Ngân hàng nội đang hợp sức
Ba ngân hàng nội địa đã ngồi lại với nhau, thỏa thuận hợp tác để tăng cường sức cạnh tranh
Ba ngân hàng nội địa đã ngồi lại với nhau, thỏa thuận hợp tác để tăng cường sức cạnh tranh.
Đó là 3 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam, gồm Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Quân đội (MB) và Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank).
Lần lượt trong các ngày 11 và 12/9, thỏa thuận hợp tác kinh doanh toàn diện giữa các bên được ký kết.
Qua thỏa thuận này, các ngân hàng trên sẽ hợp tác với nhau triển khai dịch vụ cho khách hàng vay vốn theo hình thức đồng tài trợ hoặc ủy thác cho vay phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi bên; hỗ trợ nhau trong việc kinh doanh ngoại tệ và vàng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, hỗ trợ nhau trong điều tiết trạng thái ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điểm đáng chú ý trong nội dung hợp tác các bên là ngoài việc nâng cao hạn mức tiền gửi lẫn nhau mà không cần tài sản đảm bảo lên tới 1.000 tỷ đồng, các bên sẽ cùng khai thác mạng lưới giao dịch của nhau để thực hiện liên kết chuyển tiền nhanh và thanh toán song phương, cũng như nghiên cứu kết nối hệ thống thanh toán thẻ và tạo điều kiện nâng cao tính thanh khoản cổ phiếu của hai bên bằng các dịch vụ tiện ích hỗ trợ cho các cổ đông…
Ngoài ra, ba ngân hàng trên cũng đặt ra vấn đề hợp tác trong đào tạo nhân viên, hỗ trợ nghiệp vụ trong các vấn đề như quản lý tài sản nợ - tài sản có, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vốn.
Nguyên tắc hợp tác được các bên thống nhất là sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong việc tìm kiếm cơ hội nhằm thực hiện việc kinh doanh một cách hiệu quả nhất trên cơ sở cùng có lợi.
Qua sự kiện này, thông điệp chung của cả Sacombank, MB và Habubank đưa ra là hướng tới mục tiêu cùng phát triển và tăng cường sức mạnh của các bên. Tất nhiên, sự hợp tác này không hạn chế việc tăng cường năng lực cạnh tranh vốn có của mỗi bên.
Đại diện Sacombank cho biết cạnh tranh là một động lực để ngân hàng phát triển và hoàn thiện mình; trong đó, khách hàng là người hưởng lợi. Trong sự hợp tác trên, cạnh tranh được tôn trọng, nhưng được cam kết loại trừ những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành khách hàng và tác động, lôi kéo nhân viên của nhau.
Phát biểu tại lễ ký thỏa thuận hợp tác, đại diện những ngân hàng trên đều cho rằng đây là sự kiện quan trọng, cần thiết, có ý nghĩa chuẩn bị cho sức mạnh của ngân hàng nội theo lộ trình thực hiện các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
“Có thể nói đây là động thái tích cực của các ngân hàng trong nước nhằm chủ động tăng cường năng lực, củng cố sức mạnh, sẵn sàng cạnh tranh bình đẳng với các tổ chức tài chính quốc tế hùng mạnh trên một sân chơi chung một khi các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam có hiệu lực. Bởi theo lộ trình, từ năm 2010 các doanh nghiệp nước ngoài thuộc mọi ngành nghề - lĩnh vực đều được đối xử bình đẳng như các doanh nghiệp Việt Nam; tính cạnh tranh chắc chắn sẽ trở nên khốc liệt hơn và lĩnh vực tài chính - ngân hàng cũng không phải ngoại lệ”, đại diện Sacombank nói.
Trước Sacombank, MB và Habubank, một sự hợp tác khác đáng chú ý giữa các ngân hàng nội là kế hoạch cùng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á.
Nam Á và BIDV cũng có những hợp tác tương tự trong hợp tác phát triển tín dụng, tài trợ thương mại, hệ thống thanh toán, kinh doanh ngoại tệ… Trong mối quan hệ này có một điểm khá đặc biệt, đó là lần đầu tiên hai ngân hàng thuộc hai khối khác nhau đã tìm được tiếng nói chung.
Và với sự kiện Sacombank, MB và Habubank ngồi lại với nhau, có thể khẳng định tính liên kết cùng phát triển giữa các ngân hàng nội đang bắt đầu có quy mô lớn và sâu hơn, thay vì hợp tác kinh doanh thẻ những năm trước đây.
Đó là 3 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam, gồm Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Quân đội (MB) và Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank).
Lần lượt trong các ngày 11 và 12/9, thỏa thuận hợp tác kinh doanh toàn diện giữa các bên được ký kết.
Qua thỏa thuận này, các ngân hàng trên sẽ hợp tác với nhau triển khai dịch vụ cho khách hàng vay vốn theo hình thức đồng tài trợ hoặc ủy thác cho vay phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi bên; hỗ trợ nhau trong việc kinh doanh ngoại tệ và vàng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, hỗ trợ nhau trong điều tiết trạng thái ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điểm đáng chú ý trong nội dung hợp tác các bên là ngoài việc nâng cao hạn mức tiền gửi lẫn nhau mà không cần tài sản đảm bảo lên tới 1.000 tỷ đồng, các bên sẽ cùng khai thác mạng lưới giao dịch của nhau để thực hiện liên kết chuyển tiền nhanh và thanh toán song phương, cũng như nghiên cứu kết nối hệ thống thanh toán thẻ và tạo điều kiện nâng cao tính thanh khoản cổ phiếu của hai bên bằng các dịch vụ tiện ích hỗ trợ cho các cổ đông…
Ngoài ra, ba ngân hàng trên cũng đặt ra vấn đề hợp tác trong đào tạo nhân viên, hỗ trợ nghiệp vụ trong các vấn đề như quản lý tài sản nợ - tài sản có, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vốn.
Nguyên tắc hợp tác được các bên thống nhất là sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong việc tìm kiếm cơ hội nhằm thực hiện việc kinh doanh một cách hiệu quả nhất trên cơ sở cùng có lợi.
Qua sự kiện này, thông điệp chung của cả Sacombank, MB và Habubank đưa ra là hướng tới mục tiêu cùng phát triển và tăng cường sức mạnh của các bên. Tất nhiên, sự hợp tác này không hạn chế việc tăng cường năng lực cạnh tranh vốn có của mỗi bên.
Đại diện Sacombank cho biết cạnh tranh là một động lực để ngân hàng phát triển và hoàn thiện mình; trong đó, khách hàng là người hưởng lợi. Trong sự hợp tác trên, cạnh tranh được tôn trọng, nhưng được cam kết loại trừ những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành khách hàng và tác động, lôi kéo nhân viên của nhau.
Phát biểu tại lễ ký thỏa thuận hợp tác, đại diện những ngân hàng trên đều cho rằng đây là sự kiện quan trọng, cần thiết, có ý nghĩa chuẩn bị cho sức mạnh của ngân hàng nội theo lộ trình thực hiện các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
“Có thể nói đây là động thái tích cực của các ngân hàng trong nước nhằm chủ động tăng cường năng lực, củng cố sức mạnh, sẵn sàng cạnh tranh bình đẳng với các tổ chức tài chính quốc tế hùng mạnh trên một sân chơi chung một khi các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam có hiệu lực. Bởi theo lộ trình, từ năm 2010 các doanh nghiệp nước ngoài thuộc mọi ngành nghề - lĩnh vực đều được đối xử bình đẳng như các doanh nghiệp Việt Nam; tính cạnh tranh chắc chắn sẽ trở nên khốc liệt hơn và lĩnh vực tài chính - ngân hàng cũng không phải ngoại lệ”, đại diện Sacombank nói.
Trước Sacombank, MB và Habubank, một sự hợp tác khác đáng chú ý giữa các ngân hàng nội là kế hoạch cùng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á.
Nam Á và BIDV cũng có những hợp tác tương tự trong hợp tác phát triển tín dụng, tài trợ thương mại, hệ thống thanh toán, kinh doanh ngoại tệ… Trong mối quan hệ này có một điểm khá đặc biệt, đó là lần đầu tiên hai ngân hàng thuộc hai khối khác nhau đã tìm được tiếng nói chung.
Và với sự kiện Sacombank, MB và Habubank ngồi lại với nhau, có thể khẳng định tính liên kết cùng phát triển giữa các ngân hàng nội đang bắt đầu có quy mô lớn và sâu hơn, thay vì hợp tác kinh doanh thẻ những năm trước đây.