Mở tài khoản tiền gửi thanh toán: Từ 15 hay 18 tuổi?
Quy định không thống nhất của các văn bản luật về độ tuổi được mở tài khoản tiền gửi thanh toán khiến các ngân hàng lúng túng
Quy định không thống nhất của các văn bản luật về độ tuổi được mở tài khoản tiền gửi thanh toán khiến các ngân hàng lúng túng.
Đó cũng là nội dung chính đặt ra trong việc sửa đổi các quy định hiện hành, liên quan đến Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán, theo Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
Theo Ban thanh toán Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu sửa đổi đặt ra từ sự thiếu thống nhất trong quy định từ các văn bản pháp luật.
Cụ thể, theo quy định tại Quyết định số 1284, người chưa thành niên (người chưa đủ 18 tuổi) muốn thực hiện việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông qua người giám hộ.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao động và Khoản 2, Điều 20 Bộ luật Dân sự thì người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự mà không cần có người đại diện theo pháp luật.
Thời gian qua, tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, nhà đầu tư, doanh nghiệp đã ký hợp đồng lao động trực tiếp với người lao động (kể cả người lao động 15 tuổi). Như vậy, ở các nơi này, người lao động được nhận tiền công trực tiếp với người sử dụng lao động. Nhưng do Quyết định số 1284 quy định, người chưa đủ 18 tuổi, muốn mở tài khoản phải thông qua người giám hộ.
Với quy định và thực tế trên, Ban thanh toán cho biết khi triển khai giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư và doanh nghiệp đã gặp vướng mắc, cụ thể là trong việc mở tài khoản để trả lương cho đối tượng người lao động là người chưa đủ 18 tuổi tại các khu chế xuất, khu công nghiệp.
Để tháo gỡ vướng mắc trên, Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành xây dựng dự thảo quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán, trong đó có những sửa đổi, bổ sung mới.
Dự thảo trên đưa ra hướng cho phép cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán, mà không cần có người giám hộ, nếu đối tượng này có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ Luật dân sự và có giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người sử dụng lao động.
Ban thanh toán cho rằng quy định đó nhằm khuyến khích việc trả lương qua tài khoản cho những đối tượng trong độ tuổi lao động làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, và phù hợp với Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam.
Đó cũng là nội dung chính đặt ra trong việc sửa đổi các quy định hiện hành, liên quan đến Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán, theo Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
Theo Ban thanh toán Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu sửa đổi đặt ra từ sự thiếu thống nhất trong quy định từ các văn bản pháp luật.
Cụ thể, theo quy định tại Quyết định số 1284, người chưa thành niên (người chưa đủ 18 tuổi) muốn thực hiện việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông qua người giám hộ.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao động và Khoản 2, Điều 20 Bộ luật Dân sự thì người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự mà không cần có người đại diện theo pháp luật.
Thời gian qua, tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, nhà đầu tư, doanh nghiệp đã ký hợp đồng lao động trực tiếp với người lao động (kể cả người lao động 15 tuổi). Như vậy, ở các nơi này, người lao động được nhận tiền công trực tiếp với người sử dụng lao động. Nhưng do Quyết định số 1284 quy định, người chưa đủ 18 tuổi, muốn mở tài khoản phải thông qua người giám hộ.
Với quy định và thực tế trên, Ban thanh toán cho biết khi triển khai giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư và doanh nghiệp đã gặp vướng mắc, cụ thể là trong việc mở tài khoản để trả lương cho đối tượng người lao động là người chưa đủ 18 tuổi tại các khu chế xuất, khu công nghiệp.
Để tháo gỡ vướng mắc trên, Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành xây dựng dự thảo quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán, trong đó có những sửa đổi, bổ sung mới.
Dự thảo trên đưa ra hướng cho phép cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán, mà không cần có người giám hộ, nếu đối tượng này có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ Luật dân sự và có giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người sử dụng lao động.
Ban thanh toán cho rằng quy định đó nhằm khuyến khích việc trả lương qua tài khoản cho những đối tượng trong độ tuổi lao động làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, và phù hợp với Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam.