Nếu thấy 7 dấu hiệu này bạn nên đi khám ngay lập tức
Khám sức khỏe định kỳ vẫn chưa phải là một thói quen của đông đảo người dân. Vì thế, lời khuyên của các bác sỹ là: ngay khi thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu đáng ngờ nào, hãy đi khám lập tức.
Dấu hiệu: Tự nhiên sút cân, hay khát nước và đi tiểu nhiềuCó thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 2, bạn nên đến cơ sở y tế xin kiểm tra đường huyết. Triệu chứng của đái tháo đường type 2 thường khó phát hiện và có thể bị cho là nguyên nhân do tuổi già và béo phì gây nên.
Những triệu chứng chung của cả 2 type đái tháo đường thường gặp: mệt mỏi thường xuyên, giảm cân không rõ nguyên nhân, khát nước nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, chậm lành vết thương, có những biểu hiện như lo âu, cáu gắt vô cớ, mất tập trung, ngủ mê, hoặc lẫn lộn…Dấu hiệu: ngực tự nhiên trở nên cứng.Đây có thể là biểu hiện của bệnh về vú. Bệnh này có 2 dạng: cứng toàn bộ hoặc chỉ nổi hạch cứng (dạng này nguy hiểm hơn, có khả năng chuyển thành khối u ác tính). Để chẩn đoán chính xác, phải làm xét nghiệm.Dấu hiệu: tính tình tự nhiên thay đổi, dễ nổi cáu và hay khóc.Nên đi khám kiểm tra tuyến giáp bởi hệ thống thần kinh trung ương rất nhạy cảm với hiện tượng ngừng tiết nội tiết tố (hormone) của tuyến giáp trạng. Những dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng này là rất nhạy cảm, dễ khóc, mất ngủ, sút cân, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt… trong khi vẫn ăn uống bình thường.
Dấu hiệu: thường xuyên bị chóng mặt.Nên kiểm tra huyết áp. Chứng chóng mặt trong nhiều trường hợp là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm nên mọi người chớ nên xem thường. Khi xuất hiện những cơn chóng mặt thường xuyên, người bệnh cần đến cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa để khám, xác định bệnh và điều trị kịp thời. Sau khi điều trị khoảng hai tháng mà bệnh nhân vẫn còn chóng mặt, thì nên làm thêm một số xét nghiệm và hình ảnh học như: CT-Scan và chụp cộng hưởng từ sọ não để xác định nguyên nhân.Dấu hiệu: đau vùng thắt lưng
Có thể là dấu hiệu viêm bàng quang hay viêm phần phụ. Để xác định, cần làm xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc soi bàng quang. Một trong các nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang ở phụ nữ là thói quen uống ít nước dẫn đến tình trạng khó đẩy các mầm bệnh ra ngoài. Nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang sẽ tăng lên vào mùa hè, nhất là ở các nước xứ nóng, khi người dân ra mồ hôi nhiều và tiểu ít đi.
Dấu hiệu: ra nhiều mồ hôi hơn bình thường.Đây là biểu hiện của chứng loạn trương lực mạch thực vật hay là cường hệ thần kinh giao cảm. Nếu sử dụng thuốc an thần thông thường mà vẫn không đỡ thì nên đến khám bệnh tại các bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Biểu hiện lâm sàng thường thấy là hiện tượng mồ hôi được tiết ra chủ yếu ở lòng bàn tay, bàn chân, ngực, trán… là những vùng thường khu trú nhiều tuyến mồ hôi, bề mặt làn da xuất hiện màu hồng hoặc trắng, nặng thì lớp da dày lên, rạn, có vảy…
Dấu hiệu: sáng dậy 2 mí mắt dưới sưng và bầm tímBạn nên đến bác sĩ nhờ kiểm tra thận. Tỷ lệ sỏi thận ở phụ nữ cao gấp 1,5 lần so với nam giới. Phần lớn, (3/4) sỏi được loại thải một cách tự nhiên. Nếu sỏi có chất nền là oxalate calcium: cần uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít/ngày; liều calcium hấp thụ mỗi ngày không được vượt quá 1.000 mg, bao gồm tất cả mọi nguồn; ăn mặn vừa phải, chỉ nên ăn thịt một lần mỗi ngày. Nếu sỏi có chất nền là acide urique: uống nhiều nước, nhất là nước giàu bicarbonate, giảm ăn lòng động vật, ăn ít thịt. Nếu sỏi liên quan đến nhiễm khuẩn niệu, cần loại bỏ mọi yếu tố thuận lợi cho sự nhiễm khuẩn… Tốt nhất là bạn nên bàn bạc với bác sĩ điều trị để biết chính xác mình cần làm gì.