Nga từ chối lùi bước để được nới trừng phạt
Các lệnh trừng phạt của phương Tây đang có ảnh hưởng ngày càng rõ rệt lên nền kinh tế Nga
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, nước này sẽ không chấp nhận các điều kiện để được phương Tây xóa bỏ lệnh trừng phạt. Tuyên bố này được đưa ra sau khi cuộc đàm phán ở Italy không đem lại sự đột phá nào nhằm củng cố lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine.
Theo hãng tin Bloomberg, trong nội dung cuộc trả lời phỏng vấn kênh NTV được đăng tải trên website của Bộ Ngoại giao Nga ngày 19/10, ông Lavrov nói, Mỹ và các nước đồng minh đã đề nghị Nga tuân thủ một loạt điều kiện để Moscow được nới trừng phạt.
“Câu trả lời của chúng tôi rất đơn giản: chúng tôi sẽ không chấp nhận bất kỳ điều kiện nào. Nước Nga đang nỗ lực nhiều hơn bất kỳ ai trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine”, ông Lavrov nói.
Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã áp lệnh trừng phạt lên một loạt quan chức, doanh nghiệp và ngành công nghiệp của Nga vì cho rằng Moscow tiếp tay cho lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine. Nga đến nay vẫn cương quyết phủ nhận những cáo buộc này.
Ông Lavrov tuyên bố, các đối tác của Nga, bao gồm các chính trị gia và doanh nhân nước ngoài, hiểu rằng, chính sách nhằm trừng phạt Nga rốt cục sẽ thất bại.
Lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine được các bên ký kết hồi tháng 9 đến nay vẫn được duy trì nhưng khá mong manh do liên tục bị vi phạm. Các vụ nổ vẫn diễn ra ở thành phố Donetsk thuộc miền Đông Ukraine trong ngày hôm qua sau một vụ pháo kích khiến 4 người thiệt mạng và 9 người khác bị thương.
Cuối tuần vừa rồi, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Thủ tướng Đức Angela Merkel, và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã gặp tại Milan, Italy nhằm bàn biện pháp củng cố lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine. Tuy nhiên, cuộc gặp này đã không đem lại kết quả.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây đang có ảnh hưởng ngày càng rõ rệt lên nền kinh tế Nga. Cuối tuần vừa rồi, tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Service đã cắt giảm điểm tín nhiệm của Nga. Sau động thái này, điểm tín nhiệm của Nga chỉ còn ở mức Baa2, thấp thứ nhì trong hạng khuyến nghị đầu tư, với triển vọng tiêu cực.
Tuần trước, Tổng thống Putin tuyên bố, nguồn cung khí đốt của Nga cho châu Âu sẽ giảm nếu Ukraine còn “câu trộm” khí đốt từ Nga quá cảnh sang châu Âu qua lãnh thổ Ukraine. Về phần mình, Ukraine luôn tuyên bố không làm việc “câu trộm” khí đốt này.
Theo một thỏa thuận mới giữa Kiev và Moscow, Ukraine sẽ được Nga nối lại cung cấp khí đốt cho Ukraine trong mùa đông năm nay sau khi nhất trí trả mức giá 385 USD/1.000 mét khối. Theo dự kiến, thỏa thuận này sẽ kéo dài cho tới hết tháng 3/2015. Đến nay, nguồn cung khí đốt từ Nga sang Ukraine vẫn bị cắt do bất đồng về giá cả giữa hai bên, trong khi Nga tiếp tục duy trì cung cấp nhiên liệu cho châu Âu qua các đường ống đi qua Ukraine.
Theo Tổng thống Poroshenko, Ukraine có thể sẽ sử dụng vốn vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các tổ chức tài chính khác để chi trả tiền mua khí đốt từ Nga. “Tôi có thể nói rằng, Ukraine sẽ có khí đốt để sưởi ấm”, ông Poroshenko phát biểu trên truyền hình Ukraine hôm 18/10.
EU vẫn đang tìm cách để Nga và Ukraine đạt thỏa thuận tạm thời về khí đốt, nhằm tránh tái diễn cảnh bị Nga cắt nguồn cung vào mùa đông như từng xảy ra vào năm 2006 và 2009. Theo dự kiến, vòng đàm phán tiếp theo về vấn đề này sẽ diễn ra vào ngày mai (21/10).
Theo hãng tin Bloomberg, trong nội dung cuộc trả lời phỏng vấn kênh NTV được đăng tải trên website của Bộ Ngoại giao Nga ngày 19/10, ông Lavrov nói, Mỹ và các nước đồng minh đã đề nghị Nga tuân thủ một loạt điều kiện để Moscow được nới trừng phạt.
“Câu trả lời của chúng tôi rất đơn giản: chúng tôi sẽ không chấp nhận bất kỳ điều kiện nào. Nước Nga đang nỗ lực nhiều hơn bất kỳ ai trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine”, ông Lavrov nói.
Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã áp lệnh trừng phạt lên một loạt quan chức, doanh nghiệp và ngành công nghiệp của Nga vì cho rằng Moscow tiếp tay cho lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine. Nga đến nay vẫn cương quyết phủ nhận những cáo buộc này.
Ông Lavrov tuyên bố, các đối tác của Nga, bao gồm các chính trị gia và doanh nhân nước ngoài, hiểu rằng, chính sách nhằm trừng phạt Nga rốt cục sẽ thất bại.
Lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine được các bên ký kết hồi tháng 9 đến nay vẫn được duy trì nhưng khá mong manh do liên tục bị vi phạm. Các vụ nổ vẫn diễn ra ở thành phố Donetsk thuộc miền Đông Ukraine trong ngày hôm qua sau một vụ pháo kích khiến 4 người thiệt mạng và 9 người khác bị thương.
Cuối tuần vừa rồi, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Thủ tướng Đức Angela Merkel, và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã gặp tại Milan, Italy nhằm bàn biện pháp củng cố lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine. Tuy nhiên, cuộc gặp này đã không đem lại kết quả.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây đang có ảnh hưởng ngày càng rõ rệt lên nền kinh tế Nga. Cuối tuần vừa rồi, tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Service đã cắt giảm điểm tín nhiệm của Nga. Sau động thái này, điểm tín nhiệm của Nga chỉ còn ở mức Baa2, thấp thứ nhì trong hạng khuyến nghị đầu tư, với triển vọng tiêu cực.
Tuần trước, Tổng thống Putin tuyên bố, nguồn cung khí đốt của Nga cho châu Âu sẽ giảm nếu Ukraine còn “câu trộm” khí đốt từ Nga quá cảnh sang châu Âu qua lãnh thổ Ukraine. Về phần mình, Ukraine luôn tuyên bố không làm việc “câu trộm” khí đốt này.
Theo một thỏa thuận mới giữa Kiev và Moscow, Ukraine sẽ được Nga nối lại cung cấp khí đốt cho Ukraine trong mùa đông năm nay sau khi nhất trí trả mức giá 385 USD/1.000 mét khối. Theo dự kiến, thỏa thuận này sẽ kéo dài cho tới hết tháng 3/2015. Đến nay, nguồn cung khí đốt từ Nga sang Ukraine vẫn bị cắt do bất đồng về giá cả giữa hai bên, trong khi Nga tiếp tục duy trì cung cấp nhiên liệu cho châu Âu qua các đường ống đi qua Ukraine.
Theo Tổng thống Poroshenko, Ukraine có thể sẽ sử dụng vốn vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các tổ chức tài chính khác để chi trả tiền mua khí đốt từ Nga. “Tôi có thể nói rằng, Ukraine sẽ có khí đốt để sưởi ấm”, ông Poroshenko phát biểu trên truyền hình Ukraine hôm 18/10.
EU vẫn đang tìm cách để Nga và Ukraine đạt thỏa thuận tạm thời về khí đốt, nhằm tránh tái diễn cảnh bị Nga cắt nguồn cung vào mùa đông như từng xảy ra vào năm 2006 và 2009. Theo dự kiến, vòng đàm phán tiếp theo về vấn đề này sẽ diễn ra vào ngày mai (21/10).