Mỹ chính thức điều tra Trung Quốc về sở hữu trí tuệ
Vấn đề sở hữu trí tuệ là nguồn căng thẳng mới nhất trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lightizer ngày 18/8 chính thức tuyên bố mở một cuộc điều tra nhằm vào các hoạt động về sở hữu trí tuệ của Trung Quốc. Quyết định được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Donald Trump yêu cầu ông Lighthizer xem xét vấn đề này.
Hãng tin Bloomberg cho biết, trong một tuyên bố, ông Lighthizer nói Mỹ sẽ điều tra các chính sách và hoạt động của Trung Quốc liên quan đến chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ và sáng tạo. Kết quả điều tra sẽ là cơ sở để Mỹ xác định xem Trung Quốc có hành vi “vô lý hoặc mang tính phân biệt đối xử” hoặc cản trở thương mại Mỹ.
“Sau khi tham vấn với các bên hữu quan và các cơ quan chính phủ khác, tôi đã xác định rằng những vấn đề rất quan trọng này xứng đáng một cuộc điều tra kỹ lưỡng”, ông Lighthizer phát biểu.
Hôm thứ Hai tuần qua, ông Trump ký một bản ghi nhớ chỉ đạo đại diện thương mại Mỹ xem xét điều tra hoạt động sở hữu trí tuệ của Trung Quốc theo Khoản 301 Đạo luật Thương mại 1974 của Mỹ. Điều khoản này cho phép Tổng thống Mỹ có thẩm quyền rộng lớn trong việc áp thuế quan đối với hàng hóa nước ngoài, cho dù hành động đơn phương như vậy hiếm khi được Mỹ sử dụng kể từ khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập vào năm 1995.
Vấn đề sở hữu trí tuệ là nguồn căng thẳng mới nhất trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mối quan hệ Mỹ-Trung đã hết “ấm” lại “lạnh” kể từ khi ông Trump lên cầm quyền. Gần đây, quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng vì vấn đề Triều Tiên.
Bởi vậy, cuộc điều tra của Mỹ có nguy cơ khiến mối quan hệ song phương càng thêm phần phức tạp giữa lúc cả hai đều muốn nỗ lực để kiểm soát mối đe dọa hạt nhân từ Bình Nhưỡng.
Hôm thứ Ba, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đáp trả bản ghi nhớ của Tổng thống Mỹ bằng một tuyên bố nói rằng nước này sẽ “dùng tất cả mọi biện pháp phù hợp” để bảo vệ quyền lợi của mình nếu Mỹ không tôn trọng các quy tắc đa phương và gây thiệt hại cho thương mại song phương.
Ông Lighthizer cho biết một ủy ban liên ngành sẽ tổ chức một phiên điều trần công khai vào ngày 10/10 về cuộc điều tra trên. Trước đó, những cơ quan, tổ chức và cá nhân quan tâm đến vấn đề có thể đưa ra ý kiến của mình trước ngày 28/9.
Đại diện thương mại Mỹ trước đây lập luận rằng Bắc Kinh sử dụng một loạt quy định nhằm buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao tài sản trí tuệ - chẳng hạn như cấp phép cho những công ty dược chuyển sản xuất tới Trung Quốc hay yêu cầu thiết kế của sản phẩm nước ngoài phải sao chép được ở Trung Quốc.
“Nghĩa vụ và trách nhiệm của tôi là bảo vệ công nghệ và nền công nghiệp của người lao động Mỹ khỏi những hoạt động bất bình đẳng và có tính chất lạm dụng”, ông Trump nói tại Nhà Trắng vào hôm thứ Hai. “Chúng tôi sẽ đứng lên chống lại bất kỳ quốc gia nào ép buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ có giá trị của họ như một điều kiện để tiếp cận thị trường. Chúng tôi sẽ chiến đấu chống hoạt động làm hàng giả, nhái và đánh cắp sở hữu trí tuệ khiến người Mỹ mất việc làm”.
Hãng tin Bloomberg cho biết, trong một tuyên bố, ông Lighthizer nói Mỹ sẽ điều tra các chính sách và hoạt động của Trung Quốc liên quan đến chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ và sáng tạo. Kết quả điều tra sẽ là cơ sở để Mỹ xác định xem Trung Quốc có hành vi “vô lý hoặc mang tính phân biệt đối xử” hoặc cản trở thương mại Mỹ.
“Sau khi tham vấn với các bên hữu quan và các cơ quan chính phủ khác, tôi đã xác định rằng những vấn đề rất quan trọng này xứng đáng một cuộc điều tra kỹ lưỡng”, ông Lighthizer phát biểu.
Hôm thứ Hai tuần qua, ông Trump ký một bản ghi nhớ chỉ đạo đại diện thương mại Mỹ xem xét điều tra hoạt động sở hữu trí tuệ của Trung Quốc theo Khoản 301 Đạo luật Thương mại 1974 của Mỹ. Điều khoản này cho phép Tổng thống Mỹ có thẩm quyền rộng lớn trong việc áp thuế quan đối với hàng hóa nước ngoài, cho dù hành động đơn phương như vậy hiếm khi được Mỹ sử dụng kể từ khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập vào năm 1995.
Vấn đề sở hữu trí tuệ là nguồn căng thẳng mới nhất trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mối quan hệ Mỹ-Trung đã hết “ấm” lại “lạnh” kể từ khi ông Trump lên cầm quyền. Gần đây, quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng vì vấn đề Triều Tiên.
Bởi vậy, cuộc điều tra của Mỹ có nguy cơ khiến mối quan hệ song phương càng thêm phần phức tạp giữa lúc cả hai đều muốn nỗ lực để kiểm soát mối đe dọa hạt nhân từ Bình Nhưỡng.
Hôm thứ Ba, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đáp trả bản ghi nhớ của Tổng thống Mỹ bằng một tuyên bố nói rằng nước này sẽ “dùng tất cả mọi biện pháp phù hợp” để bảo vệ quyền lợi của mình nếu Mỹ không tôn trọng các quy tắc đa phương và gây thiệt hại cho thương mại song phương.
Ông Lighthizer cho biết một ủy ban liên ngành sẽ tổ chức một phiên điều trần công khai vào ngày 10/10 về cuộc điều tra trên. Trước đó, những cơ quan, tổ chức và cá nhân quan tâm đến vấn đề có thể đưa ra ý kiến của mình trước ngày 28/9.
Đại diện thương mại Mỹ trước đây lập luận rằng Bắc Kinh sử dụng một loạt quy định nhằm buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao tài sản trí tuệ - chẳng hạn như cấp phép cho những công ty dược chuyển sản xuất tới Trung Quốc hay yêu cầu thiết kế của sản phẩm nước ngoài phải sao chép được ở Trung Quốc.
“Nghĩa vụ và trách nhiệm của tôi là bảo vệ công nghệ và nền công nghiệp của người lao động Mỹ khỏi những hoạt động bất bình đẳng và có tính chất lạm dụng”, ông Trump nói tại Nhà Trắng vào hôm thứ Hai. “Chúng tôi sẽ đứng lên chống lại bất kỳ quốc gia nào ép buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ có giá trị của họ như một điều kiện để tiếp cận thị trường. Chúng tôi sẽ chiến đấu chống hoạt động làm hàng giả, nhái và đánh cắp sở hữu trí tuệ khiến người Mỹ mất việc làm”.