.000 m2 cho thị trường mặt bằng bán lẻ. Với sức tăng nhanh chóng của thị trường bán lẻ thì bao nhiêu diện tích mặt bằng ấy không đáp ứng đủ diện tích cho các nhà kinh doanh thuê làm gian hàng.
Như nhận định của ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, sự phát triển về thị trường mặt bằng bán lẻ không tương xứng với sự phát triển của thị trường bán lẻ ở một thành phố sôi động và sức bật mạnh mẽ như Tp.HCM.
Dù phải hoạt động trong tình hình kinh tế nhiều khó khăn, nhưng theo kết quả nghiên cứu của Công ty Tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam, doanh thu của thị trường bán lẻ Việt Nam trong 7 tháng qua vẫn đạt mức tăng trên 15% so với cùng kì (con số này đã được trừ đi yếu tố lạm phát).
Còn theo như kết quả nghiên cứu về chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu năm 2008 do tập đoàn nghiên cứu thị trường A.T. Kearney: 2008 thị trường bán lẻ Việt Nam đã có một bước nhảy ngoạn mục. Việt Nam đã từ vị trí thứ 4 (năm 2007) vượt qua mặt Ấn Độ, Trung Quốc, Nga leo lên vị trí thứ 1 của các quốc gia có thị trường đầu tư bán lẻ hấp dẫn nhất trong nhóm thị trường đang nổi lên của thế giới.
Có thể nói bán lẻ tại Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng. Với đặc điểm dân số trẻ chiếm số đông; nền kinh tế đang phát triển; đời sống của người dân đang dần cải thiện, thu nhập bình quân đang ở mức 835 USD/năm, tăng 23% so với 2007 là những điều kiện thuận lợi để thị trường bán lẻ phát triển.
Tuy vậy, việc chuẩn bị hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho thị trường bán lẻ phát triển tại Việt Nam còn hơi yếu, chưa theo kịp với tiến độ vận hành của thị trường. Đến thời điểm này, quy mô các trung tâm thương mại hiện hữu còn khá khiêm tốn. Trong tương lai, những trung tâm thương mại, khu mua sắm có quy mô lớn hơn mới xuất hiện.
Cũng theo khảo sát của CBRE Việt Nam, thời gian qua, hiệu suất thuê mặt bằng tại các trung tâm thương mại, khu mua sắm luôn đạt trên 94%, đặc biệt mặt bằng tại các khu mua sắm, trung tâm thương mại ở khu vực ngay trung tâm thành phố (quận 1) không còn chỗ trống như Thương xá Tax, Diamond Plaza, Parkson Lê Thánh Tôn, Sagon Square...
Trong khu trung tâm, ngoài các khu mua sắm, trung tâm thương mại và không tính đến hàng loạt các cửa hiệu riêng lẻ tận dụng từ mặt tiền nhà phố của người dân, mặt bằng bán lẻ còn nằm rải rác dưới những cao ốc khách sạn lớn như Sheraton, Caravelle, rồi tại sảnh dưới của khu khu vực mới (3.000m2) của khách sạn Rex đã đưa vào hoạt động mới đây cũng đã thu hút rất nhiều các thương hiệu nước ngoài thuê diện tích kinh doanh.
Giá thuê cao
Cung không kịp cầu nên giá thuê gian hàng kinh doanh luôn ở mức cao.
Đến cuối tháng 7/2008, tại Tp.HCM, giá thuê mặt bằng bán lẻ trong khu trung tâm đạt mức trung bình 65USD/m2/tháng, với những vị trí đẹp giá trung bình đạt đến 85USD/m2/tháng và mức giá thuê cao nhất tại khu vực này lên tới 250 USD/m2/tháng; giá thuê mặt bằng khu vực ngoài trung tâm rẻ hơn đôi chút đang ở mức trung bình 40USD/m2/tháng.
Trong quý 2/2008, giá thuê cao nhất tại các trung tâm thương mại như Diamond Plaza là 158 USD/m2/tháng, Opera View là 150 USD/m2/tháng, Parkson và Thương xá Tax cũng đạt đến 90 USD/m2/tháng...
Theo như khảo sát của CBRE Việt Nam trong năm 2008, Tp.HCM đã có hơn 17.000m2 mặt bằng bán lẻ đưa vào hoạt động với trung tâm thương mại Parkson CT Plaza tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình) và trung tâm thương mại Alta Plaza của Công ty Cổ phần Văn hóa Tân Bình tại quận Phú Nhuận.Khu vực quận 1 vẫn đang là nơi tụ họp nhiều trung tâm thương mại, khu mua sắm nhất của Tp.HCM với 9 điểm; khu vực quận 5 có 3 điểm; khu vực quận Tân Bình 2 điểm; tương lai sẽ mở rộng đến quận 11 khi những dự án xây dựng lớn tại đây hoàn thành.
Khoảng 3 năm nữa, nguồn cung diện tích mặt bằng bán lẻ tại Tp.HCM sẽ đón thêm nguồn hàng mới, như tính toán sẽ có khoảng 350.000m2 của các dự án Lotte Mart (33.000m2), Park City (50.000m2) tại quận7; Saigon Palace (25.458m2) ở quận 11; tại quận 1 sẽ có Kumho Asiana (6.880m2), Sailing Tower (9.500m2), Saigon M&C (23.000m2), Times Square (970m2), SJC Tower (8.292m2); và rồi trên địa bàn quận 10 cũng có khu trung tâm thương mại Beriaya (186.464 m2); trung tâm thương mại ở huyện Bình Chánh là Platinum rộng 140.000 m2.
Và một loạt các dự án trung tâm thương mại khác nằm tại các khu đô thị mới nơi tập trung lượng lớn dân số sinh sống và làm việc như Thủ Thiêm, An Phú, An Khánh đang trong tiến trình lập kế hoạch.