Ngoại thương Việt Nam: 10 nét chính năm 2007
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) vừa đưa ra nhận định về những nét chính của ngoại thương Việt Nam năm 2007
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) vừa đưa ra nhận định về những nét chính của ngoại thương Việt Nam năm 2007.
Xuất khẩu của năm 2007 ước đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5 % so với năm 2006. Với các chỉ số nhập khẩu tương ứng là ước 59 tỷ USD và tăng 31%, tỷ lệ nhập siêu năm 2007 khoảng 22% so với 12,7% năm 2006. Kết quả này được biểu hiện qua 10 nét chính sau đây:
1. Bức tranh xuất khẩu trong năm chia 2 mảng rõ rệt. Nếu lấy mốc phấn đấu năm nay mỗi tháng phải đạt 4 tỷ USD, thì 6 tháng đầu năm xuất khẩu chỉ đạt bình quân 3,74 tỷ USD/tháng trong bối cảnh khó khăn dồn dập.
Tuy nhiên, xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm nhờ có giải pháp mạnh đã tạo nên sự bứt phá, đạt bình quân 4,26 tỷ USD/tháng và tăng 20,5% so với năm 2006, vượt 3,1% so với kế hoạch Quốc hội đề ra là 17,4% (46,76 tỷ USD).
2. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang lại kết quả ấn tượng. Tuy cũng có 9 mặt hàng đạt từ 1 tỷ USD trở lên như năm 2006, song đã có sự phân hoá gia tăng cách biệt: 4 mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD, 2 mặt hàng đạt trên 2 tỷ USD, và với nhiều nét vượt trội khác.
Đây là năm thứ hai liên tiếp dệt may khẳng định vị trí thứ nhì sau dầu thô, thậm chí vào thời điểm 9 tháng “qua mặt” dầu thô đứng đầu các mặt hàng xuất khẩu. Đồ gỗ đứng thứ 5, có mặt tại 120 nền kinh tế, vượt Thái Lan và Indonêxia để cùng với Malaysia ngự ngôi đầu về xuất khẩu mặt hàng này ở Đông Nam Á. Thị trường xuất khẩu than rộng mở, 6 tháng đã thành mặt hàng đầu tiên về đích kế hoạch xuất khẩu năm.
Do cung - cầu gay gắt về gạo trên thị trường thế giới trong khi chất lượng gạo của ta được cải thiện, nên 11 tháng xuất khẩu gạo đạt mục tiêu năm và lần đầu tiên gạo xuất khẩu của Việt Nam ngang giá với gạo Thái Lan, thậm chí có chủng loại còn trúng thầu với giá cao hơn.
Gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả các thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản vốn khắt khe. Với đà này dự đoán việc Việt Nam ngang bằng với ngôi vị về xuất khẩu gạo của Thái Lan chỉ còn là thời gian.
Cà phê xuất khẩu thuận lợi về thị trường, giá tăng từ 800 đến 1.000 USD/ tấn, đây là năm đầu tiên kim ngạch cà phê vượt gạo.
Xuất khẩu thuỷ sản với mặt bằng giá tốt, năng lực chế biến được nâng lên khiến đã phải tính một cách bài bản về nhập khẩu thuỷ sản nguyên liệu để tăng lượng hàng chất lượng cao để tận thu gía trị gia tăng.
Xuất khẩu hạt điều tiếp tục khẳng định ngôi vị cao nhất thế giới, có mặt trên 40 thị trường, và còn phải nhập khẩu hạt điều thô cho đủ “đô” cho các dây chuyền chế biến. Đã xuất khẩu được cả công nghệ chế biến hạt điều càng làm cho hình ảnh mặt hàng này thêm ấn tượng.
Hạt tiêu do giá xuất khẩu năm nay 3.760 USD/ tấn, trong khi năm trước chỉ 1.540 USD/ tấn, nên so với năm 2006, dù lượng giảm 14% nhưng trị giá vẫn tăng 73%, với số lượng chiếm hơn 50% thị phần toàn cầu, duy trì vị thế xuất khẩu số 1 thế giới. Việt Nam và Inđônexia - xuất khẩu hạt tiêu đứng thứ 3 thế giới, đã thoả thuận lập Uỷ ban chung về xuất khẩu hạt tiêu…
3. Xuất khẩu các mặt hàng có gía trị lớn, bằng công nghệ cao. Lần đầu tiên Việt Nam đã xuất khẩu được thiết bị lò hơi cho Tập đoàn TKZ của Nga để bạn lắp ráp nhà máy điện tại Ấn Độ. Công ty Dịch vụ cơ khí hàng hải hạ thuỷ tại cảng Vũng Tàu dàn khoan khai thác dầu khí xuất khẩu sang Malaysia.
4. Khai thác mặt hàng nhỏ lẻ có tiềm năng. Do tăng sản lượng và năng lực chế biến, năm nay sắn lát và tinh bột sắn - vốn là mặt hàng nhỏ lẻ “chìm” trong nhóm “các mặt hàng khác”, đã xuất khẩu khoảng 300 triệu USD, đứng trên kim ngạch một số mặt hàng chủ lực như chè, lạc, rau quả.
Lâm Đồng lần đầu tiên xuất khẩu hàng nghìn tấn khoai lang qua Singapo, mở ra triển vọng hợp tác trồng khoai lang giống Nhật Bản trên cao nguyên giữa Liên minh Hợp tác xã Lâm Đồng và tổ chức tương tự của quốc đảo này .
5. Năm đầu tiên xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước có mức tăng trưởng hiếm thấy là 23,1%, vì từ nhiều năm nay mức tăng trưởng của khối này thường thua khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thấp hơn mức tăng trưởng chung. Phải chăng điều đó báo hiệu rằng các doanh nghiệp nước ta đã bắt nhịp được thời cơ khi Việt Nam gia nhập WTO (!).
6. Nhóm các địa phương là các trung tâm kinh tế lớn tiếp tục ở nhóm dẫn đầu về xuất khẩu. Bình Dương vượt qua mốc 5 tỷ tăng 27,5% so với năm 2006. Hà Nội vượt mốc 4 tỷ USD. Hải Phòng mới 11 tháng đã qua ngưỡng 1 tỷ USD. Tp.HCM tiếp tục giữ ngôi đầu với kim ngạch trên 6 tỷ USD (không kể dầu thô).
7. Xúc tiến thương mại có sắc thái mới, thông qua hàng trăm cuộc hội chợ triển lãm với quy mô khác nhau, ở trong và ngoài nước, trong đó có các hội chợ triển lãm và các hội chợ quốc tế danh tiếng về đồ gỗ ở Hoa kỳ, về thuỷ sản ở châu Âu và Hội chợ Trung quốc-ASEAN (CAEXPO) lần thứ 4 tại Nam Ninh, Trung Quốc.
Nhiều đoàn đi khảo sát các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng, thị trường xa, thị trường láng giềng; khôi phục thị trường truyền thống Nga, Đông Âu. Việc các doanh nghiệp tháp tùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong các chuyến thăm nước ngoài hoặc tham gia hoạt động trong những “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” được tổ chức tại Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ…đã ký kết hợp đồng, bản ghi nhớ hàng chục tỷ USD.
8. Nhập khẩu tăng, khiến nhập siêu cao, nhưng cán cân thanh toán vẫn trong tầm kiểm soát. Nhập khẩu tăng với 4 yếu tố chính:
- Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao; đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Năm 2006 thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục với nhiều nhà đầu tư lớn, năm 2007 con số đó lại tăng gấp rưỡi so với năm 2006.
- Giá và lượng một số nguyên, vật liệu nhập khẩu “nóng lên”: giá thép thành phẩm tăng 93 USD/tấn, giá phôi thép tăng 105 USD/tấn, giá phân bón tăng 21 USD/ tấn, chất dẻo tăng 144 USD /tấn, sợi tăng 151 USD/tấn, kim loại thường khác tăng 469 USD /tấn, kết hợp với lượng xăng dầu, thép thành phẩm, phân bón, sợi các loại đều tăng mạnh, hợp sức đẩy trị giá nhập khẩu thêm khoảng trên 7 tỷ USD.
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (20,5% và 31% )
- Ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế nhập khẩu và nhu cầu tiêu dùng cao. Tuy vậy kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng chỉ khoảng 3% nghĩa là tuyệt đại bộ phận kim ngạch nhập khẩu là thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên liệu. Dù nhập siêu cao song cán cân thành toán vẫn trong tầm kiểm soát vì ngoài phần ngoại tệ thu được từ xuất khẩu hàng hoá, năm nay các nguồn vốn hỗ trợ, kiều hối, xuất khẩu dịch vụ…đều tăng.
9. Lúng túng trong điều hành nhập khẩu nguyên liệu phế thải. Gần đây rộ lên các lô hàng 6.685 tấn thép phế thải trị giá khoảng 2,5 triệu USD của các Công ty Cổ phần Kim khí - Tp.HCM; Công ty TNHH Thương mại Anh Trang - Hải Phòng; Công ty Cổ phần thép Đình Vũ - Hải Phòng; Công ty TNHH Techmart - Hà Nội; Tập đoàn Hoà Phát - Hà Nội nhập về cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn bị một số cơ quan chức năng không cho thông quan vì cho là vi phạm Luật Môi trường, nhưng một số cơ quan chức năng khác lại chứng thực là được phép.
Rõ ràng có vấn đề trong sự vận dụng các văn bản pháp quy về việc nhập khẩu loại hàng nhạy cảm này, do đó cần có tháo gỡ sớm để vừa đảm bảo hiệu lực của chính sách vừa giải toả cho doanh nghiệp.
10. Thủ tục hành chính tuy đã được cải tiến nhiều nhưng đâu đó vẫn còn phiền hà, phải làm luật mỗi khi vận tải trên đường, ở bến bãi và qua cửa khẩu. Thống kê cho thấy hàng năm mỗi doanh nghiệp phải mất 1.959,2 giờ để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, riêng thủ tục về thuế giá trị gia tăng tốn 1.732 giờ.
Xuất hiện hiện tượng có người đứng đầu doanh nghiệp "thề thốt" xin chịu hình phạt cao nhất nếu vi phạm chính sách để phản ánh bức xúc khi bị gây khó dễ… Tất cả như góp vào hồi chuông cảnh báo về cải cách thủ tục hành chính còn nhiều việc phải làm.
Xuất khẩu của năm 2007 ước đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5 % so với năm 2006. Với các chỉ số nhập khẩu tương ứng là ước 59 tỷ USD và tăng 31%, tỷ lệ nhập siêu năm 2007 khoảng 22% so với 12,7% năm 2006. Kết quả này được biểu hiện qua 10 nét chính sau đây:
1. Bức tranh xuất khẩu trong năm chia 2 mảng rõ rệt. Nếu lấy mốc phấn đấu năm nay mỗi tháng phải đạt 4 tỷ USD, thì 6 tháng đầu năm xuất khẩu chỉ đạt bình quân 3,74 tỷ USD/tháng trong bối cảnh khó khăn dồn dập.
Tuy nhiên, xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm nhờ có giải pháp mạnh đã tạo nên sự bứt phá, đạt bình quân 4,26 tỷ USD/tháng và tăng 20,5% so với năm 2006, vượt 3,1% so với kế hoạch Quốc hội đề ra là 17,4% (46,76 tỷ USD).
2. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang lại kết quả ấn tượng. Tuy cũng có 9 mặt hàng đạt từ 1 tỷ USD trở lên như năm 2006, song đã có sự phân hoá gia tăng cách biệt: 4 mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD, 2 mặt hàng đạt trên 2 tỷ USD, và với nhiều nét vượt trội khác.
Đây là năm thứ hai liên tiếp dệt may khẳng định vị trí thứ nhì sau dầu thô, thậm chí vào thời điểm 9 tháng “qua mặt” dầu thô đứng đầu các mặt hàng xuất khẩu. Đồ gỗ đứng thứ 5, có mặt tại 120 nền kinh tế, vượt Thái Lan và Indonêxia để cùng với Malaysia ngự ngôi đầu về xuất khẩu mặt hàng này ở Đông Nam Á. Thị trường xuất khẩu than rộng mở, 6 tháng đã thành mặt hàng đầu tiên về đích kế hoạch xuất khẩu năm.
Do cung - cầu gay gắt về gạo trên thị trường thế giới trong khi chất lượng gạo của ta được cải thiện, nên 11 tháng xuất khẩu gạo đạt mục tiêu năm và lần đầu tiên gạo xuất khẩu của Việt Nam ngang giá với gạo Thái Lan, thậm chí có chủng loại còn trúng thầu với giá cao hơn.
Gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả các thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản vốn khắt khe. Với đà này dự đoán việc Việt Nam ngang bằng với ngôi vị về xuất khẩu gạo của Thái Lan chỉ còn là thời gian.
Cà phê xuất khẩu thuận lợi về thị trường, giá tăng từ 800 đến 1.000 USD/ tấn, đây là năm đầu tiên kim ngạch cà phê vượt gạo.
Xuất khẩu thuỷ sản với mặt bằng giá tốt, năng lực chế biến được nâng lên khiến đã phải tính một cách bài bản về nhập khẩu thuỷ sản nguyên liệu để tăng lượng hàng chất lượng cao để tận thu gía trị gia tăng.
Xuất khẩu hạt điều tiếp tục khẳng định ngôi vị cao nhất thế giới, có mặt trên 40 thị trường, và còn phải nhập khẩu hạt điều thô cho đủ “đô” cho các dây chuyền chế biến. Đã xuất khẩu được cả công nghệ chế biến hạt điều càng làm cho hình ảnh mặt hàng này thêm ấn tượng.
Hạt tiêu do giá xuất khẩu năm nay 3.760 USD/ tấn, trong khi năm trước chỉ 1.540 USD/ tấn, nên so với năm 2006, dù lượng giảm 14% nhưng trị giá vẫn tăng 73%, với số lượng chiếm hơn 50% thị phần toàn cầu, duy trì vị thế xuất khẩu số 1 thế giới. Việt Nam và Inđônexia - xuất khẩu hạt tiêu đứng thứ 3 thế giới, đã thoả thuận lập Uỷ ban chung về xuất khẩu hạt tiêu…
3. Xuất khẩu các mặt hàng có gía trị lớn, bằng công nghệ cao. Lần đầu tiên Việt Nam đã xuất khẩu được thiết bị lò hơi cho Tập đoàn TKZ của Nga để bạn lắp ráp nhà máy điện tại Ấn Độ. Công ty Dịch vụ cơ khí hàng hải hạ thuỷ tại cảng Vũng Tàu dàn khoan khai thác dầu khí xuất khẩu sang Malaysia.
4. Khai thác mặt hàng nhỏ lẻ có tiềm năng. Do tăng sản lượng và năng lực chế biến, năm nay sắn lát và tinh bột sắn - vốn là mặt hàng nhỏ lẻ “chìm” trong nhóm “các mặt hàng khác”, đã xuất khẩu khoảng 300 triệu USD, đứng trên kim ngạch một số mặt hàng chủ lực như chè, lạc, rau quả.
Lâm Đồng lần đầu tiên xuất khẩu hàng nghìn tấn khoai lang qua Singapo, mở ra triển vọng hợp tác trồng khoai lang giống Nhật Bản trên cao nguyên giữa Liên minh Hợp tác xã Lâm Đồng và tổ chức tương tự của quốc đảo này .
5. Năm đầu tiên xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước có mức tăng trưởng hiếm thấy là 23,1%, vì từ nhiều năm nay mức tăng trưởng của khối này thường thua khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thấp hơn mức tăng trưởng chung. Phải chăng điều đó báo hiệu rằng các doanh nghiệp nước ta đã bắt nhịp được thời cơ khi Việt Nam gia nhập WTO (!).
6. Nhóm các địa phương là các trung tâm kinh tế lớn tiếp tục ở nhóm dẫn đầu về xuất khẩu. Bình Dương vượt qua mốc 5 tỷ tăng 27,5% so với năm 2006. Hà Nội vượt mốc 4 tỷ USD. Hải Phòng mới 11 tháng đã qua ngưỡng 1 tỷ USD. Tp.HCM tiếp tục giữ ngôi đầu với kim ngạch trên 6 tỷ USD (không kể dầu thô).
7. Xúc tiến thương mại có sắc thái mới, thông qua hàng trăm cuộc hội chợ triển lãm với quy mô khác nhau, ở trong và ngoài nước, trong đó có các hội chợ triển lãm và các hội chợ quốc tế danh tiếng về đồ gỗ ở Hoa kỳ, về thuỷ sản ở châu Âu và Hội chợ Trung quốc-ASEAN (CAEXPO) lần thứ 4 tại Nam Ninh, Trung Quốc.
Nhiều đoàn đi khảo sát các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng, thị trường xa, thị trường láng giềng; khôi phục thị trường truyền thống Nga, Đông Âu. Việc các doanh nghiệp tháp tùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong các chuyến thăm nước ngoài hoặc tham gia hoạt động trong những “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” được tổ chức tại Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ…đã ký kết hợp đồng, bản ghi nhớ hàng chục tỷ USD.
8. Nhập khẩu tăng, khiến nhập siêu cao, nhưng cán cân thanh toán vẫn trong tầm kiểm soát. Nhập khẩu tăng với 4 yếu tố chính:
- Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao; đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Năm 2006 thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục với nhiều nhà đầu tư lớn, năm 2007 con số đó lại tăng gấp rưỡi so với năm 2006.
- Giá và lượng một số nguyên, vật liệu nhập khẩu “nóng lên”: giá thép thành phẩm tăng 93 USD/tấn, giá phôi thép tăng 105 USD/tấn, giá phân bón tăng 21 USD/ tấn, chất dẻo tăng 144 USD /tấn, sợi tăng 151 USD/tấn, kim loại thường khác tăng 469 USD /tấn, kết hợp với lượng xăng dầu, thép thành phẩm, phân bón, sợi các loại đều tăng mạnh, hợp sức đẩy trị giá nhập khẩu thêm khoảng trên 7 tỷ USD.
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (20,5% và 31% )
- Ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế nhập khẩu và nhu cầu tiêu dùng cao. Tuy vậy kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng chỉ khoảng 3% nghĩa là tuyệt đại bộ phận kim ngạch nhập khẩu là thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên liệu. Dù nhập siêu cao song cán cân thành toán vẫn trong tầm kiểm soát vì ngoài phần ngoại tệ thu được từ xuất khẩu hàng hoá, năm nay các nguồn vốn hỗ trợ, kiều hối, xuất khẩu dịch vụ…đều tăng.
9. Lúng túng trong điều hành nhập khẩu nguyên liệu phế thải. Gần đây rộ lên các lô hàng 6.685 tấn thép phế thải trị giá khoảng 2,5 triệu USD của các Công ty Cổ phần Kim khí - Tp.HCM; Công ty TNHH Thương mại Anh Trang - Hải Phòng; Công ty Cổ phần thép Đình Vũ - Hải Phòng; Công ty TNHH Techmart - Hà Nội; Tập đoàn Hoà Phát - Hà Nội nhập về cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn bị một số cơ quan chức năng không cho thông quan vì cho là vi phạm Luật Môi trường, nhưng một số cơ quan chức năng khác lại chứng thực là được phép.
Rõ ràng có vấn đề trong sự vận dụng các văn bản pháp quy về việc nhập khẩu loại hàng nhạy cảm này, do đó cần có tháo gỡ sớm để vừa đảm bảo hiệu lực của chính sách vừa giải toả cho doanh nghiệp.
10. Thủ tục hành chính tuy đã được cải tiến nhiều nhưng đâu đó vẫn còn phiền hà, phải làm luật mỗi khi vận tải trên đường, ở bến bãi và qua cửa khẩu. Thống kê cho thấy hàng năm mỗi doanh nghiệp phải mất 1.959,2 giờ để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, riêng thủ tục về thuế giá trị gia tăng tốn 1.732 giờ.
Xuất hiện hiện tượng có người đứng đầu doanh nghiệp "thề thốt" xin chịu hình phạt cao nhất nếu vi phạm chính sách để phản ánh bức xúc khi bị gây khó dễ… Tất cả như góp vào hồi chuông cảnh báo về cải cách thủ tục hành chính còn nhiều việc phải làm.