Ngành giao thông vận tải giải ngân nguồn vốn kỷ lục
Năm 2023, trước khối lượng công việc khổng lồ, điển hình nhất là giải ngân vốn đầu tư công kỷ lục trên 94.000 tỷ đồng, gấp 1,7 lần năm 2022, ngành giao thông vận tải đặt quyết tâm và nỗ lực rất lớn, trọng tâm là thực thi bốn điểm mấu chốt được tư lệnh ngành giao phó...
Ngay trong tháng 1, Bộ Giao thông vận tải triển khai rất nhiều công việc quan trọng, đặc biệt là khởi công toàn bộ 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025. Hưởng ứng phong trào thi đua “Xuân Quý Mão trên các công trường giao thông” và tháng cao điểm giải ngân vốn đầu tư công, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các đơn vị tư vấn, nhà thầu hăng say thi công xuyên Tết trên các công trường, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm.
PHÂN BỔ GẦN 100% KẾ HOẠCH VỐN, DỒN LỰC CAO TỐC BẮC-NAM
Đặc biệt hơn, Thủ tướng Chính phủ dành 6 ngày liên tiếp dịp đầu Xuân (từ ngày 4 - 10/1 âm lịch), để thăm hỏi, đôn đốc tiến độ các dự án giao thông trọng điểm xuyên Việt như: cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ; các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45, Diễn Châu - Bãi Vọt, Bãi Vọt - Hàm Nghi, Nha Trang - Cam Lâm, Cần Thơ - Hậu Giang, Vành đai 3 TP.HCM, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cầu Mỹ Thuận 2…
Năm 2023, Bộ Giao thông vận tải được giao vốn đầu tư công kỷ lục trên 94.000 tỷ đồng và triển khai dồn dập nhiều dự án quan trọng quốc gia, ngành giao thông vận tải tiếp tục được đặt kỳ vọng rất lớn song, đi kèm với đó cũng là áp lực và thách thức rất lớn. Bình quân mỗi tháng, Bộ Giao thông vận tải phải giải ngân khoảng 8.000 tỷ đồng.
Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, Bộ Giao thông vận tải ban hành ngay chỉ thị đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư công và kịp thời giao chi tiết đợt 1 cho các dự án đầy đủ thủ tục, tập trung ưu tiên cho các dự án trọng điểm, cấp bách, các dự án hoàn thành năm 2023, với tổng số 94.135/94.161 tỷ đồng, đạt 99,97%.
Thông tin về công tác phân bổ kế hoạch giao năm 2023 và kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại cuộc họp giao ban tháng 1 của Bộ Giao thông vận tải vừa qua, ông Nguyễn Trí Đức, Chánh văn phòng Bộ, cho biết 4.958 tỷ đồng vốn nước ngoài được phân bổ, đạt 100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao và 89.177/89.203 tỷ đồng vốn trong nước, tương ứng 99,97% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.
Còn lại hơn 26 tỷ đồng kế hoạch được giao từ nguồn thu xử lý sắp xếp nhà đất cho các bộ, cơ quan trung ương do không có kế hoạch trung hạn, không bảo đảm điều kiện giao kế hoạch năm nên chưa thể phân bổ chi tiết và cần báo cáo cấp có thẩm quyền hướng dẫn thủ tục phân bổ.
Theo nhóm dự án, các dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 được giao 17.889 tỷ đồng, chiếm 19% kế hoạch vốn được giao; các dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 được giao 45.266 tỷ đồng, chiếm 48%; các dự án ODA được giao 7.784 tỷ đồng; các dự án trọng điểm, cấp bách được giao 2.259 tỷ đồng; các dự án giao thông trong nước còn lại được giao 20.977 tỷ đồng, chiếm 22,3%.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi giao ban, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng khẳng định công tác giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành giao thông vận tải trong năm 2023.
Thống kê tới ngày 30/1, Bộ Giao thông vận tải giải ngân kế hoạch năm 2022 được 52.973/55.050,633 tỷ đồng, đạt 96,23% kế hoạch đầu tư năm 2022 được Thủ tướng giao và giải ngân kế hoạch năm 2023 khoảng 1.700/94.161 tỷ đồng, đạt 1,81%.
TẬP TRUNG 4 ĐIỂM MẤU CHỐT
Đánh giá khối lượng vốn giải ngân năm mới chủ yếu tập trung vào các dự án cao tốc, đặc biệt là cao tốc Bắc - Nam cả hai giai đoạn, Bộ trưởng yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải tập trung vào 4 điểm mấu chốt và tất cả các nguyên tắc này phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 6-2023 phát hành ngày 06-02-2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam