Năm 2009: Vốn đầu tư phát triển dự kiến tăng 17%
Nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2009 có thể đạt 715 nghìn tỷ đồng
Báo cáo của Chính phủ tại phiên họp lần thứ 24 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trong năm 2009, nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 715 nghìn tỷ đồng, bằng 42,6% GDP (kế hoạch là 39,5% GDP), tăng 17% so với năm 2008.
Giải ngân các nguồn vốn chia hai thái cực
Giải ngân các nguồn vốn đầu tư trong năm 2009 chia thành hai thái cực rõ rệt: đạt thấp, hoặc là tăng cao so với kế hoạch đặt ra.
Cụ thể, về phía các nguồn vốn giải ngân vượt kế hoạch có: vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước ước thực hiện cả năm 2009 là 161 nghìn tỷ đồng, tăng gần 63% so với thực hiện năm 2008, tăng 42,7% so với kế hoạch năm, và chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Trong khoảng 161 nghìn tỷ đồng đó, đầu tư theo dự toán ngân sách nhà nước đầu năm ước đạt 135,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20,1% so với kế hoạch năm; chuyển nguồn từ kế hoạch năm 2008 sang 2009 là 22 nghìn tỷ đồng…
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ước cả năm đạt kế hoạch, khoảng 50 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với thực hiện năm 2008, chiếm 7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Về phía đạt thấp có nguồn vốn đầu tư trái phiếu Chính phủ, ước thực hiện cả năm 2009 đạt 54 nghìn tỷ đồng, trong đó thực hiện trong kế hoạch năm 2009 là 45 nghìn tỷ đồng, đạt 80,4% kế hoạch giao (kế hoạch là 56 nghìn tỷ đồng); chuyển nguồn từ năm 2008 sang năm 2009 là 7.183 tỷ đồng, đạt 100% số vốn chuyển nguồn…
Như vậy, tổng số vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện năm 2009 tăng khoảng 2,7 lần so với năm 2008, tăng 1,5 lần so với kế hoạch đầu năm, và chiếm 7,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước ước cả năm 2009 đạt 60 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 75,9% kế hoạch, giảm 7,7% so với thực hiện năm 2008, chiếm 8,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân ước cả năm đạt 220,5 nghìn tỷ đồng, đạt 93,8% kế hoạch, tăng 22,5% so với thực hiện năm 2008, chiếm 30,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tổng số vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm dự kiến đạt 20 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện cả năm ước đạt 8,8 tỷ USD, tương đương 150 nghìn tỷ đồng, đạt khoảng 82% kế hoạch, giảm 22% so với thực hiện năm 2008, chiếm 21% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Các nguồn vốn khác khoảng 19,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Về thu hút vốn ODA, ước thực hiện cả năm 2009 tổng vốn ODA ký kết đạt 5,456 tỷ USD, tổng vốn ODA giải ngân đạt khoảng 3 tỷ USD.
Giải ngân còn thấp so với yêu cầu
Báo cáo của Chính phủ cũng đánh giá, tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư nhà nước đạt mức cao hơn nhiều so với năm trước; bố trí vốn tập trung, khắc phục dần tình trạng phân tán, dàn trải… Tuy nhiên, báo cáo cũng nhìn nhận, việc giải ngân còn thấp so với yêu cầu đặt ra, trong đó đặc biệt là nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
“Tình trạng chậm tiến độ xây dựng các công trình, dự án tuy có giảm nhưng vẫn chưa được khắc phục. Công tác chuẩn bị đầu tư, quy hoạch, kế hoạch, công tác xây dựng dự án, thẩm định và phê duyệt dự án chưa được quan tâm đúng mức. Năng lực tư vấn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều dự án, công trình phải chỉnh sửa thiết kế và tổng dự toán, đã ảnh hưởng và làm chậm tiến độ triển khai thực hiện”, báo cáo cho biết.
Cụ thể, qua báo cáo của các bộ, ngành và địa phương, tỷ lệ dự án chậm tiến độ năm 2009 khoảng 12,7% (năm 2008 là 18,2%; năm 2007 là 14,8%; năm 2006 là 13,1%). Số dự án phải thực hiện điều chỉnh trong 6 tháng đầu năm 2009 là 6.478, chiếm 20,2% tổng số dự án; trong đó, 4% dự án điều chỉnh về nội dung đầu tư, 7,1% dự án điều chỉnh về tiến độ, và 12,7% dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Ngoài ra, tình hình vi phạm quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản dù đã giảm so với năm trước nhưng vẫn còn ở mức cao. Trong 6 tháng đầu năm 2009, có 4.182 dự án vi phạm các quy định về quản lý đầu tư, chiếm khoảng 13% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong ký (năm 2008 là 18,9%; năm 2007 là 17,6%; năm 2006 là 13,4%).
Các vi phạm gồm 4.076 dự án chậm tiến độ đề ra, chiếm 12,7% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ; 51 dự án không phù hợp với quy hoạch, chiếm 0,2%; 29 dự án đấu thầu không đúng quy định, chiếm 0,1%; 108 dự án phê duyệt chậm, chiếm 0,3%; 149 dự án chất lượng xây dựng thấp, chiếm 0,5%; 94 dự án lãng phí, chiếm 0,3%.
Năm 2010, vốn đầu tư phát triển dự kiến tăng 12%
Trên cơ sở mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010 và khả năng cân đối tích lũy tiêu dùng…, Chính phủ dự báo, khả năng huy động nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2010 sẽ vào khoảng 800 nghìn tỷ đồng, bằng 41,5% GDP và tăng 12% so với ước thực hiện năm 2009.
Cụ thể, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là 125,5 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 15,7% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn trái phiếu Chính phủ khoảng 66 nghìn tỷ đồng (gồm 56 nghìn tỷ đồng trong kế hoạch 2010 và 10 nghìn tỷ đồng từ năm 2009 chuyển sang), chiếm 8,2% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển, tăng 22,2% so với ước thực hiện năm 2009.
Tương ứng, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ước khoảng 55 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,9% và tăng 10%; vốn từ khu vực doanh nghiệp nhà nước khoảng 66 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 8,2% và tăng 10%; vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và dân cư khoảng 281,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,1% và tăng 27,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dự kiến khoảng 182 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 22,7% và tăng 21,3%. Các nguồn vốn khác dự kiến khoảng 25 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,1% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển.
Giải ngân các nguồn vốn chia hai thái cực
Giải ngân các nguồn vốn đầu tư trong năm 2009 chia thành hai thái cực rõ rệt: đạt thấp, hoặc là tăng cao so với kế hoạch đặt ra.
Cụ thể, về phía các nguồn vốn giải ngân vượt kế hoạch có: vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước ước thực hiện cả năm 2009 là 161 nghìn tỷ đồng, tăng gần 63% so với thực hiện năm 2008, tăng 42,7% so với kế hoạch năm, và chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Trong khoảng 161 nghìn tỷ đồng đó, đầu tư theo dự toán ngân sách nhà nước đầu năm ước đạt 135,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20,1% so với kế hoạch năm; chuyển nguồn từ kế hoạch năm 2008 sang 2009 là 22 nghìn tỷ đồng…
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ước cả năm đạt kế hoạch, khoảng 50 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với thực hiện năm 2008, chiếm 7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Về phía đạt thấp có nguồn vốn đầu tư trái phiếu Chính phủ, ước thực hiện cả năm 2009 đạt 54 nghìn tỷ đồng, trong đó thực hiện trong kế hoạch năm 2009 là 45 nghìn tỷ đồng, đạt 80,4% kế hoạch giao (kế hoạch là 56 nghìn tỷ đồng); chuyển nguồn từ năm 2008 sang năm 2009 là 7.183 tỷ đồng, đạt 100% số vốn chuyển nguồn…
Như vậy, tổng số vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện năm 2009 tăng khoảng 2,7 lần so với năm 2008, tăng 1,5 lần so với kế hoạch đầu năm, và chiếm 7,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước ước cả năm 2009 đạt 60 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 75,9% kế hoạch, giảm 7,7% so với thực hiện năm 2008, chiếm 8,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân ước cả năm đạt 220,5 nghìn tỷ đồng, đạt 93,8% kế hoạch, tăng 22,5% so với thực hiện năm 2008, chiếm 30,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tổng số vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm dự kiến đạt 20 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện cả năm ước đạt 8,8 tỷ USD, tương đương 150 nghìn tỷ đồng, đạt khoảng 82% kế hoạch, giảm 22% so với thực hiện năm 2008, chiếm 21% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Các nguồn vốn khác khoảng 19,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Về thu hút vốn ODA, ước thực hiện cả năm 2009 tổng vốn ODA ký kết đạt 5,456 tỷ USD, tổng vốn ODA giải ngân đạt khoảng 3 tỷ USD.
Giải ngân còn thấp so với yêu cầu
Báo cáo của Chính phủ cũng đánh giá, tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư nhà nước đạt mức cao hơn nhiều so với năm trước; bố trí vốn tập trung, khắc phục dần tình trạng phân tán, dàn trải… Tuy nhiên, báo cáo cũng nhìn nhận, việc giải ngân còn thấp so với yêu cầu đặt ra, trong đó đặc biệt là nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
“Tình trạng chậm tiến độ xây dựng các công trình, dự án tuy có giảm nhưng vẫn chưa được khắc phục. Công tác chuẩn bị đầu tư, quy hoạch, kế hoạch, công tác xây dựng dự án, thẩm định và phê duyệt dự án chưa được quan tâm đúng mức. Năng lực tư vấn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều dự án, công trình phải chỉnh sửa thiết kế và tổng dự toán, đã ảnh hưởng và làm chậm tiến độ triển khai thực hiện”, báo cáo cho biết.
Cụ thể, qua báo cáo của các bộ, ngành và địa phương, tỷ lệ dự án chậm tiến độ năm 2009 khoảng 12,7% (năm 2008 là 18,2%; năm 2007 là 14,8%; năm 2006 là 13,1%). Số dự án phải thực hiện điều chỉnh trong 6 tháng đầu năm 2009 là 6.478, chiếm 20,2% tổng số dự án; trong đó, 4% dự án điều chỉnh về nội dung đầu tư, 7,1% dự án điều chỉnh về tiến độ, và 12,7% dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Ngoài ra, tình hình vi phạm quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản dù đã giảm so với năm trước nhưng vẫn còn ở mức cao. Trong 6 tháng đầu năm 2009, có 4.182 dự án vi phạm các quy định về quản lý đầu tư, chiếm khoảng 13% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong ký (năm 2008 là 18,9%; năm 2007 là 17,6%; năm 2006 là 13,4%).
Các vi phạm gồm 4.076 dự án chậm tiến độ đề ra, chiếm 12,7% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ; 51 dự án không phù hợp với quy hoạch, chiếm 0,2%; 29 dự án đấu thầu không đúng quy định, chiếm 0,1%; 108 dự án phê duyệt chậm, chiếm 0,3%; 149 dự án chất lượng xây dựng thấp, chiếm 0,5%; 94 dự án lãng phí, chiếm 0,3%.
Năm 2010, vốn đầu tư phát triển dự kiến tăng 12%
Trên cơ sở mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010 và khả năng cân đối tích lũy tiêu dùng…, Chính phủ dự báo, khả năng huy động nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2010 sẽ vào khoảng 800 nghìn tỷ đồng, bằng 41,5% GDP và tăng 12% so với ước thực hiện năm 2009.
Cụ thể, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là 125,5 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 15,7% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn trái phiếu Chính phủ khoảng 66 nghìn tỷ đồng (gồm 56 nghìn tỷ đồng trong kế hoạch 2010 và 10 nghìn tỷ đồng từ năm 2009 chuyển sang), chiếm 8,2% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển, tăng 22,2% so với ước thực hiện năm 2009.
Tương ứng, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ước khoảng 55 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,9% và tăng 10%; vốn từ khu vực doanh nghiệp nhà nước khoảng 66 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 8,2% và tăng 10%; vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và dân cư khoảng 281,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,1% và tăng 27,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dự kiến khoảng 182 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 22,7% và tăng 21,3%. Các nguồn vốn khác dự kiến khoảng 25 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,1% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển.