Hà Nội lập tổ công tác đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp
Tổ công tác đặc biệt của Hà Nội sẽ bắt đầu hoạt động từ 1/1/2017
“Cùng với những cải cách về thủ tục hành chính, thay đổi về tác phong làm việc của cán bộ, công chức, Hà Nội quyết tâm sẽ cải cách thực sự trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trên địa bàn”.
Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại buổi đối thoại với hàng trăm doanh nghiệp sáng 28/11.
Mở đầu buổi đối thoại, Chủ tịch Tập đoàn T&T Đỗ Quang Hiển phản ánh rằng, cùng với chủ trương chung của Chính phủ, Hà Nội cũng cần phải có những động thái tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn.
Đặc biệt là vấn đề cổ phần hóa, thành phố cần bán hết vốn nhà nước ở những doanh nghiệp không cần thiết. Còn với những doanh nghiệp cần nắm giữ tỷ lệ cổ phần thì cũng không nên để cán bộ cũng đảm nhiệm hết các vị trí lãnh đạo, sẽ tạo khó khăn cho quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
Tiếp lời ông Hiển, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho hay, trong thời gian qua, lãnh đạo thành phố có nhận được những phản ánh về vướng mắc, thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp trên địa bàn.
Đối với những vướng mắc trong cổ phần hóa, thành phố đã trình Chính phủ đề án cổ phần hóa doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó có 3 nội dung đáng chú ý: rút hết vốn ở những doanh nghiệp không cần nắm giữ; Những doanh nghiệp mà nhà nước đang nắm giữ 20 - 30% cổ phần cũng sẽ cổ phần hóa hết vì giữ lại vài chục phần trăm vốn cũng không giải quyết được gì; sẽ đấu giá đất đai khi cổ phần hóa để xác định giá trị doanh nghiệp.
Ngoài ra, thành phố cũng đề xuất lập một doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính, kế toán để hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn.
Cùng với đó, thành phố quyết định chi mỗi năm 1 triệu USD để giúp các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh trên kênh truyền hình CNN.
Đặc biệt, mới đây, lãnh đạo thành phố đã họp và thống nhất sẽ thành lập một tổ công tác đặc biệt nhằm tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp. Tổ công tác này sẽ bắt đầu hoạt động từ 1/1/2017.
“Chúng tôi sẽ cắt giảm các thủ tục cho doanh nghiệp, từ 5 vòng xuống còn 2 vòng và tới đây chỉ còn duy nhất một vòng, một cửa”, Chủ tịch Hà Nội khẳng định.
Tán thành chủ trương thành lập tổ công tác đặc biệt của thành phố, tuy nhiên Giám đốc Công ty Công Nghiệp Đông Hưng Đào Viết Thanh, cho rằng, tổ công tác đặc biệt của thành phố không nên chỉ “ngồi một chỗ” để giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp mà nên “xuống tận cơ sở” để tìm hiểu thực tế hoạt động của doanh nghiệp, xem khó khăn ở đâu, như thế nào.
“Nếu ngân sách thành phố không đủ trả cho công tác này thì doanh nghiệp chúng tôi hoàn toàn có thể trả lương cho tổ công tác nếu họ chịu đi cơ sở”, ông Thanh nói.
Đáp lại đề xuất này, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói rằng, việc thành lập tổ công tác đặc biệt cũng chỉ là thí điểm và phải tuân thủ theo các quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, cá nhân ông sẵn sàng gặp và tiếp các doanh nghiệp để lắng nghe các phản ánh, kiến nghị. Trước mắt có thể trao đổi qua email, nếu vẫn chưa thỏa mãn thì có thể gặp trực tiếp Chủ tịch để trao đổi.
Phát biểu tại buổi đối thoại, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc lưu ý, Hà Nội dù là Thủ đô của cả nước nhưng có một số chỉ số về hỗ trợ doanh nghiệp lại xếp sau các địa phương khác.
Cụ thể là theo khảo sát PCI 2015 thì có đến hơn 50% doanh nghiệp tại Hà Nội đánh giá cán bộ, công chức của thành phố giải quyết công việc chưa hiệu quả; trên 30% đánh giá cán bộ chưa thân thiện; 72% cán bộ ở bộ phận một cửa chưa am hiểu về chuyên môn…
Đặc biệt, dù là đóng tại Thủ đô, song doanh nghiệp tại Hà Nội lại khó tiếp cận được vốn hơn các tỉnh thành khác khi chỉ có 37% so với tỷ lệ 50% của cả nước.
Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI cũng nhấn mạnh, muốn vượt khó thì tự bản thân doang nghiệp cũng phải vươn lên, đổi mới, chứ nếu chỉ trông cậy vào chính quyền thì sẽ là sai lầm đáng tiếc.
Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại buổi đối thoại với hàng trăm doanh nghiệp sáng 28/11.
Mở đầu buổi đối thoại, Chủ tịch Tập đoàn T&T Đỗ Quang Hiển phản ánh rằng, cùng với chủ trương chung của Chính phủ, Hà Nội cũng cần phải có những động thái tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn.
Đặc biệt là vấn đề cổ phần hóa, thành phố cần bán hết vốn nhà nước ở những doanh nghiệp không cần thiết. Còn với những doanh nghiệp cần nắm giữ tỷ lệ cổ phần thì cũng không nên để cán bộ cũng đảm nhiệm hết các vị trí lãnh đạo, sẽ tạo khó khăn cho quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
Tiếp lời ông Hiển, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho hay, trong thời gian qua, lãnh đạo thành phố có nhận được những phản ánh về vướng mắc, thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp trên địa bàn.
Đối với những vướng mắc trong cổ phần hóa, thành phố đã trình Chính phủ đề án cổ phần hóa doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó có 3 nội dung đáng chú ý: rút hết vốn ở những doanh nghiệp không cần nắm giữ; Những doanh nghiệp mà nhà nước đang nắm giữ 20 - 30% cổ phần cũng sẽ cổ phần hóa hết vì giữ lại vài chục phần trăm vốn cũng không giải quyết được gì; sẽ đấu giá đất đai khi cổ phần hóa để xác định giá trị doanh nghiệp.
Ngoài ra, thành phố cũng đề xuất lập một doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính, kế toán để hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn.
Cùng với đó, thành phố quyết định chi mỗi năm 1 triệu USD để giúp các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh trên kênh truyền hình CNN.
Đặc biệt, mới đây, lãnh đạo thành phố đã họp và thống nhất sẽ thành lập một tổ công tác đặc biệt nhằm tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp. Tổ công tác này sẽ bắt đầu hoạt động từ 1/1/2017.
“Chúng tôi sẽ cắt giảm các thủ tục cho doanh nghiệp, từ 5 vòng xuống còn 2 vòng và tới đây chỉ còn duy nhất một vòng, một cửa”, Chủ tịch Hà Nội khẳng định.
Tán thành chủ trương thành lập tổ công tác đặc biệt của thành phố, tuy nhiên Giám đốc Công ty Công Nghiệp Đông Hưng Đào Viết Thanh, cho rằng, tổ công tác đặc biệt của thành phố không nên chỉ “ngồi một chỗ” để giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp mà nên “xuống tận cơ sở” để tìm hiểu thực tế hoạt động của doanh nghiệp, xem khó khăn ở đâu, như thế nào.
“Nếu ngân sách thành phố không đủ trả cho công tác này thì doanh nghiệp chúng tôi hoàn toàn có thể trả lương cho tổ công tác nếu họ chịu đi cơ sở”, ông Thanh nói.
Đáp lại đề xuất này, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói rằng, việc thành lập tổ công tác đặc biệt cũng chỉ là thí điểm và phải tuân thủ theo các quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, cá nhân ông sẵn sàng gặp và tiếp các doanh nghiệp để lắng nghe các phản ánh, kiến nghị. Trước mắt có thể trao đổi qua email, nếu vẫn chưa thỏa mãn thì có thể gặp trực tiếp Chủ tịch để trao đổi.
Phát biểu tại buổi đối thoại, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc lưu ý, Hà Nội dù là Thủ đô của cả nước nhưng có một số chỉ số về hỗ trợ doanh nghiệp lại xếp sau các địa phương khác.
Cụ thể là theo khảo sát PCI 2015 thì có đến hơn 50% doanh nghiệp tại Hà Nội đánh giá cán bộ, công chức của thành phố giải quyết công việc chưa hiệu quả; trên 30% đánh giá cán bộ chưa thân thiện; 72% cán bộ ở bộ phận một cửa chưa am hiểu về chuyên môn…
Đặc biệt, dù là đóng tại Thủ đô, song doanh nghiệp tại Hà Nội lại khó tiếp cận được vốn hơn các tỉnh thành khác khi chỉ có 37% so với tỷ lệ 50% của cả nước.
Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI cũng nhấn mạnh, muốn vượt khó thì tự bản thân doang nghiệp cũng phải vươn lên, đổi mới, chứ nếu chỉ trông cậy vào chính quyền thì sẽ là sai lầm đáng tiếc.