Ngành điều nơm nớp lo thua lỗ
Hiện giá điều khô nhập kho tại Long An so với mua tại Bình Phước và Đồng Nai dao động từ 28.000-30.000 đồng/kg
Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác sản xuất- kinh doanh điều quý 2/2013. Tại Hội nghị, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas khuyến cáo về những rủi ro có thể gặp trong thời gian tới.
Theo Vinacas, mùa vụ điều trong nước ở khu vực Đông Nam Bộ năm nay cơ bản đã kết thúc. Tuy nhiên, kết quả phải chờ đến hết tháng 4-5, khi kết thúc mùa vụ khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thì mới đánh giá được. Hiện giá điều khô nhập kho tại Long An so với mua tại Bình Phước và Đồng Nai dao động từ 28.000-30.000 đồng/kg.
Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm, khối lượng nhân điều xuất khẩu đạt 34,3 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 200,78 triệu USD, tăng 66,8% về lượng và tăng 37,71% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên giá xuất khẩu bình quân lại giảm 17,82% so với cùng kỳ. Riêng trong 2-3 tuần qua, thị trường xuất khẩu giao dịch bình thường. Giá xuất khẩu điều nhân tuần qua bán đi thị trường EU, Bắc Mỹ, Úc đối với W240 là 3,8-3,9 USD/Lb FOB, loại W320 có mức giá 3,3-3,4 USD/Lb FOB.
Theo ông Thanh, nhiều doanh nghiệp đang lo lắng về tình hình sản xuất kinh doanh, nhất là hiệu quả kinh doanh giữa thu mua nguyên liệu trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Cụ thể, giá mua nguyên liệu trong nước bình quân là 1.300 USD/tấn nhập kho và 900 USD/tấn nhập kho đối với nguyên liệu nhập khẩu. Giá xuất khẩu đối với nguyên liệu mua trong nước bình quân 6.730 USD/tấn và 5.820 USD/tấn đối với nguyên liệu nhập.
Sau khi trừ các chi phí, ước tính doanh nghiệp sẽ lỗ 330 USD /tấn nếu mua nguyên liệu trong nước nhưng sẽ lời 180 USD/tấn nếu mua nguyên liệu ở nước ngoài. Với tình hình hiện nay, doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu sẽ có hiệu quả hơn.
Vì vậy, trước đó, ông đã khuyến cáo doanh nghiệp nên xem lại giá thu mua nhập kho, sẽ không có lợi nếu mua tồn trữ đến cuối năm, mà chỉ nên mua đủ số lượng cần cho sản xuất. Năm nay, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến tỷ lệ vỡ cao, tăng 5-10% so với năm trước. Với thời tiết như hiện nay, nếu doanh nghiệp để trữ kho chắc chắn tỷ lệ vỡ sẽ càng cao hơn. Vì vậy, ông khuyến cáo các nhà máy cần có phương án giải quyết hàng vỡ để tránh thua lỗ.
Một chú ý khác là về thị trường, ông cho rằng doanh nghiệp nên phân khúc thị trường và chú ý đến những thị trường mới nổi, trong đó có Ấn Độ. Hiện Ấn Độ đã trở thành 1 trong 5 thị trường tiêu thụ nhân điều lớn nhất thế giới và là thị trường tiêu thụ điều nhân lớn của Việt Nam với khoảng 100.000 tấn nhân/năm.
Tại Ấn Độ, tháng 3 hàng năm là tháng cuối cùng của năm tài chính. Đây cũng là thời điểm đáo hạn ngân hàng của nhiều doanh nghiệp, do vậy việc các nhà bán buôn lớn giảm mua vào trong thời gian này là điều dễ hiểu.
Dự kiến thị trường Bắc Ấn Độ có thể giao dịch mạnh trở lại vào đầu tháng 4/2013. Ông dự báo năm 2013, giá trị xuất khẩu toàn ngành có thể tương đương năm 2012 với 1,7 tỉ USD.
Tại Hội nghị, một vấn đề khác mà Hiệp hội lưu ý là vấn đề nhập khẩu điều thô. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu điều thô tháng 2 là 34 nghìn tấn với trị giá nhập khẩu 37,4 triệu USD.
Tính chung 2 tháng đầu năm, khối lượng nhập khẩu đạt 59,42 nghìn tấn, trị giá nhập khẩu đạt 61,77 triệu USD, tăng rất cao, 318,2% về lượng và tăng 273,23% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Mặc dù vậy giá nhập khẩu bình quân lại giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2012.
Ông Nguyễn Văn Chiểu, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An, Phó chủ tịch Vinacas cho biết, theo thông lệ giao dịch nhập khẩu hạt điều thô của các doanh nghiệp Việt Nam từ các năm trước trở lại đây, khi ký hợp đồng nhập khẩu với đối tác nước ngoài thường áp dụng phương thức thanh toán L/C trả ngay 95-98%, còn lại sẽ căn cứ theo chứng thư của cơ quan giám định để cấn trừ.
Như thế, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ bị rủi ro trong trường hợp số lượng và chất lượng hàng thực tế nhận thấp hơn hợp đồng đã ký. Để tránh rủi ro, theo ông Chiểu, doanh nghiệp nên áp dụng phương thức thanh toán L/C trả chậm; thời gian thanh toán sau khi có chứng thư của cơ quan giám định. Tổng giá trị sẽ thanh toán là giá trị được thanh toán lại theo số lượng, chất lượng dựa trên chứng thư của cơ quan kiểm định.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Theo Vinacas, mùa vụ điều trong nước ở khu vực Đông Nam Bộ năm nay cơ bản đã kết thúc. Tuy nhiên, kết quả phải chờ đến hết tháng 4-5, khi kết thúc mùa vụ khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thì mới đánh giá được. Hiện giá điều khô nhập kho tại Long An so với mua tại Bình Phước và Đồng Nai dao động từ 28.000-30.000 đồng/kg.
Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm, khối lượng nhân điều xuất khẩu đạt 34,3 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 200,78 triệu USD, tăng 66,8% về lượng và tăng 37,71% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên giá xuất khẩu bình quân lại giảm 17,82% so với cùng kỳ. Riêng trong 2-3 tuần qua, thị trường xuất khẩu giao dịch bình thường. Giá xuất khẩu điều nhân tuần qua bán đi thị trường EU, Bắc Mỹ, Úc đối với W240 là 3,8-3,9 USD/Lb FOB, loại W320 có mức giá 3,3-3,4 USD/Lb FOB.
Theo ông Thanh, nhiều doanh nghiệp đang lo lắng về tình hình sản xuất kinh doanh, nhất là hiệu quả kinh doanh giữa thu mua nguyên liệu trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Cụ thể, giá mua nguyên liệu trong nước bình quân là 1.300 USD/tấn nhập kho và 900 USD/tấn nhập kho đối với nguyên liệu nhập khẩu. Giá xuất khẩu đối với nguyên liệu mua trong nước bình quân 6.730 USD/tấn và 5.820 USD/tấn đối với nguyên liệu nhập.
Sau khi trừ các chi phí, ước tính doanh nghiệp sẽ lỗ 330 USD /tấn nếu mua nguyên liệu trong nước nhưng sẽ lời 180 USD/tấn nếu mua nguyên liệu ở nước ngoài. Với tình hình hiện nay, doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu sẽ có hiệu quả hơn.
Vì vậy, trước đó, ông đã khuyến cáo doanh nghiệp nên xem lại giá thu mua nhập kho, sẽ không có lợi nếu mua tồn trữ đến cuối năm, mà chỉ nên mua đủ số lượng cần cho sản xuất. Năm nay, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến tỷ lệ vỡ cao, tăng 5-10% so với năm trước. Với thời tiết như hiện nay, nếu doanh nghiệp để trữ kho chắc chắn tỷ lệ vỡ sẽ càng cao hơn. Vì vậy, ông khuyến cáo các nhà máy cần có phương án giải quyết hàng vỡ để tránh thua lỗ.
Một chú ý khác là về thị trường, ông cho rằng doanh nghiệp nên phân khúc thị trường và chú ý đến những thị trường mới nổi, trong đó có Ấn Độ. Hiện Ấn Độ đã trở thành 1 trong 5 thị trường tiêu thụ nhân điều lớn nhất thế giới và là thị trường tiêu thụ điều nhân lớn của Việt Nam với khoảng 100.000 tấn nhân/năm.
Tại Ấn Độ, tháng 3 hàng năm là tháng cuối cùng của năm tài chính. Đây cũng là thời điểm đáo hạn ngân hàng của nhiều doanh nghiệp, do vậy việc các nhà bán buôn lớn giảm mua vào trong thời gian này là điều dễ hiểu.
Dự kiến thị trường Bắc Ấn Độ có thể giao dịch mạnh trở lại vào đầu tháng 4/2013. Ông dự báo năm 2013, giá trị xuất khẩu toàn ngành có thể tương đương năm 2012 với 1,7 tỉ USD.
Tại Hội nghị, một vấn đề khác mà Hiệp hội lưu ý là vấn đề nhập khẩu điều thô. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu điều thô tháng 2 là 34 nghìn tấn với trị giá nhập khẩu 37,4 triệu USD.
Tính chung 2 tháng đầu năm, khối lượng nhập khẩu đạt 59,42 nghìn tấn, trị giá nhập khẩu đạt 61,77 triệu USD, tăng rất cao, 318,2% về lượng và tăng 273,23% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Mặc dù vậy giá nhập khẩu bình quân lại giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2012.
Ông Nguyễn Văn Chiểu, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An, Phó chủ tịch Vinacas cho biết, theo thông lệ giao dịch nhập khẩu hạt điều thô của các doanh nghiệp Việt Nam từ các năm trước trở lại đây, khi ký hợp đồng nhập khẩu với đối tác nước ngoài thường áp dụng phương thức thanh toán L/C trả ngay 95-98%, còn lại sẽ căn cứ theo chứng thư của cơ quan giám định để cấn trừ.
Như thế, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ bị rủi ro trong trường hợp số lượng và chất lượng hàng thực tế nhận thấp hơn hợp đồng đã ký. Để tránh rủi ro, theo ông Chiểu, doanh nghiệp nên áp dụng phương thức thanh toán L/C trả chậm; thời gian thanh toán sau khi có chứng thư của cơ quan giám định. Tổng giá trị sẽ thanh toán là giá trị được thanh toán lại theo số lượng, chất lượng dựa trên chứng thư của cơ quan kiểm định.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)