Nên có quỹ hỗ trợ sản xuất lúa gạo
Bộ Công Thương cho biết không hạn chế lượng gạo xuất khẩu nhằm tiêu thụ hết lượng lúa hàng hóa của nông dân
Vào cuối tháng 9, cơn bão Ketsana gây thiệt hại lớn về mùa màng cho Philippines. Nước nhập gạo nhiều nhất thế giới này, trong năm 2010 có thể nhập khẩu thêm 13%, lên 2 triệu tấn. Từ nguyên nhân này, dự đoán giá gạo xuất khẩu thế giới có thể tăng mạnh vào cuối năm nhưng đến nay tình hình ngược lại.
Sự kiện trên càng cho thấy tính phức tạp trên thị trường kinh doanh gạo toàn cầu. Thế giới có khoảng 80 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu gạo. Từ 1995 đến nay bình quân hàng năm lượng gạo xuất khẩu đạt khoảng 23-25 triệu tấn, chủ yếu từ các nước châu Á. Các nước xuất khẩu gạo nhiều như Thái Lan, Ấn Độ, Hoa Kỳ đều có nguồn dự trữ lớn và sự điều hành chặt chẽ của Chính phủ khi tung hàng ra thị trường. Việc “mở kho” ảnh hưởng mạnh tới giá cả xuất khẩu, đồng thời là ảnh hưởng của các nhà đầu cơ nhưng tác động này chỉ ảnh hưởng nhất thời.
Doanh nghiệp không thể độc quyền
Tin mới nhất cho thấy sản lượng gạo thế giới trong 2009 có thể đạt tới 445,7 triệu tấn, tăng 2,04% so với năm trước; nhu cầu tiêu dùng dù tăng hơn 1,63% nhưng cũng chỉ đạt 435,4 triệu tấn. Như vậy là khoảng 10,3 triệu tấn gạo thế giới sẽ được giữ tồn kho; giá gạo đến cuối năm nay dù có tăng nhưng cũng không tăng mạnh như 2008.
Dựa trên kết quả sản xuất, Chính phủ thông qua Bộ Công Thương cho biết không hạn chế lượng gạo xuất khẩu nhằm tiêu thụ hết lượng lúa hàng hóa của nông dân. Mặc dù Hiệp hội Lương thực (VFA) được Bộ Công Thương giao đã đưa ra giá sàn xuất khẩu từ quý 3 là 400 USD/tấn đối với gạo 5% tấm để giữ giá gạo Việt Nam nhưng thông tin cho thấy có một số doanh nghiệp, kể cả thành viên VFA đã “xé rào”.
Theo số liệu chính thức từ VFA, trong 10 ngày đầu tháng 10 cả nước đã xuất khẩu 31.300 tấn với giá bình quân chỉ 366,47 USD/tấn. Do tác động của hậu quả cơn bão Kaseta, qua 15 ngày đầu tháng 10, giá gạo xuất khẩu đã tăng lên, bình quân đạt 390.28 USD tấn. Như vậy tổng cộng các thành viên VFA đã xuất khẩu 5,096 triệu tấn gạo, thu về hơn 1,066 tỷ USD.
Với nỗ lực của các doanh nghiệp mua dự trữ trong tháng 8-9 hơn 400.000 tấn và đang tích cực mua thên 500.000 tấn, các nhà thống kê cho rằng lượng lúa gạo hàng hóa đến cuối năm không còn nhiều. Giá lúa khô từ dưới 3.800 đồng/kg nay đã tăng lên đạt 4.000-4.200 đồng/kg.
Với tính toán của nhiều tỉnh, giá thành lúa hè thu vừa qua bình quân là 2.850 đồng, người làm lúa đồng bằng Sông Cửu Long đã có lãi hơn 30 %. Việc giảm lợi nhuận nếu có là do nông dân không trực tiếp bán cho nhà máy mà phải qua các tầng nấc trung gian. Đây là vấn đề cần có thời gian để phân tích thêm về mạng lưới thu mua cung ứng lúa gạo. Nhưng không thể phủ nhận “công lao” của mạng lưới hàng xáo trong việc đưa ghe xuồng đến tận đồng sâu mua lúa ướt mới gặt.
Cuối tuần qua tại Tp.HCM lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam và VFA đã họp bàn phương án làm sao để người làm lúa được hưởng lợi cao nhằm khuyến khích phát triển sản xuất lúa gạo. Hai bên rất tâm đắc với ý tưởng đề xuất nên thành lập quỹ hỗ trợ nông dân xuất khẩu gạo.
Theo phương án ban đầu, cứ mỗi tấn gạo xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ trích để lại 1 USD góp vào quỹ. Nguồn vốn này sẽ được tái đầu tư cho người làm lúa theo nhiều hình thức: cung ứng giống lúa chất lượng cao, đầu tư làm giảm thất thoát sản lượng trong thu hoạch và sau thu hoạch, đào tạo người hướng dẫn kỹ thuật làm lúa cho dân.
Nhà nước nên điều hành
Quỹ hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản đã được thành lập ở một số ngành hàng như cà phê, cao su từ nguồn vốn trích từ giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp, hoạt động theo quy chế do Bộ Tài chính quản lý.
Quỹ đã có, người hưởng lợi chính là các doanh nghiệp khi gặp thua lỗ do thiên tai, biến động thị trường. Với ngành lúa gạo, quỹ trực tiếp hỗ trợ trở lại cho người sản xuất. Như vậy có lẽ cần được thảo luận kỹ hơn về việc điều hành, sử dụng. Như vậy doanh nghiệp xuất khẩu có được bù đắp khi bị thua lỗ.
Việc quản lý, sử dụng quỹ liệu có phát sinh thêm một “bộ máy” khi ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có đủ ban bệ? Hội nông dân khó có thể đảm nhận thêm việc kiêm nhiệm điều hành quỹ. Nếu giao cho chính quyền cơ sở quản lý thì liệu cán bộ cấp xã có chịu kiêm nhiệm và đủ năng lực để thực hiện.
Nhiều ý kiến cho rằng Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ nông dân và người làm lúa thông qua các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng (thủy lợi, năng lượng, cho vay ưu đãi mua sắm công cụ). Nhưng việc điều hành xuất khẩu gạo mấy năm nay vẫn thường được Bộ Công Thương giao khoán cho VFA.
Xét cho cùng, VFA chỉ đại diện cho các doanh nghiệp có vốn lớn trong kinh doanh xuất khẩu. Trong cơ chế thị trường thì doanh nghiệp không thể độc quyền về thị trường, giá cả. Nhà nước phải trực tiếp đứng ra điều hành việc tổ chức kho bãi hàng hóa, ban hành giá sàn xuất khẩu, giá bảo hiểm sản xuất, kể cả tổ chức mạng lưới thông tin từ sản xuất đến thị trường. Công việc này Nhà nước đã thực hiện trong dự trữ bảo đảm an ninh lương thực.
Tại Thái Lan, cơ quan trách nhiệm của chính quyền trực tiếp đứng ra tổ chức đấu giá gạo mỗi khi có quyết định mở kho xuất khẩu gạo. Như vậy không ai khác, chính ngành nông nghiệp (trồng trọt, khuyến nông) là nơi được giao trách nhiệm đứng ra sử dụng nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân xuất khẩu thông qua sự giám sát của các hiệp hội, đoàn thể.
Sự kiện trên càng cho thấy tính phức tạp trên thị trường kinh doanh gạo toàn cầu. Thế giới có khoảng 80 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu gạo. Từ 1995 đến nay bình quân hàng năm lượng gạo xuất khẩu đạt khoảng 23-25 triệu tấn, chủ yếu từ các nước châu Á. Các nước xuất khẩu gạo nhiều như Thái Lan, Ấn Độ, Hoa Kỳ đều có nguồn dự trữ lớn và sự điều hành chặt chẽ của Chính phủ khi tung hàng ra thị trường. Việc “mở kho” ảnh hưởng mạnh tới giá cả xuất khẩu, đồng thời là ảnh hưởng của các nhà đầu cơ nhưng tác động này chỉ ảnh hưởng nhất thời.
Doanh nghiệp không thể độc quyền
Tin mới nhất cho thấy sản lượng gạo thế giới trong 2009 có thể đạt tới 445,7 triệu tấn, tăng 2,04% so với năm trước; nhu cầu tiêu dùng dù tăng hơn 1,63% nhưng cũng chỉ đạt 435,4 triệu tấn. Như vậy là khoảng 10,3 triệu tấn gạo thế giới sẽ được giữ tồn kho; giá gạo đến cuối năm nay dù có tăng nhưng cũng không tăng mạnh như 2008.
Dựa trên kết quả sản xuất, Chính phủ thông qua Bộ Công Thương cho biết không hạn chế lượng gạo xuất khẩu nhằm tiêu thụ hết lượng lúa hàng hóa của nông dân. Mặc dù Hiệp hội Lương thực (VFA) được Bộ Công Thương giao đã đưa ra giá sàn xuất khẩu từ quý 3 là 400 USD/tấn đối với gạo 5% tấm để giữ giá gạo Việt Nam nhưng thông tin cho thấy có một số doanh nghiệp, kể cả thành viên VFA đã “xé rào”.
Theo số liệu chính thức từ VFA, trong 10 ngày đầu tháng 10 cả nước đã xuất khẩu 31.300 tấn với giá bình quân chỉ 366,47 USD/tấn. Do tác động của hậu quả cơn bão Kaseta, qua 15 ngày đầu tháng 10, giá gạo xuất khẩu đã tăng lên, bình quân đạt 390.28 USD tấn. Như vậy tổng cộng các thành viên VFA đã xuất khẩu 5,096 triệu tấn gạo, thu về hơn 1,066 tỷ USD.
Với nỗ lực của các doanh nghiệp mua dự trữ trong tháng 8-9 hơn 400.000 tấn và đang tích cực mua thên 500.000 tấn, các nhà thống kê cho rằng lượng lúa gạo hàng hóa đến cuối năm không còn nhiều. Giá lúa khô từ dưới 3.800 đồng/kg nay đã tăng lên đạt 4.000-4.200 đồng/kg.
Với tính toán của nhiều tỉnh, giá thành lúa hè thu vừa qua bình quân là 2.850 đồng, người làm lúa đồng bằng Sông Cửu Long đã có lãi hơn 30 %. Việc giảm lợi nhuận nếu có là do nông dân không trực tiếp bán cho nhà máy mà phải qua các tầng nấc trung gian. Đây là vấn đề cần có thời gian để phân tích thêm về mạng lưới thu mua cung ứng lúa gạo. Nhưng không thể phủ nhận “công lao” của mạng lưới hàng xáo trong việc đưa ghe xuồng đến tận đồng sâu mua lúa ướt mới gặt.
Cuối tuần qua tại Tp.HCM lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam và VFA đã họp bàn phương án làm sao để người làm lúa được hưởng lợi cao nhằm khuyến khích phát triển sản xuất lúa gạo. Hai bên rất tâm đắc với ý tưởng đề xuất nên thành lập quỹ hỗ trợ nông dân xuất khẩu gạo.
Theo phương án ban đầu, cứ mỗi tấn gạo xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ trích để lại 1 USD góp vào quỹ. Nguồn vốn này sẽ được tái đầu tư cho người làm lúa theo nhiều hình thức: cung ứng giống lúa chất lượng cao, đầu tư làm giảm thất thoát sản lượng trong thu hoạch và sau thu hoạch, đào tạo người hướng dẫn kỹ thuật làm lúa cho dân.
Nhà nước nên điều hành
Quỹ hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản đã được thành lập ở một số ngành hàng như cà phê, cao su từ nguồn vốn trích từ giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp, hoạt động theo quy chế do Bộ Tài chính quản lý.
Quỹ đã có, người hưởng lợi chính là các doanh nghiệp khi gặp thua lỗ do thiên tai, biến động thị trường. Với ngành lúa gạo, quỹ trực tiếp hỗ trợ trở lại cho người sản xuất. Như vậy có lẽ cần được thảo luận kỹ hơn về việc điều hành, sử dụng. Như vậy doanh nghiệp xuất khẩu có được bù đắp khi bị thua lỗ.
Việc quản lý, sử dụng quỹ liệu có phát sinh thêm một “bộ máy” khi ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có đủ ban bệ? Hội nông dân khó có thể đảm nhận thêm việc kiêm nhiệm điều hành quỹ. Nếu giao cho chính quyền cơ sở quản lý thì liệu cán bộ cấp xã có chịu kiêm nhiệm và đủ năng lực để thực hiện.
Nhiều ý kiến cho rằng Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ nông dân và người làm lúa thông qua các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng (thủy lợi, năng lượng, cho vay ưu đãi mua sắm công cụ). Nhưng việc điều hành xuất khẩu gạo mấy năm nay vẫn thường được Bộ Công Thương giao khoán cho VFA.
Xét cho cùng, VFA chỉ đại diện cho các doanh nghiệp có vốn lớn trong kinh doanh xuất khẩu. Trong cơ chế thị trường thì doanh nghiệp không thể độc quyền về thị trường, giá cả. Nhà nước phải trực tiếp đứng ra điều hành việc tổ chức kho bãi hàng hóa, ban hành giá sàn xuất khẩu, giá bảo hiểm sản xuất, kể cả tổ chức mạng lưới thông tin từ sản xuất đến thị trường. Công việc này Nhà nước đã thực hiện trong dự trữ bảo đảm an ninh lương thực.
Tại Thái Lan, cơ quan trách nhiệm của chính quyền trực tiếp đứng ra tổ chức đấu giá gạo mỗi khi có quyết định mở kho xuất khẩu gạo. Như vậy không ai khác, chính ngành nông nghiệp (trồng trọt, khuyến nông) là nơi được giao trách nhiệm đứng ra sử dụng nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân xuất khẩu thông qua sự giám sát của các hiệp hội, đoàn thể.