Mỹ lần đầu tiên vượt Saudi Arabia, Nga về trữ lượng dầu lửa
Theo số liệu được một nghiên cứu mới đây đưa ra, tổng trữ lượng dầu lửa của thế giới hiện ở mức 2,1 nghìn tỷ thùng
Mỹ sở hữu trữ lượng dầu lửa lớn hơn Saudi Arabia và Nga, đánh dấu lần đầu tiên vượt hai quốc gia xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới này về trữ lượng dầu - hãng tin CNBC dẫn một báo cáo mới cho biết.
Công ty Rystad Energy có trụ sở ở Oslo, Na Uy đã ước tính trữ lượng dầu có thể khai thác ở Mỹ từ các mỏ hiện có, các phát hiện, và các khu vực còn chưa được phát hiện lên tới 264 tỷ thùng. Trữ lượng này lớn hơn mức 212 tỷ thùng của Saudi Arabia và 256 tỷ thùng của Nga.
Nghiên cứu này phân tích 60.000 mỏ dầu trên toàn cầu trong thời gian 3 năm, cho thấy tổng trữ lượng dầu lửa của thế giới ở mức 2,1 nghìn tỷ thùng. Trữ lượng này lớn gấp 70 lần so với tốc độ khai thác dầu của thế giới khoảng 30 tỷ thùng dầu thô mỗi năm.
Trữ lượng dầu lửa có thể khai thác - lượng dầu mà việc khai thác là khả thi cả về phương diện kỹ thuật và kinh tế - được ngành công nghiệp năng lượng phân tích nhằm xác định giá trị của công ty, cũng như sức khỏe dài hạn của nền kinh tế một quốc gia sản xuất dầu lửa.
Các nước sản xuất dầu lớn như Saudi Arabia thường sử dụng nguồn tài nguyên dần lửa của mình để thể hiện sức mạnh trên trường quốc tế, đặc biệt là đối với các quốc gia sản xuất dầu lớn như Mỹ.
Tuy nhiên, sự phụ thuộc của Mỹ vào những quốc gia như vậy đã giảm xuống trong những năm gần đây khi công nghệ nứt vỉa thủy lực (hydraulic fracturing) và các công nghệ mới khác đã giúp Mỹ “mở khóa” được những mỏ dầu lớn.
Theo dữ liệu mà Rystad Energy đưa ra, hơn một nửa trữ lượng dầu của Mỹ là dầu đá phiến, trong đó riêng bang Texas có trữ lượng hơn 60 tỷ thùng dầu đá phiến.
Dữ liệu về trữ lượng dầu của các quốc gia là rất quan trọng, nhưng chi phí sản xuất lại là một vấn đề mang ý nghĩa sống còn - theo ông Richard Mallinson thuộc công ty tư vấn năng lượng Energy Aspects có trụ sở ở London.
“Con số về trữ lượng có ý nghĩa quan trọng nhưng còn nhiều yếu tố khác quyết định lợi ích trong ngắn hạn và dài hạn mà các công ty dầu lửa và các quốc gia nắm giữ”, ông Mallison nói. “Sự nổi lên của nước Mỹ trong ngành dầu lửa không thể xóa mờ vai trò của Saudi Arabia và Nga, bởi những nước này có những loại dầu có chi phí sản xuất rẻ nhất trên thế giới”.
Dù chi phí sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đã giảm, chi phí sản xuất dầu của Saudi Arabia và các nước Trung Đông khác vẫn rẻ hơn. Chẳng hạn, chi phí sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đã giảm một nửa trong hai năm qua, về dưới 40 USD/thùng. Nhưng chi phí sản xuất dầu của các nước Vùng Vịnh chỉ chưa đầy 10 USD/thùng.
Trong vòng 2 năm qua, các thành viên thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) dẫn đầu là Saudi Arabia đã “thả” cho giá dầu giảm nhằm đảm bảo thị phần dài hạn của họ không thể bị chiếm bởi các đối thủ có chi phí sản xuất dầu cao hơn.
Sự bùng nổ trong lĩnh vực khai thác dầu đá phiến của Mỹ là một nhân tố khiến giá dầu thế giới giảm mạnh, đẩy giá dầu Brent tại thị trường London từ mức 115 USD/thùng vào giữa năm 2014 xuống dưới 30 USD/thùng hồi đầu năm nay.
Công ty Rystad Energy có trụ sở ở Oslo, Na Uy đã ước tính trữ lượng dầu có thể khai thác ở Mỹ từ các mỏ hiện có, các phát hiện, và các khu vực còn chưa được phát hiện lên tới 264 tỷ thùng. Trữ lượng này lớn hơn mức 212 tỷ thùng của Saudi Arabia và 256 tỷ thùng của Nga.
Nghiên cứu này phân tích 60.000 mỏ dầu trên toàn cầu trong thời gian 3 năm, cho thấy tổng trữ lượng dầu lửa của thế giới ở mức 2,1 nghìn tỷ thùng. Trữ lượng này lớn gấp 70 lần so với tốc độ khai thác dầu của thế giới khoảng 30 tỷ thùng dầu thô mỗi năm.
Trữ lượng dầu lửa có thể khai thác - lượng dầu mà việc khai thác là khả thi cả về phương diện kỹ thuật và kinh tế - được ngành công nghiệp năng lượng phân tích nhằm xác định giá trị của công ty, cũng như sức khỏe dài hạn của nền kinh tế một quốc gia sản xuất dầu lửa.
Các nước sản xuất dầu lớn như Saudi Arabia thường sử dụng nguồn tài nguyên dần lửa của mình để thể hiện sức mạnh trên trường quốc tế, đặc biệt là đối với các quốc gia sản xuất dầu lớn như Mỹ.
Tuy nhiên, sự phụ thuộc của Mỹ vào những quốc gia như vậy đã giảm xuống trong những năm gần đây khi công nghệ nứt vỉa thủy lực (hydraulic fracturing) và các công nghệ mới khác đã giúp Mỹ “mở khóa” được những mỏ dầu lớn.
Theo dữ liệu mà Rystad Energy đưa ra, hơn một nửa trữ lượng dầu của Mỹ là dầu đá phiến, trong đó riêng bang Texas có trữ lượng hơn 60 tỷ thùng dầu đá phiến.
Dữ liệu về trữ lượng dầu của các quốc gia là rất quan trọng, nhưng chi phí sản xuất lại là một vấn đề mang ý nghĩa sống còn - theo ông Richard Mallinson thuộc công ty tư vấn năng lượng Energy Aspects có trụ sở ở London.
“Con số về trữ lượng có ý nghĩa quan trọng nhưng còn nhiều yếu tố khác quyết định lợi ích trong ngắn hạn và dài hạn mà các công ty dầu lửa và các quốc gia nắm giữ”, ông Mallison nói. “Sự nổi lên của nước Mỹ trong ngành dầu lửa không thể xóa mờ vai trò của Saudi Arabia và Nga, bởi những nước này có những loại dầu có chi phí sản xuất rẻ nhất trên thế giới”.
Dù chi phí sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đã giảm, chi phí sản xuất dầu của Saudi Arabia và các nước Trung Đông khác vẫn rẻ hơn. Chẳng hạn, chi phí sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đã giảm một nửa trong hai năm qua, về dưới 40 USD/thùng. Nhưng chi phí sản xuất dầu của các nước Vùng Vịnh chỉ chưa đầy 10 USD/thùng.
Trong vòng 2 năm qua, các thành viên thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) dẫn đầu là Saudi Arabia đã “thả” cho giá dầu giảm nhằm đảm bảo thị phần dài hạn của họ không thể bị chiếm bởi các đối thủ có chi phí sản xuất dầu cao hơn.
Sự bùng nổ trong lĩnh vực khai thác dầu đá phiến của Mỹ là một nhân tố khiến giá dầu thế giới giảm mạnh, đẩy giá dầu Brent tại thị trường London từ mức 115 USD/thùng vào giữa năm 2014 xuống dưới 30 USD/thùng hồi đầu năm nay.