“Mong Thủ tướng quyết liệt hơn”
Đâu là những kỳ vọng của đại biểu Quốc hội vào nhiệm kỳ mới của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ?
Chiều 26/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tái đắc cử, tại thời điểm nền kinh tế đất nước đang đứng trước những khó khăn rất lớn.
Bởi vậy, một trong những kỳ vọng của các đại biểu Quốc hội, khi chia sẻ với VnEconomy, là người đứng đầu Chính phủ sẽ quyết liệt hơn để tạo được sự đột phá trong điều hành kinh tế.
Kỳ vọng vào sự đột phá
Đại biểu Đinh Huy Chiến (Thái Nguyên)
"Là người trực tiếp bỏ phiếu bầu người đứng đầu Chính phủ, tôi mong Thủ tướng quyết liệt hơn trong điều hành, đặc biệt là trong điều hành kinh tế để tạo ra sự đột phá.
Tôi cũng mong Thủ tướng thể hiện rõ vai trò cá nhân. Tố chất dám làm dám chịu của người lãnh đạo thì được nhắc đến nhiều, song dám làm và dám chịu trách nhiệm đến mức độ nào, thì còn tùy thuộc vào vai trò cá nhân của Thủ tướng mới.
Kỳ vọng lớn nhất của tôi là điều hành nền kinh tế của Chính phủ sát với thực tế, không chỉ là những quyết sách kịp thời để vượt qua thời điểm khó khăn này mà còn là tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển lâu dài của đất nước.
Cộng đồng doanh nghiệp luôn mong muốn được Chính phủ đồng hành, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển bền vững.
Tại thời điểm hiện nay, cần nhất là tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn, nếu hạn chế tăng trưởng tín dụng trong thời gian dài thì rất khó khăn cho doanh nghiệp. Theo tôi, nguồn vốn cần được ưu tiên cho sản xuất, thay vì đổ vào bất động sản hay những lĩnh vực phi sản xuất khác".
Lạm phát là thách thức nặng nề
Đại biểu Danh Út (Kiên Giang)
"Điều hành kinh tế nhiệm kỳ này sẽ khó khăn hơn nhiệm kỳ trước, lạm phát rất cao, là thách thức nặng nề không chỉ trong năm nay mà còn trong cả nhiệm kỳ.
Tôi tin rằng Thủ tướng là người đứng đầu cầm lái con thuyền thì sẽ hành động quyết liệt hơn, tổ chức thực hiện hiệu quả hơn để tăng trưởng kinh tế phải đi liền với an sinh xã hội.
Trong điều hành phải cụ thể hơn nữa, gắn với trách nhiệm của từng bộ ngành. Theo tôi, Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt hơn trong sản xuất nông nghiệp, vì phát triển nông nghiệp mà nước ta ổn định hơn nhiều nước khác trong bối cảnh khó khăn hiện nay".
Tập trung đổi mới thể chế kinh tế
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình)
"Đây là giai đoạn rất khó khăn của nền kinh tế, tôi hy vọng Thủ tướng và Chính phủ hướng vào nhiệm vu trọng tâm là đổi mới thể chế kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để có thể hội nhập thành công. Vì trong tương quan thế giới và khu vực thì năng lực cạnh tranh của chúng ta còn thấp.
Việc đặt trọng tâm vào cải cách thể chế thì rất cần sự điều hành quyết liệt của Thủ tướng. Theo tôi giai đoạn này cần biện pháp ngắn hạn, tình thế bên cạnh các giải pháp cơ bản dài hạn. Như đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại đầu tư công…
Tôi tin tưởng chắc chắn là Thủ tướng và Chính phủ sẽ đưa ra thông điệp mạnh mẽ về đổi mới thể chế kinh tế trong nhiệm kỳ mới".
Thủ tướng đã có nhiều trải nghiệm
Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị)
"Là đại biểu tái cử, Quốc hội khóa 12 tôi cũng đã trực tiếp bầu Thủ tướng, và trong cả nhiệm kỳ tôi cũng có quan sát và cập nhật hoạt động của Chính phủ.
Tôi thấy Chính phủ đã làm được rất nhiều việc, đưa kinh tế tăng trưởng, ổn định vĩ mô, giảm lạm phát, chăm lo an sinh xã hội… nhưng trong quá trình điều hành còn có những hạn chế, bất cập. Điển hình như để một số tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước làm mất lòng tin của một bộ phận nhân dân qua sử dụng vốn ngân sách nhà nước và tài sản không hiệu quả, thậm chí còn vi phạm pháp luật.
Bước vào nhiệm kỳ mới, kỳ vọng của tôi là bằng cả trải nghiệm của nhiệm kỳ, Thủ tướng có thể rút ra các bài học thật sâu sắc, cùng cả tập thể Chính phủ khắc phục nhược điểm, bất cập, kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, và đặc biệt trong đó có cả thất thoát lãng phí.
Vì, hậu quả của lãng phí cũng không kém gì tham nhũng, có những lãng phí rất lớn, như ở các công trình thất thoát đến 30% thậm chí đến 35%, để lại hậu quả rất nặng nề".
Bởi vậy, một trong những kỳ vọng của các đại biểu Quốc hội, khi chia sẻ với VnEconomy, là người đứng đầu Chính phủ sẽ quyết liệt hơn để tạo được sự đột phá trong điều hành kinh tế.
Kỳ vọng vào sự đột phá
Đại biểu Đinh Huy Chiến (Thái Nguyên)
"Là người trực tiếp bỏ phiếu bầu người đứng đầu Chính phủ, tôi mong Thủ tướng quyết liệt hơn trong điều hành, đặc biệt là trong điều hành kinh tế để tạo ra sự đột phá.
Tôi cũng mong Thủ tướng thể hiện rõ vai trò cá nhân. Tố chất dám làm dám chịu của người lãnh đạo thì được nhắc đến nhiều, song dám làm và dám chịu trách nhiệm đến mức độ nào, thì còn tùy thuộc vào vai trò cá nhân của Thủ tướng mới.
Kỳ vọng lớn nhất của tôi là điều hành nền kinh tế của Chính phủ sát với thực tế, không chỉ là những quyết sách kịp thời để vượt qua thời điểm khó khăn này mà còn là tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển lâu dài của đất nước.
Cộng đồng doanh nghiệp luôn mong muốn được Chính phủ đồng hành, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển bền vững.
Tại thời điểm hiện nay, cần nhất là tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn, nếu hạn chế tăng trưởng tín dụng trong thời gian dài thì rất khó khăn cho doanh nghiệp. Theo tôi, nguồn vốn cần được ưu tiên cho sản xuất, thay vì đổ vào bất động sản hay những lĩnh vực phi sản xuất khác".
Lạm phát là thách thức nặng nề
Đại biểu Danh Út (Kiên Giang)
"Điều hành kinh tế nhiệm kỳ này sẽ khó khăn hơn nhiệm kỳ trước, lạm phát rất cao, là thách thức nặng nề không chỉ trong năm nay mà còn trong cả nhiệm kỳ.
Tôi tin rằng Thủ tướng là người đứng đầu cầm lái con thuyền thì sẽ hành động quyết liệt hơn, tổ chức thực hiện hiệu quả hơn để tăng trưởng kinh tế phải đi liền với an sinh xã hội.
Trong điều hành phải cụ thể hơn nữa, gắn với trách nhiệm của từng bộ ngành. Theo tôi, Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt hơn trong sản xuất nông nghiệp, vì phát triển nông nghiệp mà nước ta ổn định hơn nhiều nước khác trong bối cảnh khó khăn hiện nay".
Tập trung đổi mới thể chế kinh tế
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình)
"Đây là giai đoạn rất khó khăn của nền kinh tế, tôi hy vọng Thủ tướng và Chính phủ hướng vào nhiệm vu trọng tâm là đổi mới thể chế kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để có thể hội nhập thành công. Vì trong tương quan thế giới và khu vực thì năng lực cạnh tranh của chúng ta còn thấp.
Việc đặt trọng tâm vào cải cách thể chế thì rất cần sự điều hành quyết liệt của Thủ tướng. Theo tôi giai đoạn này cần biện pháp ngắn hạn, tình thế bên cạnh các giải pháp cơ bản dài hạn. Như đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại đầu tư công…
Tôi tin tưởng chắc chắn là Thủ tướng và Chính phủ sẽ đưa ra thông điệp mạnh mẽ về đổi mới thể chế kinh tế trong nhiệm kỳ mới".
Thủ tướng đã có nhiều trải nghiệm
Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị)
"Là đại biểu tái cử, Quốc hội khóa 12 tôi cũng đã trực tiếp bầu Thủ tướng, và trong cả nhiệm kỳ tôi cũng có quan sát và cập nhật hoạt động của Chính phủ.
Tôi thấy Chính phủ đã làm được rất nhiều việc, đưa kinh tế tăng trưởng, ổn định vĩ mô, giảm lạm phát, chăm lo an sinh xã hội… nhưng trong quá trình điều hành còn có những hạn chế, bất cập. Điển hình như để một số tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước làm mất lòng tin của một bộ phận nhân dân qua sử dụng vốn ngân sách nhà nước và tài sản không hiệu quả, thậm chí còn vi phạm pháp luật.
Bước vào nhiệm kỳ mới, kỳ vọng của tôi là bằng cả trải nghiệm của nhiệm kỳ, Thủ tướng có thể rút ra các bài học thật sâu sắc, cùng cả tập thể Chính phủ khắc phục nhược điểm, bất cập, kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, và đặc biệt trong đó có cả thất thoát lãng phí.
Vì, hậu quả của lãng phí cũng không kém gì tham nhũng, có những lãng phí rất lớn, như ở các công trình thất thoát đến 30% thậm chí đến 35%, để lại hậu quả rất nặng nề".