“Một mầm non bất động sản mới sắp xuất hiện”
GS. Đặng Hùng Võ ví Nghị quyết 02 như một phương án đỡ đẻ tốt cho thị trường bất động sản
“Chúng ta hãy xem khủng hoảng thị trường bất động sản hiện nay như đang
trong cơn đau sinh nở, để một mầm non bất động sản mới khỏe mạnh sắp xuất
hiện”, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại diễn đàn “Triển vọng phục hồi của thị trường bất động sản”, tổ chức ngày 13/6 tại Tp.HCM.
“Nghị quyết 02 như một phương án đỡ đẻ tốt, bà đỡ cụ thể là các cơ quan quản lý nhà nước và các cán bộ quản lý nhà nước. Nếu bà đỡ làm tốt nghiệp vụ thì thị trường mới có cơ hội khỏe mạnh trong tương lai”, GS. Võ nói.
Bước ngoặt 1/7?
Tại diễn đàn, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC cho rằng, thị trường bất động sản sẽ tăng trưởng trở lại với sự bùng nổ về phương thức đầu tư mới. Cụ thể, với sự ra đời và đi vào hoạt động của quỹ đầu tư bất động sản từ ngày 1/7 tới, thị trường bất động sản giai đoạn tới nhiều khả năng sẽ chứng kiến một làn sóng đầu tư.
“Các chứng chỉ quỹ đầu tư bất động sản sẽ là tâm điểm chú ý cho các nhà đầu tư cả cá nhân, tổ chức tham gia thị trường bất động sản bởi tính hấp dẫn của mô hình này. Thị trường bất động sản Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn của các quỹ đầu tư trên thế giới trong thời gian tới”, ông Quyết dự báo.
Với góc nhìn cẩn trọng hơn, ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước), cho rằng những tháng còn lại của năm 2013, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục đối mặt với khó khăn, thách thức.
Bởi theo ông, kinh nghiệm cho thấy thời gian phục hồi của thị trường là không thể nhanh chóng, chẳng hạn như thị trường bất động sản ở Mỹ sau 5 năm suy thoái đến nay mới có dấu hiệu hồi phục. Tuy nhiên, bằng những chính sách của Chính phủ, triển vọng của thị trường từ nay đến cuối năm sẽ tốt hơn ở từng phân khúc và của cả thị trường. Điều quan trọng là hoạt động của thị trường là cung đã bám sát sát nhu cầu thực của thị trường, từ đó giúp cho thị trường bất động sản ổn định hơn.
Theo GS. Đặng Hùng Võ, "câu "cùng tắc biến, biến tắc thông" của cổ nhân rất phù hợp với thị trường bất động sản nước ta hiện nay". Ông nói, tại điểm trầm lắng cùng cực của thị trường bất động sản sẽ xuất hiện một thị trường mới hiệu quả hơn, phát triển vì mục tiêu có nhà ở cho tất cả mọi người và cũng mang lại lợi ích xứng đáng cho các nhà đầu tư.
Đáy vẫn là ẩn số
Ở một góc nhìn khác, liên quan nhiều hơn đến câu chuyện thực tại, ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch Tập đoàn Đất Xanh đặt vấn đề tại diễn đàn, rằng hiện nay lượng cung căn hộ ở không phải là nhiều và lượng cầu cũng không hẳn là nhỏ, nhưng tại sao thị trường bất động sản vẫn trầm lắng, vắng bóng người mua?
Dẫn số liệu thống kê về nhà ở, doanh nhân này cho biết, diện tích nhà ở trên bình quân đầu người của Việt Nam mới đạt trên 13 m2, dự kiến đến năm 2015 phải đạt 15 m2, và năm 2020 phải đạt 20 m2. Tính đến thời điểm này, chúng ta có trên 1 tỷ m2 nhà ở, đến năm 2020 tổng diện tích nhà ở cần có là trên 2 tỷ m2.
Như vậy, trung bình mỗi năm phải xây mới thêm 100 triệu m2 nhà ở. Chứng tỏ thị trường bất động sản trong thời gian tới vẫn còn tiềm năng lớn để phát triển.
Thế nhưng, thực tế hiện nay thị trường bất động sản vẫn còn gặp quá nhiều khó khăn, mà theo ông Thìn, ngoài các lý do về tình hình kinh tế vĩ mô thì một lý do quan trọng khác chính là người dân đang mất niềm tin vào thị trường bất động sản, mà cụ thể là họ mất niềm tin vào các dự án, vào tiến độ, chất lượng xây dựng và các chính sách quản lý dịch vụ hậu mãi.
Ở góc độ của người trong cuộc, ông Thìn cho rằng, thị trường như vậy, nhà đầu tư hẳn cũng rất khó khăn, nhưng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho thị trường mà các chủ đầu tư cũng cần xem lại chính doanh nghiệp của mình.
Từ hiệu quả của đội ngũ nhân sự, cách thực hiện dự án, sự đầu tư vào khâu thiết kế, quản lý, vận hành và các vấn đề quản lý hệ thống… phải được xem lại.
Đặc biệt, câu chuyện giá bán vẫn là vấn đề mấu chốt khi nhiều dự án chưa thực tế trong khâu định giá từ đó chưa đáp ứng nhu cầu và tính chi trả, dẫn đến sự thất vọng của người mua.
“Thị trường căn hộ Tp.HCM vẫn còn cơ hội cho tất cả các phân khúc, bởi theo nghiên cứu của Đất Xanh, dù thị trường sụt giảm, nhưng lượng khách hàng có nhu cầu mua căn hộ ở thật vẫn luôn rất cao, bao gồm phân khúc căn hộ giá thấp và cao cấp”, ông Thìn cho hay.
Cũng theo chuyên gia này, đáy thị trường vẫn còn là một ẩn số, và không ai có thể nói được hiện thị trường đã là đáy thị trường hay chưa.
Tuy nhiên, ông cho rằng, cho dù thị trường chưa phải đáy, thì cũng đã bắt đầu là thời điểm tốt để mua nhà cho người có nhu cầu thật, vì giá nhiều dự án đã giảm đến mức tiệm cận khả năng chi trả của người mua.
“Nghị quyết 02 như một phương án đỡ đẻ tốt, bà đỡ cụ thể là các cơ quan quản lý nhà nước và các cán bộ quản lý nhà nước. Nếu bà đỡ làm tốt nghiệp vụ thì thị trường mới có cơ hội khỏe mạnh trong tương lai”, GS. Võ nói.
Bước ngoặt 1/7?
Tại diễn đàn, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC cho rằng, thị trường bất động sản sẽ tăng trưởng trở lại với sự bùng nổ về phương thức đầu tư mới. Cụ thể, với sự ra đời và đi vào hoạt động của quỹ đầu tư bất động sản từ ngày 1/7 tới, thị trường bất động sản giai đoạn tới nhiều khả năng sẽ chứng kiến một làn sóng đầu tư.
“Các chứng chỉ quỹ đầu tư bất động sản sẽ là tâm điểm chú ý cho các nhà đầu tư cả cá nhân, tổ chức tham gia thị trường bất động sản bởi tính hấp dẫn của mô hình này. Thị trường bất động sản Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn của các quỹ đầu tư trên thế giới trong thời gian tới”, ông Quyết dự báo.
Với góc nhìn cẩn trọng hơn, ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước), cho rằng những tháng còn lại của năm 2013, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục đối mặt với khó khăn, thách thức.
Bởi theo ông, kinh nghiệm cho thấy thời gian phục hồi của thị trường là không thể nhanh chóng, chẳng hạn như thị trường bất động sản ở Mỹ sau 5 năm suy thoái đến nay mới có dấu hiệu hồi phục. Tuy nhiên, bằng những chính sách của Chính phủ, triển vọng của thị trường từ nay đến cuối năm sẽ tốt hơn ở từng phân khúc và của cả thị trường. Điều quan trọng là hoạt động của thị trường là cung đã bám sát sát nhu cầu thực của thị trường, từ đó giúp cho thị trường bất động sản ổn định hơn.
Theo GS. Đặng Hùng Võ, "câu "cùng tắc biến, biến tắc thông" của cổ nhân rất phù hợp với thị trường bất động sản nước ta hiện nay". Ông nói, tại điểm trầm lắng cùng cực của thị trường bất động sản sẽ xuất hiện một thị trường mới hiệu quả hơn, phát triển vì mục tiêu có nhà ở cho tất cả mọi người và cũng mang lại lợi ích xứng đáng cho các nhà đầu tư.
Đáy vẫn là ẩn số
Ở một góc nhìn khác, liên quan nhiều hơn đến câu chuyện thực tại, ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch Tập đoàn Đất Xanh đặt vấn đề tại diễn đàn, rằng hiện nay lượng cung căn hộ ở không phải là nhiều và lượng cầu cũng không hẳn là nhỏ, nhưng tại sao thị trường bất động sản vẫn trầm lắng, vắng bóng người mua?
Dẫn số liệu thống kê về nhà ở, doanh nhân này cho biết, diện tích nhà ở trên bình quân đầu người của Việt Nam mới đạt trên 13 m2, dự kiến đến năm 2015 phải đạt 15 m2, và năm 2020 phải đạt 20 m2. Tính đến thời điểm này, chúng ta có trên 1 tỷ m2 nhà ở, đến năm 2020 tổng diện tích nhà ở cần có là trên 2 tỷ m2.
Như vậy, trung bình mỗi năm phải xây mới thêm 100 triệu m2 nhà ở. Chứng tỏ thị trường bất động sản trong thời gian tới vẫn còn tiềm năng lớn để phát triển.
Thế nhưng, thực tế hiện nay thị trường bất động sản vẫn còn gặp quá nhiều khó khăn, mà theo ông Thìn, ngoài các lý do về tình hình kinh tế vĩ mô thì một lý do quan trọng khác chính là người dân đang mất niềm tin vào thị trường bất động sản, mà cụ thể là họ mất niềm tin vào các dự án, vào tiến độ, chất lượng xây dựng và các chính sách quản lý dịch vụ hậu mãi.
Ở góc độ của người trong cuộc, ông Thìn cho rằng, thị trường như vậy, nhà đầu tư hẳn cũng rất khó khăn, nhưng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho thị trường mà các chủ đầu tư cũng cần xem lại chính doanh nghiệp của mình.
Từ hiệu quả của đội ngũ nhân sự, cách thực hiện dự án, sự đầu tư vào khâu thiết kế, quản lý, vận hành và các vấn đề quản lý hệ thống… phải được xem lại.
Đặc biệt, câu chuyện giá bán vẫn là vấn đề mấu chốt khi nhiều dự án chưa thực tế trong khâu định giá từ đó chưa đáp ứng nhu cầu và tính chi trả, dẫn đến sự thất vọng của người mua.
“Thị trường căn hộ Tp.HCM vẫn còn cơ hội cho tất cả các phân khúc, bởi theo nghiên cứu của Đất Xanh, dù thị trường sụt giảm, nhưng lượng khách hàng có nhu cầu mua căn hộ ở thật vẫn luôn rất cao, bao gồm phân khúc căn hộ giá thấp và cao cấp”, ông Thìn cho hay.
Cũng theo chuyên gia này, đáy thị trường vẫn còn là một ẩn số, và không ai có thể nói được hiện thị trường đã là đáy thị trường hay chưa.
Tuy nhiên, ông cho rằng, cho dù thị trường chưa phải đáy, thì cũng đã bắt đầu là thời điểm tốt để mua nhà cho người có nhu cầu thật, vì giá nhiều dự án đã giảm đến mức tiệm cận khả năng chi trả của người mua.