Mỹ có thể mất 24 tỷ USD do chính phủ đóng cửa
Với con số lên tới 24 tỷ USD, mỗi ngày nền kinh tế Mỹ có thể đã phải chịu tổn thất khoảng 1,5 tỷ USD
Theo báo USA Today số ra hôm nay (18/10), nền kinh tế Mỹ có thể đã chịu thiệt hại từ 12 tới 24 tỷ USD, chỉ trong khoảng thời gian 16 ngày khi chính quyền liên bang ngừng hoạt động do cạn ngân sách.
Cụ thể, hãng Macroeconomic Advisers nhận định, tổng mức thiệt hại trong vòng 16 ngày đóng cửa công sở là 12 tỷ USD. Còn theo đánh giá của tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor's, việc chính quyền liên bang ngừng hoạt động một phần trong hơn hai tuần, đã khiến nền kinh tế Mỹ bị thiệt hại khoảng 24 tỷ USD.
Với mức 24 tỷ USD, mỗi ngày nền kinh tế Mỹ phải chịu tổn thất khoảng 1,5 tỷ USD. Chưa hết, tổ chức Standard & Poor's còn dự báo rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng khoảng 2,4% trong quý cuối cùng của năm nay, giảm so với mức dự báo tăng trưởng 3% đưa ra trước khi Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động bắt đầu từ hôm 1/10.
Trong một báo cáo riêng rẽ khác, hãng nghiên cứu tài chính Moody's Analytics cũng đưa ra con số thiệt hại đối với nền kinh tế Mỹ gần tương tự như Standard & Poor's. Theo Moody's Analytics, tính đến cuối ngày 16/10, việc Chính phủ Mỹ đóng cửa đã gây thiệt hại khoảng 23 tỷ USD, tương đương với 1,4375 tỷ USD mỗi ngày.
Không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, việc chính quyền ngừng hoạt động suốt 16 ngày còn làm suy giảm mạnh niềm tin của người tiêu dùng Mỹ. Theo dữ liệu được công bố ngày 17/10 (giờ địa phương), chỉ số Bloomberg Consumer Comfort Index đã rơi xuống mức điểm thấp nhất kể từ tháng 3/2013 cho đến nay.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng ngân sách còn khiến lòng tin vào vị thế đầu tàu của nước Mỹ đã bị xói mòn nghiêm trọng. Phát biểu trong ngày hôm nay (18/10, giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố rằng, “không có gì gây tổn hại tới uy tín và vị thế của nước Mỹ, hơn những gì đã xảy ra trong vài tuần qua”.
Theo ông, vụ việc này đã khuyến khích kẻ thù và đối thủ cạnh tranh của Mỹ, trong khi khiến các bạn bè của Mỹ cảm thấy phiền lòng. Ý kiến của ông Obama được đưa ra vài giờ sau khi ông hạ bút ký phê chuẩn dự luật ngân sách, đồng ý nâng trần nợ công và chấm dứt tình trạng đóng cửa một phần đã kéo dài hơn hai tuần.
Trước đó, cựu Đại sứ Đức tại Mỹ Klaus Scharioth cảnh báo, sự tê liệt của Mỹ là mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng đối với Đức và phần còn lại của thế giới. Tại Israel, các nhà bình luận cho rằng cuộc đấu đá đã làm xấu đi hình ảnh của kinh tế Mỹ và tác động tiêu cực đến các thị trường tài chính, không chỉ Mỹ mà cả thế giới.
Cụ thể, hãng Macroeconomic Advisers nhận định, tổng mức thiệt hại trong vòng 16 ngày đóng cửa công sở là 12 tỷ USD. Còn theo đánh giá của tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor's, việc chính quyền liên bang ngừng hoạt động một phần trong hơn hai tuần, đã khiến nền kinh tế Mỹ bị thiệt hại khoảng 24 tỷ USD.
Với mức 24 tỷ USD, mỗi ngày nền kinh tế Mỹ phải chịu tổn thất khoảng 1,5 tỷ USD. Chưa hết, tổ chức Standard & Poor's còn dự báo rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng khoảng 2,4% trong quý cuối cùng của năm nay, giảm so với mức dự báo tăng trưởng 3% đưa ra trước khi Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động bắt đầu từ hôm 1/10.
Trong một báo cáo riêng rẽ khác, hãng nghiên cứu tài chính Moody's Analytics cũng đưa ra con số thiệt hại đối với nền kinh tế Mỹ gần tương tự như Standard & Poor's. Theo Moody's Analytics, tính đến cuối ngày 16/10, việc Chính phủ Mỹ đóng cửa đã gây thiệt hại khoảng 23 tỷ USD, tương đương với 1,4375 tỷ USD mỗi ngày.
Không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, việc chính quyền ngừng hoạt động suốt 16 ngày còn làm suy giảm mạnh niềm tin của người tiêu dùng Mỹ. Theo dữ liệu được công bố ngày 17/10 (giờ địa phương), chỉ số Bloomberg Consumer Comfort Index đã rơi xuống mức điểm thấp nhất kể từ tháng 3/2013 cho đến nay.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng ngân sách còn khiến lòng tin vào vị thế đầu tàu của nước Mỹ đã bị xói mòn nghiêm trọng. Phát biểu trong ngày hôm nay (18/10, giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố rằng, “không có gì gây tổn hại tới uy tín và vị thế của nước Mỹ, hơn những gì đã xảy ra trong vài tuần qua”.
Theo ông, vụ việc này đã khuyến khích kẻ thù và đối thủ cạnh tranh của Mỹ, trong khi khiến các bạn bè của Mỹ cảm thấy phiền lòng. Ý kiến của ông Obama được đưa ra vài giờ sau khi ông hạ bút ký phê chuẩn dự luật ngân sách, đồng ý nâng trần nợ công và chấm dứt tình trạng đóng cửa một phần đã kéo dài hơn hai tuần.
Trước đó, cựu Đại sứ Đức tại Mỹ Klaus Scharioth cảnh báo, sự tê liệt của Mỹ là mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng đối với Đức và phần còn lại của thế giới. Tại Israel, các nhà bình luận cho rằng cuộc đấu đá đã làm xấu đi hình ảnh của kinh tế Mỹ và tác động tiêu cực đến các thị trường tài chính, không chỉ Mỹ mà cả thế giới.