Ngành bảo hiểm thế giới sắp có vụ chuyển nhượng kỷ lục?
Prudential đang chào mua AIA với mức giá 25 tỷ USD tiền mặt cộng thêm 10 tỷ USD cổ phiếu
Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ đang đàm phán việc bán lại công ty bảo hiểm nhân thọ Americal International Assurance (AIA) cho hãng Prudential của Anh, với giá 35 tỷ USD.
Dẫn thông tin này từ một số nguồn thân cận, hãng tin tài chính Bloomberg cho hay, AIG và Prudential đang nỗ lực đạt thỏa thuận chuyển nhượng AIA trong những ngày tới, nhưng khả năng đổ bể của vụ đàm phán này không phải là không có.
Theo nguồn tin, Prudential đang chào mua AIA với mức giá 25 tỷ USD tiền mặt cộng thêm 10 tỷ USD cổ phiếu. Để có số tiền 25 tỷ USD cho vụ mua lại, Prudential có thể sẽ phải phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường, vì mức giá 35 tỷ USD này thậm chí cao khoảng gấp rưỡi so với giá trị vốn hóa thị trường của Prudential.
Có trụ sở tại London, Anh, Prudential có giá trị vốn hóa thị trường 15,3 tỷ Bảng, tương đương với 23,3 tỷ USD. Trong vòng một năm qua, giá cổ phiếu của Prudential đã tăng gấp đôi.
Bloomberg cho hay, đây có thể trở thành vụ mua bán lớn chưa từng có của ngành bảo hiểm, ngoại trừ các vụ giải cứu của chính phủ. Thương vụ cũng sẽ là bằng chứng về sự thay đổi chiến lược của AIG, vì trước đó, hãng có kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đối với AIA để trả nợ 182,3 tỷ USD tiền cứu trợ của Chính phủ Mỹ.
Theo các nhà phân tích, mặc dù một vụ IPO cũng có khả năng đem về cho AIG số tiền tương đương với thỏa thuận bán lại AIA cho Prudential, nhưng việc bán lại sẽ ngay lập tức đem về một khoản tiền lớn hơn.
Nếu thành công, thương vụ AIA sẽ đem về cho AIG số tiền lớn hơn tống số tiền mà 20 vụ bán tài sản trước đó mà hãng bảo hiểm Mỹ này đã công bố. Tới thời điểm này, AIG đã ký thỏa thuận bán lại nhiều bộ phận để huy động 12 tỷ USD.
Theo số liệu của AIG, AIA đã hoạt động tại châu Á trong hơn 90 năm, có 20.000 nhân viên và 250.000 đại lý tại các thị trường trải rộng từ Trung Quốc tới Australia. AIA cung cấp các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm hưu trí và quản lý tài sản. Đặt trụ sở tại Hồng Kông, công ty này có hơn 20 triệu khách hàng và sở hữu số tài sản trị giá hơn 60 tỷ USD.
Tình trạng làm ăn thua lỗ vẫn đang đeo bám AIG. Thông tin công bố cuối tuần trước cho thấy, AIG đã lỗ ròng 8,87 tỷ USD trong quý 4/2010, so với mức lỗ 61,7 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Trong cả năm 2009, AIG lỗ gần 10,9 tỷ USD, từ mức lỗ kỷ lục 9,39 tỷ USD trong năm 2008. Trước đó, vào năm 2007, hãng này lãi 6,2 tỷ USD.
Dẫn thông tin này từ một số nguồn thân cận, hãng tin tài chính Bloomberg cho hay, AIG và Prudential đang nỗ lực đạt thỏa thuận chuyển nhượng AIA trong những ngày tới, nhưng khả năng đổ bể của vụ đàm phán này không phải là không có.
Theo nguồn tin, Prudential đang chào mua AIA với mức giá 25 tỷ USD tiền mặt cộng thêm 10 tỷ USD cổ phiếu. Để có số tiền 25 tỷ USD cho vụ mua lại, Prudential có thể sẽ phải phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường, vì mức giá 35 tỷ USD này thậm chí cao khoảng gấp rưỡi so với giá trị vốn hóa thị trường của Prudential.
Có trụ sở tại London, Anh, Prudential có giá trị vốn hóa thị trường 15,3 tỷ Bảng, tương đương với 23,3 tỷ USD. Trong vòng một năm qua, giá cổ phiếu của Prudential đã tăng gấp đôi.
Bloomberg cho hay, đây có thể trở thành vụ mua bán lớn chưa từng có của ngành bảo hiểm, ngoại trừ các vụ giải cứu của chính phủ. Thương vụ cũng sẽ là bằng chứng về sự thay đổi chiến lược của AIG, vì trước đó, hãng có kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đối với AIA để trả nợ 182,3 tỷ USD tiền cứu trợ của Chính phủ Mỹ.
Theo các nhà phân tích, mặc dù một vụ IPO cũng có khả năng đem về cho AIG số tiền tương đương với thỏa thuận bán lại AIA cho Prudential, nhưng việc bán lại sẽ ngay lập tức đem về một khoản tiền lớn hơn.
Nếu thành công, thương vụ AIA sẽ đem về cho AIG số tiền lớn hơn tống số tiền mà 20 vụ bán tài sản trước đó mà hãng bảo hiểm Mỹ này đã công bố. Tới thời điểm này, AIG đã ký thỏa thuận bán lại nhiều bộ phận để huy động 12 tỷ USD.
Theo số liệu của AIG, AIA đã hoạt động tại châu Á trong hơn 90 năm, có 20.000 nhân viên và 250.000 đại lý tại các thị trường trải rộng từ Trung Quốc tới Australia. AIA cung cấp các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm hưu trí và quản lý tài sản. Đặt trụ sở tại Hồng Kông, công ty này có hơn 20 triệu khách hàng và sở hữu số tài sản trị giá hơn 60 tỷ USD.
Tình trạng làm ăn thua lỗ vẫn đang đeo bám AIG. Thông tin công bố cuối tuần trước cho thấy, AIG đã lỗ ròng 8,87 tỷ USD trong quý 4/2010, so với mức lỗ 61,7 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Trong cả năm 2009, AIG lỗ gần 10,9 tỷ USD, từ mức lỗ kỷ lục 9,39 tỷ USD trong năm 2008. Trước đó, vào năm 2007, hãng này lãi 6,2 tỷ USD.