Mỹ dỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí với Việt Nam
Mục tiêu chính của việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận lần này, là nhằm giúp Việt Nam tuần tra và tự vệ ở biển Đông
Hôm 2/10, Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, nhằm giúp Việt Nam tăng cường an ninh hàng hải. Đây là động thái có tính lịch sử sau gần 40 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam.
"Bộ Ngoại giao đã có những bước đi nhằm cho phép sự chuyển giao các thiết bị liên quan tới an ninh hàng hải cho Việt Nam trong tương lai", hãng thông tấn Reuters dẫn lời nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết trong một cuộc họp báo diễn ra trong ngày 2/10 (theo giờ địa phương).
Trong một cuộc họp báo riêng rẽ, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng, quyết định này sẽ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, vốn đã được áp đặt từ sau cuộc Chiến tranh Việt Nam. Những yêu cầu của Việt Nam về bất cứ loại vũ khí cụ thể nào sẽ được đánh giá trên cơ sở từng trường hợp một.
Mục tiêu chính của việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận lần này, với trang thiết bị quốc phòng liên quan tới an ninh hàng hải, là nhằm giúp Việt Nam tuần tra và tự vệ ở biển Đông, trong bối cảnh các thách thức ở khu vực này đang tăng lên. Trong tương lai, việc bán vũ khí có thể gồm cả hệ thống không quân cũng như tàu biển.
Thượng nghị sỹ John McCain đã nhiệt liệt chúc mừng thông tin trên. "Việc nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam vì mục đích an ninh biển, sẽ giúp tăng cường hợp tác quốc phòng hai nước theo những cách mà hai bên cùng có lợi", ông tuyên bố.
Theo một số nguồn tin tại Mỹ, thì Washington có thể sẽ bán cho Việt Nam loại máy bay trinh sát P-3 Orion đã qua sử dụng. Loại máy bay này do phía Tập đoàn Lockheed Martin sản xuất. Tuy nhiên, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối tiết lộ tên của bất cứ hệ thống vũ khí cụ thể nào cũng như khung thời gian dự kiến.
Các quan chức Mỹ cũng cho biết, họ không nghĩ rằng Trung Quốc sẽ phản ứng dữ dội đối với động thái này, bởi mục tiêu của việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận sẽ là tập trung cung cấp các hệ thống phòng thủ cho Việt Nam. "Đây không phải là một hành động chống Trung Quốc", một trong số các quan chức Mỹ cho biết.
Những quan chức điều hành ngành công nghiệp vũ khí Mỹ đánh giá Việt Nam là một thị trường hứa hẹn đối với trang thiết bị quân sự của họ, trong bối cảnh Mỹ đang xoay trục về khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
"Bộ Ngoại giao đã có những bước đi nhằm cho phép sự chuyển giao các thiết bị liên quan tới an ninh hàng hải cho Việt Nam trong tương lai", hãng thông tấn Reuters dẫn lời nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết trong một cuộc họp báo diễn ra trong ngày 2/10 (theo giờ địa phương).
Trong một cuộc họp báo riêng rẽ, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng, quyết định này sẽ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, vốn đã được áp đặt từ sau cuộc Chiến tranh Việt Nam. Những yêu cầu của Việt Nam về bất cứ loại vũ khí cụ thể nào sẽ được đánh giá trên cơ sở từng trường hợp một.
Mục tiêu chính của việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận lần này, với trang thiết bị quốc phòng liên quan tới an ninh hàng hải, là nhằm giúp Việt Nam tuần tra và tự vệ ở biển Đông, trong bối cảnh các thách thức ở khu vực này đang tăng lên. Trong tương lai, việc bán vũ khí có thể gồm cả hệ thống không quân cũng như tàu biển.
Thượng nghị sỹ John McCain đã nhiệt liệt chúc mừng thông tin trên. "Việc nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam vì mục đích an ninh biển, sẽ giúp tăng cường hợp tác quốc phòng hai nước theo những cách mà hai bên cùng có lợi", ông tuyên bố.
Theo một số nguồn tin tại Mỹ, thì Washington có thể sẽ bán cho Việt Nam loại máy bay trinh sát P-3 Orion đã qua sử dụng. Loại máy bay này do phía Tập đoàn Lockheed Martin sản xuất. Tuy nhiên, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối tiết lộ tên của bất cứ hệ thống vũ khí cụ thể nào cũng như khung thời gian dự kiến.
Các quan chức Mỹ cũng cho biết, họ không nghĩ rằng Trung Quốc sẽ phản ứng dữ dội đối với động thái này, bởi mục tiêu của việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận sẽ là tập trung cung cấp các hệ thống phòng thủ cho Việt Nam. "Đây không phải là một hành động chống Trung Quốc", một trong số các quan chức Mỹ cho biết.
Những quan chức điều hành ngành công nghiệp vũ khí Mỹ đánh giá Việt Nam là một thị trường hứa hẹn đối với trang thiết bị quân sự của họ, trong bối cảnh Mỹ đang xoay trục về khu vực châu Á - Thái Bình Dương.