Một số cổ đông lớn vẫn chống đối tái cơ cấu ngân hàng
Một số thông tin đáng chú ý tại báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gửi đến Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Vì quyền lợi cá nhân, một số cổ đông lớn của các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém thiếu sự hợp tác hoặc chống đối với chính sách, biện pháp cơ cấu lại của Ngân hàng Nhà nước, gây thêm khó khăn cho quá trình cơ cấu lại các ngân hàng này.
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại báo cáo ngày 23/4/2013 gửi đến Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Tại đây, Ngân hàng Nhà nước đánh giá, mặc dù đạt được một số kết quả quan trọng, nhưng quá trình tái cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém diễn ra chậm hơn so với dự kiến. Cụ thể, theo dự kiến của Ngân hàng Nhà nước, sẽ có khoảng 5 – 8 ngân hàng hoàn tất việc cơ cấu lại trong quý 1/2013, tuy nhiên đến nay mới chỉ có phương án tái cơ cấu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TienPhong Bank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) được công bố và triển khai.
Một trong số các nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này chính là sự chống đối của một số cổ đông như đã nói trên.
Đáng chú ý, đây cũng chính là một trong bốn khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung, khu vực ngân hàng nói riêng, được Chính phủ nêu tại bản báo cáo về việc thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế vào tháng 11/2012.
Tuy nhiên, nửa năm qua, việc xử lý, khắc phục vướng mắc này thế nào là thông tin không được nhắc tới ở cả báo cáo mới nhất của Chính phủ về đề án tái cơ cấu nền kinh tế và báo cáo ngày 23/4 của Ngân hàng Nhà nước.
Bên cạnh kết quả tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, Ngân hàng Nhà nước cũng nêu nhiều con số và nhận định về tình hình trong ba tháng đầu năm 2013.
Theo đó, tính đến cuối tháng 3, tổng phương tiện thanh toán tăng 3,93% so với cuối năm 2012, cao hơn so với tốc độ tăng 2,24% của cùng kỳ năm ngoái. Dư nợ tín dụng tăng 0,67% so với cuối năm 2012. Lãi suất cho vay tiếp tục xu hướng giảm, ở mức 11- 13%/năm ở khối ngân hàng thương mại Nhà nước, 12 – 15%/năm ở khối ngân hàng thương mại cổ phần.
Cập nhật số liệu đến ngày 18/4, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh, tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sáng 26/4 cho biết, tổng phương tiện thanh toán tăng 4,8%, dư nợ tín dụng tăng 1,44%, tiền gửi của dân tăng 5,04%.
Trở lại báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, thị trường vàng, ngoại tệ trong quý 1 được xem là có nhiều chuyển biến tích cực. Lượng ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước mua được trong quý này là 3,18 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, đưa quy mô dự trữ ngoại hối đạt mức tương đương với thông lệ quốc tế là 12 tuần nhập khẩu.
Dự báo tình hình thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho rằng mục tiêu tăng trưởng đặt ra trong năm 2013 không dễ dàng đạt được song khả năng kiểm soát lạm phát dưới 7% là khả thi.
Với quan điểm yếu tố nới lỏng tiền tệ để khơi thông tín dụng không phải là giải pháp hữu hiệu trong việc giảm khó khăn đáng kể cho các doanh nghiệp nếu như yếu tố phía cầu ít được cải thiện và các giải pháp tài khóa mà khu vực doanh nghiệp đang chờ đón chậm triển khai, Ngân hàng Nhà nước đề xuất một số giải pháp cụ thể.
Một trong các giải pháp đó là có chính sách miễn giảm thuế, phí liên quan đến mua bán nợ xấu và các tài sản bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại yếu kém được mua lại, sáp nhập hợp nhất. Miễn thuế chuyển quyền sở hữu các tài sản trong giao dịch sáp nhập, hợp nhất nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém nói riêng cũng như hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung.
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại báo cáo ngày 23/4/2013 gửi đến Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Tại đây, Ngân hàng Nhà nước đánh giá, mặc dù đạt được một số kết quả quan trọng, nhưng quá trình tái cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém diễn ra chậm hơn so với dự kiến. Cụ thể, theo dự kiến của Ngân hàng Nhà nước, sẽ có khoảng 5 – 8 ngân hàng hoàn tất việc cơ cấu lại trong quý 1/2013, tuy nhiên đến nay mới chỉ có phương án tái cơ cấu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TienPhong Bank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) được công bố và triển khai.
Một trong số các nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này chính là sự chống đối của một số cổ đông như đã nói trên.
Đáng chú ý, đây cũng chính là một trong bốn khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung, khu vực ngân hàng nói riêng, được Chính phủ nêu tại bản báo cáo về việc thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế vào tháng 11/2012.
Tuy nhiên, nửa năm qua, việc xử lý, khắc phục vướng mắc này thế nào là thông tin không được nhắc tới ở cả báo cáo mới nhất của Chính phủ về đề án tái cơ cấu nền kinh tế và báo cáo ngày 23/4 của Ngân hàng Nhà nước.
Bên cạnh kết quả tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, Ngân hàng Nhà nước cũng nêu nhiều con số và nhận định về tình hình trong ba tháng đầu năm 2013.
Theo đó, tính đến cuối tháng 3, tổng phương tiện thanh toán tăng 3,93% so với cuối năm 2012, cao hơn so với tốc độ tăng 2,24% của cùng kỳ năm ngoái. Dư nợ tín dụng tăng 0,67% so với cuối năm 2012. Lãi suất cho vay tiếp tục xu hướng giảm, ở mức 11- 13%/năm ở khối ngân hàng thương mại Nhà nước, 12 – 15%/năm ở khối ngân hàng thương mại cổ phần.
Cập nhật số liệu đến ngày 18/4, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh, tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sáng 26/4 cho biết, tổng phương tiện thanh toán tăng 4,8%, dư nợ tín dụng tăng 1,44%, tiền gửi của dân tăng 5,04%.
Trở lại báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, thị trường vàng, ngoại tệ trong quý 1 được xem là có nhiều chuyển biến tích cực. Lượng ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước mua được trong quý này là 3,18 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, đưa quy mô dự trữ ngoại hối đạt mức tương đương với thông lệ quốc tế là 12 tuần nhập khẩu.
Dự báo tình hình thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho rằng mục tiêu tăng trưởng đặt ra trong năm 2013 không dễ dàng đạt được song khả năng kiểm soát lạm phát dưới 7% là khả thi.
Với quan điểm yếu tố nới lỏng tiền tệ để khơi thông tín dụng không phải là giải pháp hữu hiệu trong việc giảm khó khăn đáng kể cho các doanh nghiệp nếu như yếu tố phía cầu ít được cải thiện và các giải pháp tài khóa mà khu vực doanh nghiệp đang chờ đón chậm triển khai, Ngân hàng Nhà nước đề xuất một số giải pháp cụ thể.
Một trong các giải pháp đó là có chính sách miễn giảm thuế, phí liên quan đến mua bán nợ xấu và các tài sản bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại yếu kém được mua lại, sáp nhập hợp nhất. Miễn thuế chuyển quyền sở hữu các tài sản trong giao dịch sáp nhập, hợp nhất nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém nói riêng cũng như hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung.