Mỹ có ca tử vong thứ hai vì Ebola
Bác sỹ Martin Salia, một người gốc Sierra Leone và cư trú dài hạn ở Mỹ, đã ở trong tình trạng nguy kịch khi được đưa từ Tây Phi về Mỹ
Một bác sỹ bị nhiễm Ebola khi làm việc ở quốc gia Tây Phi Sierra Leone đã qua đời hôm qua (17/12) tại một bệnh viện thuộc bang Nebraska của Mỹ. Đây là ca tử vong thứ hai vì Ebola trong số 10 ca nhiễm căn bệnh này được điều trị ở Mỹ.
Hãng tin Reuters cho biết, bác sỹ Martin Salia, một người gốc Sierra Leone và cư trú dài hạn ở Mỹ, đã ở trong tình trạng nguy kịch khi được đưa từ Tây Phi về Trung tâm Y tế Nebraska vào chiều thứ Bảy tuần trước.
“Thận của ông ấy đã ngừng hoạt động, ông ấy thở rất khó khăn và mất phản ứng”, bác sỹ Daniel Johnson, một trong những người điều trị cho bác sỹ Salia, nói.
Các biện pháp điều trị tích cực nhất đã được triển khai cho bác sỹ Salia, bao gồm sử dụng kháng thể chiết xuất từ máu của bệnh nhân Ebola đã khỏi bệnh và thuốc chữa Ebola thử nghiệm Zmapp. Tuy vậy, vị bác sỹ 44 tuổi này đã không qua khỏi.
Bác sỹ Salia nguyên là một bác sỹ hàng đầu tại bệnh viện United Methodist Kissy Hospital ở Freetown, Sierra Leone. Ông được chẩn đoán nhiễm Ebola vào tuần trước, sau đó được đưa về Mỹ để điều trị theo đề nghị của vợ ông, một người Mỹ sống ở bang Maryland.
Hiện chưa rõ bác sỹ Salia đã nhiễm Ebola như thế nào. Trước khi mắc bệnh, ông đào tạo một bác sỹ khác và còn làm việc tại một số cơ sở y tế khác.
Bác sỹ Salia là bệnh nhân Ebola thứ ba được điều trị ở Trung tâm Y tế Nebraska thuộc thành phố Omaha, bang Nebraska. Hai bệnh nhân trước đó bị nhiễm Ebola ở Liberia và điều trị tại bệnh viện này đã khỏi bệnh.
Bác sỹ Salia cũng là bệnh nhân Ebola thứ hai tử vong trên đất Mỹ. Trước ông Salia, bệnh nhân Eric Thomas Duncan người Liberia đã được chẩn đoán Ebola tại Mỹ và qua đời không lâu sau đó dù đã điều trị tích cực tại bệnh viện.
Dịch Ebola hiện nay là trận dịch Ebola tồi tệ nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. Đã có ít nhất 5.177 người chết trong trận dịch này, tập trung chủ yếu ở Sierra Leone, Liberia và Guinea - theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Hãng tin Reuters cho biết, bác sỹ Martin Salia, một người gốc Sierra Leone và cư trú dài hạn ở Mỹ, đã ở trong tình trạng nguy kịch khi được đưa từ Tây Phi về Trung tâm Y tế Nebraska vào chiều thứ Bảy tuần trước.
“Thận của ông ấy đã ngừng hoạt động, ông ấy thở rất khó khăn và mất phản ứng”, bác sỹ Daniel Johnson, một trong những người điều trị cho bác sỹ Salia, nói.
Các biện pháp điều trị tích cực nhất đã được triển khai cho bác sỹ Salia, bao gồm sử dụng kháng thể chiết xuất từ máu của bệnh nhân Ebola đã khỏi bệnh và thuốc chữa Ebola thử nghiệm Zmapp. Tuy vậy, vị bác sỹ 44 tuổi này đã không qua khỏi.
Bác sỹ Salia nguyên là một bác sỹ hàng đầu tại bệnh viện United Methodist Kissy Hospital ở Freetown, Sierra Leone. Ông được chẩn đoán nhiễm Ebola vào tuần trước, sau đó được đưa về Mỹ để điều trị theo đề nghị của vợ ông, một người Mỹ sống ở bang Maryland.
Hiện chưa rõ bác sỹ Salia đã nhiễm Ebola như thế nào. Trước khi mắc bệnh, ông đào tạo một bác sỹ khác và còn làm việc tại một số cơ sở y tế khác.
Bác sỹ Salia là bệnh nhân Ebola thứ ba được điều trị ở Trung tâm Y tế Nebraska thuộc thành phố Omaha, bang Nebraska. Hai bệnh nhân trước đó bị nhiễm Ebola ở Liberia và điều trị tại bệnh viện này đã khỏi bệnh.
Bác sỹ Salia cũng là bệnh nhân Ebola thứ hai tử vong trên đất Mỹ. Trước ông Salia, bệnh nhân Eric Thomas Duncan người Liberia đã được chẩn đoán Ebola tại Mỹ và qua đời không lâu sau đó dù đã điều trị tích cực tại bệnh viện.
Dịch Ebola hiện nay là trận dịch Ebola tồi tệ nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. Đã có ít nhất 5.177 người chết trong trận dịch này, tập trung chủ yếu ở Sierra Leone, Liberia và Guinea - theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).