Nên thường xuyên lắng nghe hai loại âm thanh tự nhiên này
Mặc dù phát hiện những âm thanh này không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng nếu có một điều khiến cuộc sống trở nên thú vị hơn, đó là có thể hòa mình với thiên nhiên. Đi dạo trong rừng đồng thời có thể vừa kích thích vừa nhẹ nhàng, trong khi tâm trí được tạo cơ hội để lang thang khỏi những căng thẳng trong ngày.
Theo nghiên cứu mới công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, nhà sinh vật học Rachel Buxton tại Ðại học Carleton (Canada) và đồng nghiệp cho biết những âm thanh tự nhiên như tiếng nước chảy và tiếng chim hót có thể tạo ra nhiều hiệu ứng sức khỏe tích cực. Nghiên cứu này liên quan đến việc phân tích các bản ghi âm từ 251 địa điểm tại 66 công viên quốc gia của Hoa Kỳ, phát hiện ra rằng ở những khu vực có mức độ âm thanh tự nhiên cao và âm thanh nhân tạo thấp, người nghe cho thấy sức khỏe được cải thiện, giảm đau, cải thiện tâm trạng, nâng cao hiệu suất nhận thức, tăng cảm xúc tích cực và giảm căng thẳng và khó chịu. Một trong những kết quả thú vị nhất từ nghiên cứu này là âm thanh tự nhiên và tiếng ồn có lợi cho sức khỏe hơn là chỉ có mỗi tiếng ồn. "Nếu bạn sống trong một khu vực thành phố bị ô nhiễm tiếng ồn, điều đó sẽ rất hại sức khỏe so với sống ở khu vực đô thị mà bạn nghe được những âm thanh tự nhiên và cả tiếng ồn" - bà Buxton nói thêm. Nghiên cứu chứng thực trong khi tiếng nước chảy tự nhiên có hiệu quả nâng cao sức khỏe tốt nhất, thì tiếng chim hót có khả năng phục hồi sự chú ý và tăng cảm giác thân thuộc, dễ chịu đối với không gian âm thanh.
Theo nghiên cứu mới công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, nhà sinh vật học Rachel Buxton tại Ðại học Carleton (Canada) và đồng nghiệp cho biết những âm thanh tự nhiên như tiếng nước chảy và tiếng chim hót có thể tạo ra nhiều hiệu ứng sức khỏe tích cực. Nghiên cứu này liên quan đến việc phân tích các bản ghi âm từ 251 địa điểm tại 66 công viên quốc gia của Hoa Kỳ, phát hiện ra rằng ở những khu vực có mức độ âm thanh tự nhiên cao và âm thanh nhân tạo thấp, người nghe cho thấy sức khỏe được cải thiện, giảm đau, cải thiện tâm trạng, nâng cao hiệu suất nhận thức, tăng cảm xúc tích cực và giảm căng thẳng và khó chịu. Một trong những kết quả thú vị nhất từ nghiên cứu này là âm thanh tự nhiên và tiếng ồn có lợi cho sức khỏe hơn là chỉ có mỗi tiếng ồn. "Nếu bạn sống trong một khu vực thành phố bị ô nhiễm tiếng ồn, điều đó sẽ rất hại sức khỏe so với sống ở khu vực đô thị mà bạn nghe được những âm thanh tự nhiên và cả tiếng ồn" - bà Buxton nói thêm. Nghiên cứu chứng thực trong khi tiếng nước chảy tự nhiên có hiệu quả nâng cao sức khỏe tốt nhất, thì tiếng chim hót có khả năng phục hồi sự chú ý và tăng cảm giác thân thuộc, dễ chịu đối với không gian âm thanh.
Ðể tìm hiểu sâu hơn, bà Buxton và cộng sự đã tiến hành phân tích tổng hợp 18 ấn phẩm khoa học nhằm kiểm tra lợi ích sức khỏe của dòng nước chảy tự nhiên, như lượng mưa hoặc thác nước, tiếng chim và tiếng ồn từ các hoạt động của con người để đối chứng. Các nghiên cứu được thực hiện ở 11 quốc gia và 8 nghiên cứu tại Thụy Ðiển. Kết quả phân tích cho thấy âm thanh tự nhiên rất quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là tiếng nước chảy mạnh, khi nó giúp khỏa lấp tiếng ồn từ giao thông và các hoạt động khác của con người. Các chuyên gia cho biết nghiên cứu cũng có thể thúc đẩy hoạt động cải tạo cảnh quan đô thị nhằm tăng không gian âm thanh tự nhiên cho môi trường sống. Vấn đề là các tập hợp âm thanh này không được tách biệt một cách gọn gàng. Ngay cả các công viên quốc gia, ở Hoa Kỳ có diện tích hơn 84 triệu mẫu Anh, có thể khó tìm thấy những khu vực mà âm thanh thiên nhiên còn nguyên sơ. Do đó, dịch vụ công viên, đặc biệt là gần các thành phố nơi có lưu lượng du khách cao, đang làm việc để giảm tiếng ồn và bảo tồn cảnh quan âm thanh cũng như các loài động thực vật bản địa bằng cách thiết lập các lối đi âm thanh để lắng nghe và khuyến khích du khách im lặng. Trước đó, một cuộc nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng những âm thanh kiểu như: tiếng mưa rì rào, tiếng suối chảy, sóng biển… giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu và đắm chìm vào giấc ngủ chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Một phần câu trả lời là cách não bộ phản ứng, diễn giải những tiếng ồn xung quanh – khi thức và cả khi ngủ - là có đe dọa hay không đe dọa.
"Những âm thanh chậm rãi, cho dù có bất thình lình vẫn được não chúng ta xếp loại ‘không gây đe dọa’, đó là lí do người ta dùng những âm thanh như vậy để khiến người khác trở nên bình tĩnh hơn," – Orfeu Buxton, giáo sư sức khỏe sinh học của Đại học Bang Pennsylvania diễn giải.
Với cùng một mức âm lượng thì biểu hiện tiếng ồn sẽ quyết định chúng ta có giật mình dậy hay vẫn chìm sâu vào giấc ngủ, bởi vì chính thông tin trong tiếng ồn sẽ quyết định phản ứng của não bộ của chúng ta. Ví dụ như khi chúng ta nằm trên bờ biển khi sóng vỗ bờ, tuy là âm lượng đỉnh của tiếng sóng khá lớn nhưng lại theo nhịp và cường độ tăng dần rồi tan biến. Chính điều đó đã làm cho tiếng sóng dễ chịu và khiến chúng ta chìm giấc ngủ một cách thoải mái nhất. Vì thế, khi chúng ta nghe những âm thanh từ thiên nhiên như tiếng nước chảy, tiếng mưa, tiếng sóng vỗ bờ ,… nghĩa là nghe những âm thanh có nhịp điệu và âm lượng của nó tăng giảm một cách hài hòa. Từ đó, não bộ sẽ phản ứng ‘không có đe dọa’ và sau đó chúng ta có thể thư giãn và chìm sâu trong giấc ngủ. Nó giống như lời an ủi động viên "không sao đâu, đừng lo lắng, đừng lo lắng"...
(Theo Livescience)