Người Mỹ đã “ngán” vay tiêu dùng
Tổng mức dư nợ tín dụng tiêu dùng tại Mỹ trong tháng 7 đã sụt giảm 21,6 tỷ USD so với tháng 6
Số liệu do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố ngày 8/9 cho thấy, tổng mức dư nợ tín dụng tiêu dùng tại nước này trong tháng 7 đã sụt giảm một khoản kỷ lục 21,6 tỷ USD so với tháng 6.
Đây được xem là dấu hiệu mới nhất cho thấy, chi tiêu dùng tại Mỹ sẽ khó đủ sức để vực dậy nền kinh tế lớn nhất thế giới này khỏi suy thoái.
FED cho biết, tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của Mỹ trong tháng 7 đã giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước - mức giảm cao gấp hơn 5 lần dự báo trước đó của giới quan sát, xuống 2.472 tỷ USD (tính theo tỷ lệ hàng năm).
Trong đó, dư nợ tín dụng không tuần hoàn, bao gồm các khoản vay có chốt thời hạn thanh toán cho các hoạt động mua xe ôtô, đi học, đi du lịch… đã giảm mức kỷ 15,4 tỷ USD so với tháng 6 và giảm 11,7% so với cùng kỳ năm trước, còn 1.566,5 tỷ USD.
Còn lại, dư nợ tín dụng tuần hoàn, bao gồm nợ thẻ tín dụng, đã giảm 6,1 tỷ USD so với tháng 6 và giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước, còn 905,6 tỷ USD (tính theo tỷ lệ hàng năm).
Cũng theo FED, tính tới tháng 7 này, tín dụng tiêu dùng tại Mỹ đã giảm tháng thứ 6 liên tiếp, đánh dấu thời kỳ sụt giảm liên tục dài nhất từ năm 1991 tới nay. Trước đó, trong tháng 6, dư nợ tín dụng tiêu dùng của Mỹ đã giảm 15,5 tỷ USD so với tháng 5.
“Đây là một dấu hiệu quan trọng nữa cho thấy người tiêu dùng Mỹ sẽ không đóng góp nhiều vào sự phục hồi kinh tế trong năm nay, và thậm chí có thể trong cả một thời gian của năm tới”, ông Bernard Baumohl, chuyên gia kinh tế trưởng toàn cầu của tổ chức nghiên cứu The Economic Outlook Group có trụ sở ở bang New Jersey nhận định.
Với tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ hiện ở mức 9,7%, cao nhất trong 26 năm và thu nhập suy giảm, các hộ gia đình ở nước này đã và đang mạnh tay cắt giảm chi tiêu. Trong khi đó, tiêu dùng đóng góp 2/3 trong GDP của Mỹ.
Nhiều báo cáo công bố gần đây cho thấy kinh tế Mỹ có thể đã bắt đầu manh nha phục hồi khỏi thời kỳ suy thoái kéo dài từ tháng 12/2007. Tuy nhiên, tình trạng sa thải nhân công tiếp diễn đã làm dấy lên những lo ngại rằng quá trình “khỏi bệnh” của kinh tế Mỹ sẽ diễn ra chậm chạp.
“Sự phục hồi của kinh tế Mỹ không thể bền vững trừ phi chúng ta chứng kiến sự khởi sắc trong hoạt động chi tiêu của các hộ gia đình. Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là liệu người Mỹ có chi tiêu nhiều trở lại để duy trì sự phục hồi này”, ông Baumohl nói.
Giới phân tích nhận định, sự phục hồi kinh tế được cho là đã bắt đầu ở Mỹ sẽ chủ yếu được thúc đẩy bởi hoạt động gia tăng sản xuất để làm đầy kho hàng của các doanh nghiệp sau khi lượng hàng tồn kho được cắt giảm tới những mức thấp kỷ lục thời gian qua, cũng như hoạt động chi tiêu của Chính phủ Mỹ, và mức lãi suất thấp kỷ lục của đồng USD.
(Theo Reuters)
Đây được xem là dấu hiệu mới nhất cho thấy, chi tiêu dùng tại Mỹ sẽ khó đủ sức để vực dậy nền kinh tế lớn nhất thế giới này khỏi suy thoái.
FED cho biết, tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của Mỹ trong tháng 7 đã giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước - mức giảm cao gấp hơn 5 lần dự báo trước đó của giới quan sát, xuống 2.472 tỷ USD (tính theo tỷ lệ hàng năm).
Trong đó, dư nợ tín dụng không tuần hoàn, bao gồm các khoản vay có chốt thời hạn thanh toán cho các hoạt động mua xe ôtô, đi học, đi du lịch… đã giảm mức kỷ 15,4 tỷ USD so với tháng 6 và giảm 11,7% so với cùng kỳ năm trước, còn 1.566,5 tỷ USD.
Còn lại, dư nợ tín dụng tuần hoàn, bao gồm nợ thẻ tín dụng, đã giảm 6,1 tỷ USD so với tháng 6 và giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước, còn 905,6 tỷ USD (tính theo tỷ lệ hàng năm).
Cũng theo FED, tính tới tháng 7 này, tín dụng tiêu dùng tại Mỹ đã giảm tháng thứ 6 liên tiếp, đánh dấu thời kỳ sụt giảm liên tục dài nhất từ năm 1991 tới nay. Trước đó, trong tháng 6, dư nợ tín dụng tiêu dùng của Mỹ đã giảm 15,5 tỷ USD so với tháng 5.
“Đây là một dấu hiệu quan trọng nữa cho thấy người tiêu dùng Mỹ sẽ không đóng góp nhiều vào sự phục hồi kinh tế trong năm nay, và thậm chí có thể trong cả một thời gian của năm tới”, ông Bernard Baumohl, chuyên gia kinh tế trưởng toàn cầu của tổ chức nghiên cứu The Economic Outlook Group có trụ sở ở bang New Jersey nhận định.
Với tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ hiện ở mức 9,7%, cao nhất trong 26 năm và thu nhập suy giảm, các hộ gia đình ở nước này đã và đang mạnh tay cắt giảm chi tiêu. Trong khi đó, tiêu dùng đóng góp 2/3 trong GDP của Mỹ.
Nhiều báo cáo công bố gần đây cho thấy kinh tế Mỹ có thể đã bắt đầu manh nha phục hồi khỏi thời kỳ suy thoái kéo dài từ tháng 12/2007. Tuy nhiên, tình trạng sa thải nhân công tiếp diễn đã làm dấy lên những lo ngại rằng quá trình “khỏi bệnh” của kinh tế Mỹ sẽ diễn ra chậm chạp.
“Sự phục hồi của kinh tế Mỹ không thể bền vững trừ phi chúng ta chứng kiến sự khởi sắc trong hoạt động chi tiêu của các hộ gia đình. Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là liệu người Mỹ có chi tiêu nhiều trở lại để duy trì sự phục hồi này”, ông Baumohl nói.
Giới phân tích nhận định, sự phục hồi kinh tế được cho là đã bắt đầu ở Mỹ sẽ chủ yếu được thúc đẩy bởi hoạt động gia tăng sản xuất để làm đầy kho hàng của các doanh nghiệp sau khi lượng hàng tồn kho được cắt giảm tới những mức thấp kỷ lục thời gian qua, cũng như hoạt động chi tiêu của Chính phủ Mỹ, và mức lãi suất thấp kỷ lục của đồng USD.
(Theo Reuters)