“Mỗi năm doanh nghiệp vẫn phải tiếp ít nhất 6 -7 đoàn thanh tra”
Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết “một năm doanh nghiệp phải tiếp 6 -7 đoàn từ thanh tra, rồi tới kiểm toán, chưa kể các đợt kiểm tra không chính thức...”
“Một năm doanh nghiệp phải tiếp 6 -7 đoàn từ thanh tra, rồi tới kiểm toán, chưa kể các đợt kiểm tra không chính thức... Giảm sự nhũng nhiễu doanh nghiệp, giảm sự kiểm tra của doanh nghiệp trong 1 năm sẽ tạo sự khác biệt lớn, nếu không thì vẫn rất gay go”.
Phát biểu trên được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn nêu ra tại hội nghị sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ về phát triển doanh nghiệp 2016-2020, ngày 9/2.
“Càng hỗ trợ càng mất bình đẳng”
Báo cáo tại hội nghị, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho hay, 75% số doanh nghiệp được hỏi đánh giá nhóm giải pháp bảo đảm quyền kinh doanh bình đẳng và tạo thuận lợi thương mại là tích cực. Tỷ lệ đánh giá tích cực và thấy rằng có thay đổi đối với tinh thần phục vụ doanh nghiệp của chính quyền địa phương là 60%. Tuy nhiên, theo ông Vũ Tiến Lộc, hiện vẫn còn tình trạng không ít bộ ngành, địa phương, cán bộ cấp cơ sở “lạnh nhạt” với doanh nghiệp.
Trong khi đó, nhìn nhận lại hơn 9 tháng thực hiện Nghị quyết số 35, hầu hết các ý kiến lãnh đạo các bộ, ngành cho rằng cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết quan trọng này của Chính phủ, chưa cần phải bổ sung, sửa đổi nội dung Nghị quyết.
Trong khi đó, Thứ trưởng Hà Công Tuấn mong muốn từng năm một, Chính phủ lựa chọn các giải pháp ưu tiên, có tính lan tỏa để thực hiện triệt để, đồng thời đề nghị cần đánh giá nhanh chính sách tín dụng về đất đai trong nông nghiệp; sớm sửa đổi chính sách pháp luật về đất đai sản xuất, nhất là quyền sử dụng đất là những vướng mắc cản trở doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Vụ trưởng - Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ Công Thương Phan Đăng Tuất đề nghị áp dụng chính sách tự nguyện, tự động đóng thuế đối với doanh nghiệp hoạt động tới khi nào có lãi trong lĩnh vực sản xuất và doanh nghiệp trong khu vực nông nghiệp.
“Nếu mạnh dạn áp dụng chính sách này sẽ tạo sự bùng nổ khởi nghiệp ở khu vực nông thôn. Khi doanh nghiệp làm ăn có lời, vững vàng thì doanh nghiệp sẽ đóng thuế đều đặn, đầy đủ”, ông Tuất nói.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Phước Thanh cho rằng các bộ, ngành và địa phương ban hành, quản lý các thủ tục hành chính là phải theo hướng cung cấp dịch vụ công chứ không phải cắt giảm thủ tục hành chính thì gọi là hỗ trợ doanh nghiệp. Còn lẫn lộn thì doanh nghiệp còn bị phiền hà.
“Xu hướng bây giờ là giảm hỗ trợ để tạo sự bình đẳng, càng hỗ trợ càng mất bình đẳng”, Phó thống đốc nêu quan điểm.
Liên quan tới tinh thần “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế”, qua thực tiễn theo dõi, Phó Vụ trưởng Vụ 1 Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho rằng Bộ Tư pháp, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nên xây dựng thông tư liên lịch quy định các hành vi vi phạm để không xảy ra các trường hợp hình sự hóa các quan hệ kinh tế. Việc này vừa để doanh nghiệp không vi phạm và cũng giám sát được các cơ quan thực thi pháp luật.
Không dồn kiến nghị lên Thủ tướng
Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng tinh thần thực hiện phát triển doanh nghiệp chứ không phải là “hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn” nữa mà phải là tạo thuận lợi thương mại cho đầu tư, kinh doanh, phù hợp với mong muốn chi phí sản xuất thấp, ít rủi ro về pháp lý của cộng đồng doanh nghiệp.
Phó thủ tướng đề nghị các bộ, địa phương, VCCI xây dựng báo cáo việc thực hiện Nghị quyết 35. Từ nay tới khi tổ chức hội nghị, các địa phương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là tổ chức đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, xử lý các kiến nghị của doanh nghiệp ở từng cấp, tránh để dồn tất cả các kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ.
Phó thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính đánh giá sâu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả tạo thuận lợi thương mại và thực hiện cơ chế 1 cửa quốc gia, việc đơn giản hóa 73 thủ tục kiểm tra chuyên ngành liên quan nhiều tới các ngành sản xuất; có giải pháp phát triển thị trường vốn chứng khoán, hỗ trợ cho khối ngân hàng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về chỉ số phát triển doanh nghiệp và công bố công khai bộ chỉ số này cho năm 2017, động viên khen thưởng các đơn vị phát triển doanh nghiệp tốt. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm đánh giá rõ hơn công cụ chính sách tín dụng để hỗ trợ các lĩnh vực, địa bàn trọng tâm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra các giải pháp tốt hơn để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là các kiến nghị cụ thể về thị trường quyền sử dụng đất và vấn đề tích tụ ruộng đất.
Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục nghiên cứu việc giảm phí BOT. Bộ Xây dựng chủ trì đánh giá việc tháo gỡ khó khăn trong thị trường nhà đất, bất động sản. Bộ Công Thương nêu rõ giải pháp phát triển thị trường biên mậu, xuất khẩu và đặc biệt là phòng vệ thương mại chính đáng để bảo vệ doanh nghiệp trong nước…
Phát biểu trên được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn nêu ra tại hội nghị sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ về phát triển doanh nghiệp 2016-2020, ngày 9/2.
“Càng hỗ trợ càng mất bình đẳng”
Báo cáo tại hội nghị, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho hay, 75% số doanh nghiệp được hỏi đánh giá nhóm giải pháp bảo đảm quyền kinh doanh bình đẳng và tạo thuận lợi thương mại là tích cực. Tỷ lệ đánh giá tích cực và thấy rằng có thay đổi đối với tinh thần phục vụ doanh nghiệp của chính quyền địa phương là 60%. Tuy nhiên, theo ông Vũ Tiến Lộc, hiện vẫn còn tình trạng không ít bộ ngành, địa phương, cán bộ cấp cơ sở “lạnh nhạt” với doanh nghiệp.
Trong khi đó, nhìn nhận lại hơn 9 tháng thực hiện Nghị quyết số 35, hầu hết các ý kiến lãnh đạo các bộ, ngành cho rằng cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết quan trọng này của Chính phủ, chưa cần phải bổ sung, sửa đổi nội dung Nghị quyết.
Trong khi đó, Thứ trưởng Hà Công Tuấn mong muốn từng năm một, Chính phủ lựa chọn các giải pháp ưu tiên, có tính lan tỏa để thực hiện triệt để, đồng thời đề nghị cần đánh giá nhanh chính sách tín dụng về đất đai trong nông nghiệp; sớm sửa đổi chính sách pháp luật về đất đai sản xuất, nhất là quyền sử dụng đất là những vướng mắc cản trở doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Vụ trưởng - Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ Công Thương Phan Đăng Tuất đề nghị áp dụng chính sách tự nguyện, tự động đóng thuế đối với doanh nghiệp hoạt động tới khi nào có lãi trong lĩnh vực sản xuất và doanh nghiệp trong khu vực nông nghiệp.
“Nếu mạnh dạn áp dụng chính sách này sẽ tạo sự bùng nổ khởi nghiệp ở khu vực nông thôn. Khi doanh nghiệp làm ăn có lời, vững vàng thì doanh nghiệp sẽ đóng thuế đều đặn, đầy đủ”, ông Tuất nói.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Phước Thanh cho rằng các bộ, ngành và địa phương ban hành, quản lý các thủ tục hành chính là phải theo hướng cung cấp dịch vụ công chứ không phải cắt giảm thủ tục hành chính thì gọi là hỗ trợ doanh nghiệp. Còn lẫn lộn thì doanh nghiệp còn bị phiền hà.
“Xu hướng bây giờ là giảm hỗ trợ để tạo sự bình đẳng, càng hỗ trợ càng mất bình đẳng”, Phó thống đốc nêu quan điểm.
Liên quan tới tinh thần “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế”, qua thực tiễn theo dõi, Phó Vụ trưởng Vụ 1 Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho rằng Bộ Tư pháp, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nên xây dựng thông tư liên lịch quy định các hành vi vi phạm để không xảy ra các trường hợp hình sự hóa các quan hệ kinh tế. Việc này vừa để doanh nghiệp không vi phạm và cũng giám sát được các cơ quan thực thi pháp luật.
Không dồn kiến nghị lên Thủ tướng
Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng tinh thần thực hiện phát triển doanh nghiệp chứ không phải là “hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn” nữa mà phải là tạo thuận lợi thương mại cho đầu tư, kinh doanh, phù hợp với mong muốn chi phí sản xuất thấp, ít rủi ro về pháp lý của cộng đồng doanh nghiệp.
Phó thủ tướng đề nghị các bộ, địa phương, VCCI xây dựng báo cáo việc thực hiện Nghị quyết 35. Từ nay tới khi tổ chức hội nghị, các địa phương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là tổ chức đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, xử lý các kiến nghị của doanh nghiệp ở từng cấp, tránh để dồn tất cả các kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ.
Phó thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính đánh giá sâu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả tạo thuận lợi thương mại và thực hiện cơ chế 1 cửa quốc gia, việc đơn giản hóa 73 thủ tục kiểm tra chuyên ngành liên quan nhiều tới các ngành sản xuất; có giải pháp phát triển thị trường vốn chứng khoán, hỗ trợ cho khối ngân hàng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về chỉ số phát triển doanh nghiệp và công bố công khai bộ chỉ số này cho năm 2017, động viên khen thưởng các đơn vị phát triển doanh nghiệp tốt. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm đánh giá rõ hơn công cụ chính sách tín dụng để hỗ trợ các lĩnh vực, địa bàn trọng tâm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra các giải pháp tốt hơn để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là các kiến nghị cụ thể về thị trường quyền sử dụng đất và vấn đề tích tụ ruộng đất.
Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục nghiên cứu việc giảm phí BOT. Bộ Xây dựng chủ trì đánh giá việc tháo gỡ khó khăn trong thị trường nhà đất, bất động sản. Bộ Công Thương nêu rõ giải pháp phát triển thị trường biên mậu, xuất khẩu và đặc biệt là phòng vệ thương mại chính đáng để bảo vệ doanh nghiệp trong nước…