“Mua USD, đừng chạy theo số đông”
Vài ngày nay, nhiều người dân đổ xô đến các địa điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do để mua USD
Vài ngày nay, nhiều người dân đổ xô đến các địa điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do để mua USD.
>>Chuyên trang tỷ giá trên VnEconomy
Trao đổi với VnEconomy về hiện tượng này, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng trong giai đoạn thị trường có nhiều biến động mạnh như hiện nay thì các nhà đầu tư nên thận trọng, đặc biệt đối với các nhà đầu tư cá nhân, tránh chạy theo xu hướng số đông, ồ ạt mua ngoại tệ, để rồi gặp phải những rủi ro không đáng có như đã từng xảy ra tại thị trường chứng khoán và bất động sản thời gian vừa qua.
Theo ông, đâu là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tỷ giá USD trên thị trường tự do cũng như tại các ngân hàng tăng bất thường như hiện nay?
Tôi nghĩ nguyên nhân chính đẩy tỷ giá USD/VND tăng đột biến trong một vài ngày vừa qua là do tâm lý của người dân và các doanh nghiệp đã đổ xô đi mua ngoại tệ dự trữ, kể cả những trường hợp các khoản thanh toán chưa đến hạn, do lo sợ lạm phát tăng cao và sự mất giá của VND, và một số phương tiện truyền thông đưa tin về mức dao động cao của tỷ giá VND/USD
Ngoài ra, cũng phải kể đến việc cầu ngoại tệ tăng mạnh trong khi cung ngoại tệ trở nên khan hiếm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nhập siêu 5 tháng đầu năm 2008 đạt mức kỷ lục 14,4 tỷ USD. Mặc dù vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 5 tháng đầu năm đã đạt 14,7 tỷ USD, đa phần mới chỉ ở dạng đăng ký dự án, còn vốn thực hiện chỉ ước đạt khoảng 5 tỷ USD.
Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam đang có dấu hiệu suy giảm, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát cao (theo thống kê 5 tháng đầu năm 2008 đã lên đến con số 15,96%) và thị trường chứng khoán tụt dốc, các nhà đầu tư gián tiếp rút vốn khỏi trái phiếu Chính phủ.
Với tình hình như hiện nay, khi mà thị trường chứng khoán đi xuống, bất động sản cũng giảm, giá vàng lên xuống thất thường thì USD có phải là một kênh đầu tư tốt nhất không, thưa ông?
Theo quan điểm của tôi, thì việc đầu tư vào USD trong thời điểm hiện nay chưa chắc đã là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất.
Từ đầu năm 2008 đến nay, đồng USD liên tục giảm giá so với các loại ngoại tệ khác, do sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ mà nguyên nhân chủ yếu là cuộc khủng hoảng trên thị trường cho vay thế chấp Mỹ. Các chuyên gia kinh tế thế giới đều nhận định về khả năng phục hồi yếu của nền kinh tế Mỹ trong thời gian tới. Điều này càng tạo áp lực giảm giá lên đồng USD.
Mặt khác, theo chỉ đạo của Thủ tướng về nhóm các giải pháp kiềm chế lạm phát trong thời gian tới, thì tỷ giá ngoại tệ sẽ được kiểm soát không để tăng hoặc mất giá quá biên độ +/- 2%.
Đồng thời, với mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang đạt mức tốt nhất từ trước đến nay, tương đương khoảng 5 tháng nhập khẩu, Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ có những can thiệp kịp thời nhằm bình ổn tỷ giá.
BIDV đang làm gì để góp phần ổn định tỷ giá, thưa ông?
Trong thời gian qua, BIDV tuyệt đối không cung ứng cho vay ngoại tệ cho các nhu cầu nhập vàng, các mặt hàng xa xỉ, ôtô… Chúng tôi chấp hành đầy đủ các chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, cũng như nhu cầu mua bán ngoại tệ của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu, nguyên vật liệu phục vụ xuất khẩu, phân bón, dược phẩm...
>>Chuyên trang tỷ giá trên VnEconomy
Trao đổi với VnEconomy về hiện tượng này, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng trong giai đoạn thị trường có nhiều biến động mạnh như hiện nay thì các nhà đầu tư nên thận trọng, đặc biệt đối với các nhà đầu tư cá nhân, tránh chạy theo xu hướng số đông, ồ ạt mua ngoại tệ, để rồi gặp phải những rủi ro không đáng có như đã từng xảy ra tại thị trường chứng khoán và bất động sản thời gian vừa qua.
Theo ông, đâu là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tỷ giá USD trên thị trường tự do cũng như tại các ngân hàng tăng bất thường như hiện nay?
Tôi nghĩ nguyên nhân chính đẩy tỷ giá USD/VND tăng đột biến trong một vài ngày vừa qua là do tâm lý của người dân và các doanh nghiệp đã đổ xô đi mua ngoại tệ dự trữ, kể cả những trường hợp các khoản thanh toán chưa đến hạn, do lo sợ lạm phát tăng cao và sự mất giá của VND, và một số phương tiện truyền thông đưa tin về mức dao động cao của tỷ giá VND/USD
Ngoài ra, cũng phải kể đến việc cầu ngoại tệ tăng mạnh trong khi cung ngoại tệ trở nên khan hiếm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nhập siêu 5 tháng đầu năm 2008 đạt mức kỷ lục 14,4 tỷ USD. Mặc dù vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 5 tháng đầu năm đã đạt 14,7 tỷ USD, đa phần mới chỉ ở dạng đăng ký dự án, còn vốn thực hiện chỉ ước đạt khoảng 5 tỷ USD.
Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam đang có dấu hiệu suy giảm, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát cao (theo thống kê 5 tháng đầu năm 2008 đã lên đến con số 15,96%) và thị trường chứng khoán tụt dốc, các nhà đầu tư gián tiếp rút vốn khỏi trái phiếu Chính phủ.
Với tình hình như hiện nay, khi mà thị trường chứng khoán đi xuống, bất động sản cũng giảm, giá vàng lên xuống thất thường thì USD có phải là một kênh đầu tư tốt nhất không, thưa ông?
Theo quan điểm của tôi, thì việc đầu tư vào USD trong thời điểm hiện nay chưa chắc đã là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất.
Từ đầu năm 2008 đến nay, đồng USD liên tục giảm giá so với các loại ngoại tệ khác, do sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ mà nguyên nhân chủ yếu là cuộc khủng hoảng trên thị trường cho vay thế chấp Mỹ. Các chuyên gia kinh tế thế giới đều nhận định về khả năng phục hồi yếu của nền kinh tế Mỹ trong thời gian tới. Điều này càng tạo áp lực giảm giá lên đồng USD.
Mặt khác, theo chỉ đạo của Thủ tướng về nhóm các giải pháp kiềm chế lạm phát trong thời gian tới, thì tỷ giá ngoại tệ sẽ được kiểm soát không để tăng hoặc mất giá quá biên độ +/- 2%.
Đồng thời, với mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang đạt mức tốt nhất từ trước đến nay, tương đương khoảng 5 tháng nhập khẩu, Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ có những can thiệp kịp thời nhằm bình ổn tỷ giá.
BIDV đang làm gì để góp phần ổn định tỷ giá, thưa ông?
Trong thời gian qua, BIDV tuyệt đối không cung ứng cho vay ngoại tệ cho các nhu cầu nhập vàng, các mặt hàng xa xỉ, ôtô… Chúng tôi chấp hành đầy đủ các chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, cũng như nhu cầu mua bán ngoại tệ của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu, nguyên vật liệu phục vụ xuất khẩu, phân bón, dược phẩm...