Người khổng lồ thép của Ấn Độ
Tata là nhà thương lượng số một, nhà hoạch định tầm nhìn và chất gắn kết tinh thần của tập đoàn
Ratan N. Tata, vị Chủ tịch của tập đoàn Tata, tập đoàn lớn nhất Ấn Độ hoạt động trong một loạt lĩnh vực từ sản xuất phần mềm, xe hơi, thép tới cung cấp dịch vụ điện thoại, trà và đồng hồ đeo tay, vẫn thường tự lái chiếc xe hiệu Indigo Marina có giá chỉ 12.500 USD do chính tập đoàn của ông sản xuất để tới nơi làm việc.
Trong những dịp cuối tuần, ông thường với hai chú chó của mình tận hưởng sự yên tĩnh tại một ngôi nhà trước bãi biển mà ông tự tay thiết kế. Không thích khoa trương, ông vẫn đi một mình trong những chuyến công cán xa mà không mang theo trợ lý.
Người đàn ông 69 tuổi này cũng khá dũng cảm. Ông thường lái chiếc máy bay doanh nghiệp Falcon 2000 đi khắp Ấn Độ. Vào tháng 1 vừa qua, ông gây ấn tượng mạnh mẽ tại triển lãm máy bay Aero India 2007 khi cùng với một số phi công khác lái chiếc máy bay chiến đấu Lockheed F-16 và Boeing F-18.
Thành công đáng kinh ngạc
Tata là nhà thương lượng số một, nhà hoạch định tầm nhìn và chất gắn kết tinh thần của tập đoàn. Sau khi tốt nghiệp đại học Đại học Comell, chuyên ngành kiến trúc vào năm 1962, ông đã gia nhập tập đoàn của gia đình và nhanh chóng thăng tiến. 16 năm trước, sau cái chết của người bác J.R.D. Tata, ông tiếp quản ghế chủ tịch.
Sau đó, ông bắt tay việc cắt giảm chi phí, mạo hiểm lao vào lĩnh vực sản xuất ôtô và viễn thông, cũng như chuyển đổi kiểu văn hóa quản lý hẹp hòi và thiếu linh hoạt của tập đoàn. Những bước tiến táo bạo đó của Tata đã thành công rực rỡ.
Từ năm 2003 đến nay, Tata đã mua lại bộ phận sản xuất xe tải của hãng Daewoo, Hàn Quốc, thâu tóm cổ phần tại một trong những mỏ than lớn nhất của Indonesia và đầu tư vào một số nhà máy thép ở Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Tata cũng mua lại một loạt khách sạn sang trọng bao gồm khách sạn Pierre tại New York, Ritz-Carlton ở Boston và Camden Place ở San Francisco.
Việc mua lại tuyến cáp viễn thông biển của công ty Tyco International với giá 130 triệu USD, một mức giá rẻ như cho, đã đưa Tata trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế lớn nhất thế giới.
Ngoài ra, với việc mua lại công ty thiết kế kỹ thuật Incat International của Anh với mức giá 91 triệu USD, Tata Technologies, một công ty con của Tata hiện là nhà cung cấp thiết kế công nghiệp lớn nhất cho các công ty ôtô và máy bay của Mỹ, với 3.300 kỹ sư làm việc Ấn Độ, Mỹ và châu Âu.
Sự chuyển biến của Tata Steel là bằng chứng rõ nhất về tài năng của Tata. Vào những năm 1990, khi Ấn Độ bắt đầu mở cửa kinh tế, công ty 100 năm tuổi này phải vật lộn với những nhà máy lạc hậu, những khoản nợ lương công nhân khổng lồ, và chẳng có phương hướng thị trường nào.
Trong nhiều năm, Tata đã cắt giảm công nhân từ mức 78.000 xuống còn 38.000 và chi 2,5 tỷ USD vào việc hiện đại hóa. Một thập kỷ sau đó, Tata Steel đang là một trong những hãng thép hoạt động hiệu quả nhất và có nhiều lợi nhuận nhất thế giới.
Thỏa thuận lớn nhất của Tata đến thời điểm hiện tại là vụ mua lại hãng thép khổng lồ Corus của Anh và Hà Lan với giá 13 tỷ USD, một mục tiêu mà mới chỉ vài năm trước đây, không ai dám nghĩ tới. Thỏa thuận này giúp tăng công suất của Tata Steel lên 5 lần và đem lại cho hãng khách hàng là các hãng sản xuất ôtô ở Mỹ và châu Âu.
Giờ đây, một sự khởi đầu mới có thể sẽ đặt Tata lên bệ phóng, đưa ông vào nhóm những ông lớn trong ngành công nghiệp sản xuất ôtô toàn cầu. Loại xe chở khách Indica của Tata Motors hiện đang là mẫu xe bán chạy số hai ở Ấn Độ và cũng tiêu thụ tốt ở Nam Phi, Tây Ban Nha và Italy. Có nguồn tin cho hay, tập đoàn này đang cân nhắc việc mua lại các thương hiệu Jaguar và Land Rover từ hãng Ford.
“Chúng tôi áp dụng đồng thời cả hai chính sách bắt buộc và khuyến khích,” Tata nói khi ngồi uống trà tại Bombay House, trụ sở của tập đoàn từ năm 1926, một ốc đảo bình yên với sàn nhà lát đá marble đã cũ, một bộ sưu tập lớn những bức họa đương đại của Ấn Độ.
Chính sách này đã đem lại hiệu quả tuyệt vời. Giá trị thị trường của 18 công ty con được niêm yết trên thị trường chứng khoán của Tata đã tăng lên mức 62 tỷ USD từ mức 12 tỷ USD vào năm 2003. Doanh thu và lợi nhuận cũng tăng gấp đôi lên mức lần lượt là 29 tỷ USD và 2,8 tỷ USD. Ba công ty lớn chiếm 75% doanh số của tập đoàn là Tata Steel, Tata Motors và Tata Consultancy Services hiện đang trong thời kỳ kinh doanh tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
Và vào tháng 5 vừa qua, lợi nhuận ròng của Tata Tea đạt mức 523 triệu USD, trong khi Coca-Cola phải trả 1,2 tỷ USD để mua 30% cổ phần trong công ty Energy Brands, hãng sản xuất sản phẩm nước tăng lực Glaceau. “Đây thực sự là một Tata mới,” Rajeev Gupta, Giám đốc điều hành công ty cổ phần tư nhân Carlyle Advisory Partners nói.
Tata còn là người thúc đẩy mạnh mẽ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, một nhiệm vụ đã được đề cao ngay từ khi ông tổ Jamsetji Tata sáng lập tập đoàn này vào những năm 1870. Ngày đó, công nhân của tập đoàn này đã được hưởng những chính sách quan tâm đến con em và lương hưu trước phần lớn các công ty của phương Tây. Ngày nay, Tập đoàn Tata vẫn tiếp tục đóng góp cho những hoạt động xã hội như những khoản từ thiện lớn và các dự án giảm nghèo.
Có nhiều ý kiến cho rằng, Tata chính là tập đoàn quan trọng nhất trong nhóm những tập đoàn đa quốc gia mới có ảnh hưởng lớn những nước đang phát triển như Trung Quốc, Brazil, và Nga. Những người khổng lồ mới nổi lên này có nguồn nhân lực giá rẻ dồi dào, những tài năng công nghệ và các nguồn tài nguyên khoáng sản, cũng như thị trường tăng trưởng lớn nhất thế giới.
Tràn đầy tiền bạc và tự tin, họ cũng đã bắt đầu xuất khẩu những mô hình kinh doanh sáng tạo tới những thị trường thử thách mạnh mẽ nhất trên hành tinh này.
Những thách thức
Tuy nhiên, việc xây dựng một tập đoàn có thể thành công trong quá nhiều lĩnh vực, tại quá nhiều thị trường, là một nhiệm vụ khó khăn. Châu Á đã chứng kiến sự nổi lên của những người khổng lồ trên nhiều lĩnh vực như Daewoo của Hàn Quốc, Charoen Pokphand của Thái lan và Salim của Indonesia. Phần lớn trong số những tập đoàn này cuối cùng đã đi đến chỗ đổ vỡ.
Cuộc thử thách thực sự cho Tata cũng sắp tới. Đó là khi sự bùng nổ phát triển kinh tế của Ấn Độ nguội đi và cuộc chiến để giành giật nhân tài và thị phần với các đối thủ hùng mạnh của Ấn Độ cũng như các tập đoàn đa quốc gia giàu có trở nên căng thẳng hơn.
Bên cạnh đó, không phải là không có những khó khăn về tài chính. Tata Steel hiện phải chi khoảng 40 triệu USD mỗi năm để cung cấp các dịch vụ dân sự và phát triển trường học tại Jamshedpur, địa phương nơi công ty đặt trụ sở. Vụ mua lại hãng sản xuất thép Corus khiến Tata mắc nợ khoản tiền 7,4 tỷ USD. Đồng thời, với những bộ phận với chi phí sản xuất cao, Corus sẽ làm cho lợi nhuận của Tata bị giảm xuống.
Việc mua lại Jaguar và Land Rover cũng có thể đem lại những thách thức cho Tata. Vấn đề khôi phục lại nét đặc trưng của thương hiệu hạng sang Jaguar sẽ gặp nhiều khó khăn, vì đặc trưng này đã bị phá hỏng do chia sẻ những thiết kế cơ bản với Ford. Đồng thời, một số quan chức của Tata cũng cho rằng, đây là những thương hiệu xe đắt tiền, trong khi tập đoàn lại cam kết phục vụ các thị trường mới nổi lên.
Tuy nhiên, không giống như phần lớn các tập đoàn châu Á khác, Tata đã chứng tỏ rằng, tập đoàn này có thể vượt qua những cơn khủng hoảng và liên tục làm mới mình, GS. Tarun Khanna của đại học Harvarrd, người đã nghiên cứu sâu về tập đoàn này trong vòng hơn 1 thập kỷ, nhận định
Vấn đề người kế nhiệm
Đến nay, Tata vẫn chưa chọn ra người kế nhiệm ông, mặc dù, vào tháng 11 tới, ông sẽ bước vào tuổi 70. Điều này đang khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Thậm chí một số người đã đặt câu hỏi, liệu sự ra đi của ông sẽ dẫn tới sự tan rã của tập đoàn. “Ai sẽ là chất kết dính tập đoàn này?” một nhân vật trong Tata lo lắng.
Ratan N. Tata có thể là nhân vật cuối cùng mang họ Tata điều hành tập đoàn này. Phả hệ của dòng họ Tata được trưng bày tại bảo tàng của tập đoàn cho thấy đây là một dòng họ đã 800 năm tuổi, có nguồn gốc từ một dân tộc thiểu số ở Ấn Độ. Thế hệ cuối cùng đến nay trong phả hệ này là Tata – một người độc thân và không có con cái – và các anh chị em ruột của ông.
Em trai của Tata là Jimmy và 3 người chị em gái cùng cha khác mẹ không tham gia vào các công việc kinh doanh của Tata. Một người em cùng cha khác mẹ của ông là Noel đang điều hành một chuỗi bán lẻ của tập đoàn, nhưng không rõ có khả năng lãnh đạo hay không. Ratan cũng đã thừa nhận, chuyện kế nhiệm là một vấn đề lớn.
Khi nghỉ hưu, Ratan Tata sẽ để lại một lỗ hổng lớn. Mặc dù Tata và các thành viên khác trong gia đình chỉ sở hữu 3% cổ phần của Tata Sons, công ty mẹ có cổ phần kiểm soát trong các công ty con, bản thân ông lại nắm giữ vị trí chủ tịch của những bộ phận chủ chốt như Tata Motors và Tata Steel. Ông là người tham gia mật thiết vào các thỏa thuận lớn và là người thúc đẩy các vụ mua lại, cũng như những ý tưởng kinh doanh lớn của tập đoàn.
Tata cho biết, ông sẽ đứng đầu tập đoàn thêm ít nhất 2 năm nữa sau khi đã chọn được người kế nhiệm. Như vậy, dường như ông có thể sẽ hoàn thành được mục tiêu lớn nhất của mình. Đó là xây dựng một tập đoàn có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu trong thế kỷ 21, trong khi vẫn duy trì những giá trị truyền thống sau khi ông đã rời đi.
Trong những dịp cuối tuần, ông thường với hai chú chó của mình tận hưởng sự yên tĩnh tại một ngôi nhà trước bãi biển mà ông tự tay thiết kế. Không thích khoa trương, ông vẫn đi một mình trong những chuyến công cán xa mà không mang theo trợ lý.
Người đàn ông 69 tuổi này cũng khá dũng cảm. Ông thường lái chiếc máy bay doanh nghiệp Falcon 2000 đi khắp Ấn Độ. Vào tháng 1 vừa qua, ông gây ấn tượng mạnh mẽ tại triển lãm máy bay Aero India 2007 khi cùng với một số phi công khác lái chiếc máy bay chiến đấu Lockheed F-16 và Boeing F-18.
Thành công đáng kinh ngạc
Tata là nhà thương lượng số một, nhà hoạch định tầm nhìn và chất gắn kết tinh thần của tập đoàn. Sau khi tốt nghiệp đại học Đại học Comell, chuyên ngành kiến trúc vào năm 1962, ông đã gia nhập tập đoàn của gia đình và nhanh chóng thăng tiến. 16 năm trước, sau cái chết của người bác J.R.D. Tata, ông tiếp quản ghế chủ tịch.
Sau đó, ông bắt tay việc cắt giảm chi phí, mạo hiểm lao vào lĩnh vực sản xuất ôtô và viễn thông, cũng như chuyển đổi kiểu văn hóa quản lý hẹp hòi và thiếu linh hoạt của tập đoàn. Những bước tiến táo bạo đó của Tata đã thành công rực rỡ.
Từ năm 2003 đến nay, Tata đã mua lại bộ phận sản xuất xe tải của hãng Daewoo, Hàn Quốc, thâu tóm cổ phần tại một trong những mỏ than lớn nhất của Indonesia và đầu tư vào một số nhà máy thép ở Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Tata cũng mua lại một loạt khách sạn sang trọng bao gồm khách sạn Pierre tại New York, Ritz-Carlton ở Boston và Camden Place ở San Francisco.
Việc mua lại tuyến cáp viễn thông biển của công ty Tyco International với giá 130 triệu USD, một mức giá rẻ như cho, đã đưa Tata trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế lớn nhất thế giới.
Ngoài ra, với việc mua lại công ty thiết kế kỹ thuật Incat International của Anh với mức giá 91 triệu USD, Tata Technologies, một công ty con của Tata hiện là nhà cung cấp thiết kế công nghiệp lớn nhất cho các công ty ôtô và máy bay của Mỹ, với 3.300 kỹ sư làm việc Ấn Độ, Mỹ và châu Âu.
Sự chuyển biến của Tata Steel là bằng chứng rõ nhất về tài năng của Tata. Vào những năm 1990, khi Ấn Độ bắt đầu mở cửa kinh tế, công ty 100 năm tuổi này phải vật lộn với những nhà máy lạc hậu, những khoản nợ lương công nhân khổng lồ, và chẳng có phương hướng thị trường nào.
Trong nhiều năm, Tata đã cắt giảm công nhân từ mức 78.000 xuống còn 38.000 và chi 2,5 tỷ USD vào việc hiện đại hóa. Một thập kỷ sau đó, Tata Steel đang là một trong những hãng thép hoạt động hiệu quả nhất và có nhiều lợi nhuận nhất thế giới.
Thỏa thuận lớn nhất của Tata đến thời điểm hiện tại là vụ mua lại hãng thép khổng lồ Corus của Anh và Hà Lan với giá 13 tỷ USD, một mục tiêu mà mới chỉ vài năm trước đây, không ai dám nghĩ tới. Thỏa thuận này giúp tăng công suất của Tata Steel lên 5 lần và đem lại cho hãng khách hàng là các hãng sản xuất ôtô ở Mỹ và châu Âu.
Giờ đây, một sự khởi đầu mới có thể sẽ đặt Tata lên bệ phóng, đưa ông vào nhóm những ông lớn trong ngành công nghiệp sản xuất ôtô toàn cầu. Loại xe chở khách Indica của Tata Motors hiện đang là mẫu xe bán chạy số hai ở Ấn Độ và cũng tiêu thụ tốt ở Nam Phi, Tây Ban Nha và Italy. Có nguồn tin cho hay, tập đoàn này đang cân nhắc việc mua lại các thương hiệu Jaguar và Land Rover từ hãng Ford.
“Chúng tôi áp dụng đồng thời cả hai chính sách bắt buộc và khuyến khích,” Tata nói khi ngồi uống trà tại Bombay House, trụ sở của tập đoàn từ năm 1926, một ốc đảo bình yên với sàn nhà lát đá marble đã cũ, một bộ sưu tập lớn những bức họa đương đại của Ấn Độ.
Chính sách này đã đem lại hiệu quả tuyệt vời. Giá trị thị trường của 18 công ty con được niêm yết trên thị trường chứng khoán của Tata đã tăng lên mức 62 tỷ USD từ mức 12 tỷ USD vào năm 2003. Doanh thu và lợi nhuận cũng tăng gấp đôi lên mức lần lượt là 29 tỷ USD và 2,8 tỷ USD. Ba công ty lớn chiếm 75% doanh số của tập đoàn là Tata Steel, Tata Motors và Tata Consultancy Services hiện đang trong thời kỳ kinh doanh tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
Và vào tháng 5 vừa qua, lợi nhuận ròng của Tata Tea đạt mức 523 triệu USD, trong khi Coca-Cola phải trả 1,2 tỷ USD để mua 30% cổ phần trong công ty Energy Brands, hãng sản xuất sản phẩm nước tăng lực Glaceau. “Đây thực sự là một Tata mới,” Rajeev Gupta, Giám đốc điều hành công ty cổ phần tư nhân Carlyle Advisory Partners nói.
Tata còn là người thúc đẩy mạnh mẽ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, một nhiệm vụ đã được đề cao ngay từ khi ông tổ Jamsetji Tata sáng lập tập đoàn này vào những năm 1870. Ngày đó, công nhân của tập đoàn này đã được hưởng những chính sách quan tâm đến con em và lương hưu trước phần lớn các công ty của phương Tây. Ngày nay, Tập đoàn Tata vẫn tiếp tục đóng góp cho những hoạt động xã hội như những khoản từ thiện lớn và các dự án giảm nghèo.
Có nhiều ý kiến cho rằng, Tata chính là tập đoàn quan trọng nhất trong nhóm những tập đoàn đa quốc gia mới có ảnh hưởng lớn những nước đang phát triển như Trung Quốc, Brazil, và Nga. Những người khổng lồ mới nổi lên này có nguồn nhân lực giá rẻ dồi dào, những tài năng công nghệ và các nguồn tài nguyên khoáng sản, cũng như thị trường tăng trưởng lớn nhất thế giới.
Tràn đầy tiền bạc và tự tin, họ cũng đã bắt đầu xuất khẩu những mô hình kinh doanh sáng tạo tới những thị trường thử thách mạnh mẽ nhất trên hành tinh này.
Những thách thức
Tuy nhiên, việc xây dựng một tập đoàn có thể thành công trong quá nhiều lĩnh vực, tại quá nhiều thị trường, là một nhiệm vụ khó khăn. Châu Á đã chứng kiến sự nổi lên của những người khổng lồ trên nhiều lĩnh vực như Daewoo của Hàn Quốc, Charoen Pokphand của Thái lan và Salim của Indonesia. Phần lớn trong số những tập đoàn này cuối cùng đã đi đến chỗ đổ vỡ.
Cuộc thử thách thực sự cho Tata cũng sắp tới. Đó là khi sự bùng nổ phát triển kinh tế của Ấn Độ nguội đi và cuộc chiến để giành giật nhân tài và thị phần với các đối thủ hùng mạnh của Ấn Độ cũng như các tập đoàn đa quốc gia giàu có trở nên căng thẳng hơn.
Bên cạnh đó, không phải là không có những khó khăn về tài chính. Tata Steel hiện phải chi khoảng 40 triệu USD mỗi năm để cung cấp các dịch vụ dân sự và phát triển trường học tại Jamshedpur, địa phương nơi công ty đặt trụ sở. Vụ mua lại hãng sản xuất thép Corus khiến Tata mắc nợ khoản tiền 7,4 tỷ USD. Đồng thời, với những bộ phận với chi phí sản xuất cao, Corus sẽ làm cho lợi nhuận của Tata bị giảm xuống.
Việc mua lại Jaguar và Land Rover cũng có thể đem lại những thách thức cho Tata. Vấn đề khôi phục lại nét đặc trưng của thương hiệu hạng sang Jaguar sẽ gặp nhiều khó khăn, vì đặc trưng này đã bị phá hỏng do chia sẻ những thiết kế cơ bản với Ford. Đồng thời, một số quan chức của Tata cũng cho rằng, đây là những thương hiệu xe đắt tiền, trong khi tập đoàn lại cam kết phục vụ các thị trường mới nổi lên.
Tuy nhiên, không giống như phần lớn các tập đoàn châu Á khác, Tata đã chứng tỏ rằng, tập đoàn này có thể vượt qua những cơn khủng hoảng và liên tục làm mới mình, GS. Tarun Khanna của đại học Harvarrd, người đã nghiên cứu sâu về tập đoàn này trong vòng hơn 1 thập kỷ, nhận định
Vấn đề người kế nhiệm
Đến nay, Tata vẫn chưa chọn ra người kế nhiệm ông, mặc dù, vào tháng 11 tới, ông sẽ bước vào tuổi 70. Điều này đang khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Thậm chí một số người đã đặt câu hỏi, liệu sự ra đi của ông sẽ dẫn tới sự tan rã của tập đoàn. “Ai sẽ là chất kết dính tập đoàn này?” một nhân vật trong Tata lo lắng.
Ratan N. Tata có thể là nhân vật cuối cùng mang họ Tata điều hành tập đoàn này. Phả hệ của dòng họ Tata được trưng bày tại bảo tàng của tập đoàn cho thấy đây là một dòng họ đã 800 năm tuổi, có nguồn gốc từ một dân tộc thiểu số ở Ấn Độ. Thế hệ cuối cùng đến nay trong phả hệ này là Tata – một người độc thân và không có con cái – và các anh chị em ruột của ông.
Em trai của Tata là Jimmy và 3 người chị em gái cùng cha khác mẹ không tham gia vào các công việc kinh doanh của Tata. Một người em cùng cha khác mẹ của ông là Noel đang điều hành một chuỗi bán lẻ của tập đoàn, nhưng không rõ có khả năng lãnh đạo hay không. Ratan cũng đã thừa nhận, chuyện kế nhiệm là một vấn đề lớn.
Khi nghỉ hưu, Ratan Tata sẽ để lại một lỗ hổng lớn. Mặc dù Tata và các thành viên khác trong gia đình chỉ sở hữu 3% cổ phần của Tata Sons, công ty mẹ có cổ phần kiểm soát trong các công ty con, bản thân ông lại nắm giữ vị trí chủ tịch của những bộ phận chủ chốt như Tata Motors và Tata Steel. Ông là người tham gia mật thiết vào các thỏa thuận lớn và là người thúc đẩy các vụ mua lại, cũng như những ý tưởng kinh doanh lớn của tập đoàn.
Tata cho biết, ông sẽ đứng đầu tập đoàn thêm ít nhất 2 năm nữa sau khi đã chọn được người kế nhiệm. Như vậy, dường như ông có thể sẽ hoàn thành được mục tiêu lớn nhất của mình. Đó là xây dựng một tập đoàn có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu trong thế kỷ 21, trong khi vẫn duy trì những giá trị truyền thống sau khi ông đã rời đi.