Người phụ nữ phía sau thành công của Facebook
Mấy năm gần đây, Sheryl Sandberg đã đóng vai trò quan trọng giúp Facebook được nhiều người biết đến
Mấy năm gần đây, Sheryl Sandberg đã đóng vai trò quan trọng giúp Facebook trở thành một trong những mạng xã hội được nhiều người biết đến nhất.
Hiện nay, cô và ông chủ trẻ 25 tuổi của mình đang có kế hoạch làm cho Facebook trở thành một trong những trang web dữ liệu sinh lợi nhất thế giới.
Nhìn từ bên ngoài thì đây là một kết hợp kỳ quặc, một phụ nữ 38 tuổi dày dặn kinh nghiệm điều hành và một thanh niên 25 tuổi đời- cực kỳ thông minh, người đã sáng lập ra mạng xã hội phát triển nhất nhưng lại không hề có một khái niệm gì về việc thu lợi nhuận từ nó.
“Cặp đôi” ăn ý
Tháng 3/2008, Sheryl Sandberg lúc đó đang giữ chức vụ Giám đốc điều hành của Công ty Palo Alto (California) và Mark Zuckerberg, người sáng lập ra Facebook, vẫn còn là một cặp không tên tuổi ở Thung lũng Silicon. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, họ đã chứng tỏ khả năng hòa hợp và bổ sung tuyệt vời cho nhau.
“Nàng”, một chuyên gia về khả năng giao lưu và năng lực hoạt động xã hội mãnh liệt, là giám đốc của vài phòng, ban ở Ngân hàng Thế giới, Bộ Tài chính Mỹ và đã đạt nhiều thành công xuất sắc trong các chương trình AdWord và AdSense của Google.
Còn “chàng”, dở dang chương trình Đại học Harvard, nhà phân tích phần mềm và lý thuyết về kỹ thuật giao tiếp mạng xã hội tương lai.
“Đó không phải là sức mạnh và thống trị. Đó là cơ hội xây dựng nền tảng cho một tổ chức xã hội lớn”, Sandberg nói.
“Cô ấy giải quyết vấn đề về lợi nhuận và các công việc về quảng cáo, còn tôi tập trung vào các sản phẩm và kỹ thuật chiến lược”, Zuckerberg nói.
Họ cùng nhau vạch kế hoạch nghiêm túc để “vắt sữa” những thành viên của Facebook - ước tính khoảng 250 triệu USD từ các chương trình quảng cáo. Phương pháp của Facebook là tạo nên mạng lưới quảng cáo hoặc hoạt động môi giới quảng cáo cho hãng xuất bản điện tử khác bằng kỹ thuật số của báo chí truyền thống và cả cách mạo hiểm hiện nay như trang web chuyên về những chuyện tầm phào Gawker.
Trong chuyện này, Facebook thu hút lượng khách hàng bằng cách thuyết phục các thành viên từ bỏ trang web khác và bán cơ hội được sử dụng thông tin cho nhà quảng cáo, chuyển đổi lợi tức. Một cách nữa là kinh doanh các sản phẩm cực rẻ (micropayment business) - để trở thành nhà bán lẻ cho iTunes, chuyên bán những sản phẩm, dịch vụ và khoảng 350 trò chơi điện tử với giá cực rẻ.
Hiệu quả thương mại của kỹ thuật số thường không nhiều, kể cả những trang web lớn, ngoại trừ Google. Liệu Facebook có thể thay đổi được điều này không?
Có thể nói, Facebook thu hút được rất nhiều thành viên nhưng lợi tức thu được từ nó thì lại không nhiều lắm. Khi Sandberg bắt đầu làm việc với Facebook, trang web này đã trị giá khoảng 15 tỷ USD (trong đó Microsoft đã đầu tư vào 240 triệu USD) nhưng đang trên đà mất khoảng 150 triệu trong tổng số 350 triệu USD doanh thu.
Trung bình mỗi thành viên bỏ ra khỏang 20 phút hàng ngày trên Facebook, trao đổi tên, nghề nghiệp, cơ sở học vấn, hình ảnh, nói chuyện về những mối quan hệ xã hội của mình, cách sử dụng thời gian, thảo luận về những bộ phim, sách báo và nhà hàng ăn uống mình ưa thích.
Những thông tin đó thực sự là tấm hộ chiếu đi đến triệu triệu tâm hồn - và ví tiền. Tuy Facebook đang cố gắng rất nhiều để thu hút các nhà quảng cáo đầu tư vào, nó vẫn chưa có kế hoạch bán các dữ liệu.
Hiện nay Facebook đã có nhiều hợp đồng quảng cáo từ các doanh nghiệp nhỏ, có hợp đồng với Microsoft để bán những quảng cáo nhỏ qua mạng và những hợp đồng quảng cáo trọn gói của các thương hiệu lớn.
Zuckerberg biết là mình đang ngồi trên vị trí vàng, nhưng cũng biết rằng nếu bán thông tin cá nhân không khéo léo sẽ làm tổn thương các thành viên vì họ cho rằng những bí mật đời tư bị xâm phạm.
Vào tháng 9/2006, Facebook bị than phiền vì các thành viên cho rằng thông tin cá nhân bị xâm phạm quá nhiều sau khi Facebook cho phép hai trang web News Feed và Mini Feed cập nhật thông tin, kết quả là Zuckerberg phải xin lỗi các thành viên và tạo chương trình mới cho phép các thành viên có thể kiểm soát lý lịch của mình.
Một năm sau Facebook liên kết với Beacon, từ đó Beacon tự động gửi những quảng cáo cho các thành viên của Facebook khi mua hàng trên mạng, bao gồm Amazon, Travelocity và Ebay. Kết quả là khoảng trên 50 ngàn thành viên Facebook phản đối chương trình này. Lại thêm một lần Facebook xin lỗi và sửa sai.
“Nàng” khẳng định tầm quan trọng
Đây là thời điểm Sandberg nhảy vào cuộc, cố gắng tìm ra phương pháp mới giúp cho cuộc mua bán nhạy cảm này có thể chấp nhận được, ít nhất là về hình thức bên ngoài.
Cô và Zuckerberg cùng nhau làm việc cật lực để tạo ra nhiều hệ thống giúp cho các thành viên có thể kiểm soát thông tin cá nhân của mình trên mạng, từ đó mỗi thành viên có thể cho phép và không cho phép những người nào xem lý lịch của mình.
Dự kiến trước được những trận chiến có thể sẽ xảy ra trong tương lai, Sandberg thuê một người từng làm luật sư và bào chữa cho Công đoàn Dân quyền Mỹ làm đại diện cho Facebook.
Sandberg đã có một thời gian dài làm việc trong môi trường chính trị phức tạp, sếp cũ của Sandberg, Eric Schmitdt, Giám đốc điều hành Google, nói như vậy về cô.
Vào năm học cuối ở Đại học Harvard, cô đã viết bài luận án kinh tế với đề tài “Thống kê sự liên hệ giữa ngược đãi trong nội bộ gia đình và không cân bằng về tài sản giữa hai vợ chồng”. Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng MBA và làm cố vấn một thời gian ngắn cho Công ty McKinsey & Co, Sandberg vào làm Chánh văn phòng, Phòng hành chính cho chính quyền Clinton.
Tại đây cô có nhiều sáng kiến để giúp Bộ Tài chính Mỹ đối phó với với tình trạng náo loạn sau khi Nga và một số nước châu Á gặp khủng hoảng, đấu tranh để khấu trừ nợ nần cho các nước đang phát triển.
Schmidt gặp Sandberg khi cô đang còn làm việc cho Bộ Tài chính. Sau khi Nhà trắng thay đổi cơ cấu nhân sự, cô chuyển vào làm cho Google và gọi điện thoại cho Schmidt, Schmidt nhớ lại: “Tôi nói, cô là một người đầy khả năng, cô nên vào làm việc với chúng tôi” và Schmidt đã nhận Sandberg vào làm khi trong đầu chưa hề có bất cứ một khái niệm nào về vị trí sẽ bổ nhiệm cho Sandberg.
Sau đó Schmidt chuyển Sandberg đến phòng của Omid Kordestani, cựu giám đốc bán hàng. Sandberg đã thuyết phục Kordestani rằng cô sẽ đảm đương công việc thiết kế công nghệ và kiểm soát quảng cáo trên internet của bộ phận kinh doanh.
Schmidt nhìn thấy được giá trị của Sandberg: Khả năng thiên phú của Sandberg là tìm ra người có tài kinh doanh bẩm sinh, có khả năng sáng tạo những kiểu kinh doanh mới lạ trên internet. Dưới thời Sandberg, phòng kinh doanh của Google từ 4 người tăng lên 4,000 người, chiếm 2/3 tổng số doanh thu hàng năm (hiện nay đạt khoảng 14 tỷ USD).
Mở cửa cho cuộc mạo hiểm mới, tháng 12/2007, Sandberg gặp Zuckerberg, lúc đó đang kiếm người cho vị trí giám đốc điều hành của Facebook. Cô đã hỏi rất nhiều về những hoài bão của công ty, và bị cuốn hút bởi sáng kiến “bức tranh giao tiếp xã hội trên mạng” với những bạn bè, người quen biết và công ty.
Nếu Facebook có thể sử dụng sức mạnh của máy tính để giúp mọi người đến gần nhau hơn, thì nó sẽ trở thành trang chủ của tất cả các cư dân trên toàn cầu, mạch chủ của quảng cáo.
Sandberg ủy nhiệm một số giám đốc điều hành của mình, bao gồm cả Daniel Rose, một “cựu binh” của Amazon và phó chủ tịch chịu trách nhiệm gửi những chương trình của Facebook cho các nhà quảng cáo, mở rộng các cách mua bán dữ liệu trên trang web. Việc kinh doanh giữa các website là “miếng bánh ngon” khi mục đích của nó là tìm kiếm lợi nhuận. “nó thực sự là cơ hội làm cho thị trường trở nên sôi động và hấp dẫn”, Rose nói.
Có thể nói, bàn tay của Sandberg vươn tới bất kỳ chỗ nào có thể ra tiền. Một năm trước Facebook khánh thành một chương trình đặt ngay trang chủ, mời mọc thành viên tham gia các trò chơi, xem video, lấy phiếu giảm giá hoặc tham gia vào danh sách với tư cách là người hâm mộ. Hãng bánh pizza Papa John’s đã mua một chương trình, và kết quả là khoảng 130.000 người đã hâm mộ hãng bánh pizza này.
Với Adidas, người của Sandberg giúp công ty này có một trang quảng cáo trên Facebook và thực sự hấp dẫn các thành viên bằng đoạn video với sự góp mặt của danh thủ David Beckham.
Với cách thức truyền thống, Twists có kế hoạch giúp Facebook từ 400 - 500 triệu USD cho quảng cáo trong năm nay, giúp cho công ty có đủ tiền để chi trả cho những khoản tiền “vương vãi” bên ngoài. Năm ngoái số tiền này là khoảng 300 triệu USD.
Cuối tháng 5 vừa qua, các nhà đầu tư từ xứ bạch dương Digital Sky Technologies đã đầu tư thêm 200 triệu USD, giúp Facebook nghĩ tới một tương lai xa hơn.
Sandberg rất nhanh thuyết phục các thành viên rằng chính họ, chứ không phải Facebook, kiểm soát thông tin cá nhân, cô nói: “Chúng tôi không bao giờ chia sẻ thông tin của các bạn cho các nhà quảng cáo, nhưng chúng tôi có thể giúp các bạn dễ dàng chia sẻ thông tin của mình với họ”.
Công ty rất thận trọng về việc sử dụng các thuật ngữ trên trang web và trong văn phòng. Theo đó, các thành viên Facebook không tiết lộ thông tin cá nhân của mình mà là họ “chia sẻ” các thông tin này.
Trước khi thực sự giới thiệu trang website “Connect”, Facebook đề nghị các thành viên hãy thông qua hai hoặc ba phần về các bản cam kết đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân của mình cho các thành viên khác. Chờ dịp thích hợp, Facebook sẽ hỏi các thành viên đồng ý tiếp nhận những quảng cáo về các chủ đề họ ưa thích. Ai có thể từ chối?
Facebook tiết lộ cho các thành viên về các thông tin cá nhân của họ sẽ được sử dụng thế nào và làm gì. Tháng 7/2009, để giúp các thành viên tự tin hơn trong việc tiết lộ thông tin bản thân, Facebook tạo nên một hệ thống giúp cho các thành viên có thể tự tạo nên từng nhóm để tham gia, chẳng hạn nhóm các bệnh nhân, nhóm “nghiện” mua sắm, nhóm thích phim ảnh …
(Theo Forbes)
Hiện nay, cô và ông chủ trẻ 25 tuổi của mình đang có kế hoạch làm cho Facebook trở thành một trong những trang web dữ liệu sinh lợi nhất thế giới.
Nhìn từ bên ngoài thì đây là một kết hợp kỳ quặc, một phụ nữ 38 tuổi dày dặn kinh nghiệm điều hành và một thanh niên 25 tuổi đời- cực kỳ thông minh, người đã sáng lập ra mạng xã hội phát triển nhất nhưng lại không hề có một khái niệm gì về việc thu lợi nhuận từ nó.
“Cặp đôi” ăn ý
Tháng 3/2008, Sheryl Sandberg lúc đó đang giữ chức vụ Giám đốc điều hành của Công ty Palo Alto (California) và Mark Zuckerberg, người sáng lập ra Facebook, vẫn còn là một cặp không tên tuổi ở Thung lũng Silicon. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, họ đã chứng tỏ khả năng hòa hợp và bổ sung tuyệt vời cho nhau.
“Nàng”, một chuyên gia về khả năng giao lưu và năng lực hoạt động xã hội mãnh liệt, là giám đốc của vài phòng, ban ở Ngân hàng Thế giới, Bộ Tài chính Mỹ và đã đạt nhiều thành công xuất sắc trong các chương trình AdWord và AdSense của Google.
Còn “chàng”, dở dang chương trình Đại học Harvard, nhà phân tích phần mềm và lý thuyết về kỹ thuật giao tiếp mạng xã hội tương lai.
“Đó không phải là sức mạnh và thống trị. Đó là cơ hội xây dựng nền tảng cho một tổ chức xã hội lớn”, Sandberg nói.
“Cô ấy giải quyết vấn đề về lợi nhuận và các công việc về quảng cáo, còn tôi tập trung vào các sản phẩm và kỹ thuật chiến lược”, Zuckerberg nói.
Họ cùng nhau vạch kế hoạch nghiêm túc để “vắt sữa” những thành viên của Facebook - ước tính khoảng 250 triệu USD từ các chương trình quảng cáo. Phương pháp của Facebook là tạo nên mạng lưới quảng cáo hoặc hoạt động môi giới quảng cáo cho hãng xuất bản điện tử khác bằng kỹ thuật số của báo chí truyền thống và cả cách mạo hiểm hiện nay như trang web chuyên về những chuyện tầm phào Gawker.
Trong chuyện này, Facebook thu hút lượng khách hàng bằng cách thuyết phục các thành viên từ bỏ trang web khác và bán cơ hội được sử dụng thông tin cho nhà quảng cáo, chuyển đổi lợi tức. Một cách nữa là kinh doanh các sản phẩm cực rẻ (micropayment business) - để trở thành nhà bán lẻ cho iTunes, chuyên bán những sản phẩm, dịch vụ và khoảng 350 trò chơi điện tử với giá cực rẻ.
Hiệu quả thương mại của kỹ thuật số thường không nhiều, kể cả những trang web lớn, ngoại trừ Google. Liệu Facebook có thể thay đổi được điều này không?
Có thể nói, Facebook thu hút được rất nhiều thành viên nhưng lợi tức thu được từ nó thì lại không nhiều lắm. Khi Sandberg bắt đầu làm việc với Facebook, trang web này đã trị giá khoảng 15 tỷ USD (trong đó Microsoft đã đầu tư vào 240 triệu USD) nhưng đang trên đà mất khoảng 150 triệu trong tổng số 350 triệu USD doanh thu.
Trung bình mỗi thành viên bỏ ra khỏang 20 phút hàng ngày trên Facebook, trao đổi tên, nghề nghiệp, cơ sở học vấn, hình ảnh, nói chuyện về những mối quan hệ xã hội của mình, cách sử dụng thời gian, thảo luận về những bộ phim, sách báo và nhà hàng ăn uống mình ưa thích.
Những thông tin đó thực sự là tấm hộ chiếu đi đến triệu triệu tâm hồn - và ví tiền. Tuy Facebook đang cố gắng rất nhiều để thu hút các nhà quảng cáo đầu tư vào, nó vẫn chưa có kế hoạch bán các dữ liệu.
Hiện nay Facebook đã có nhiều hợp đồng quảng cáo từ các doanh nghiệp nhỏ, có hợp đồng với Microsoft để bán những quảng cáo nhỏ qua mạng và những hợp đồng quảng cáo trọn gói của các thương hiệu lớn.
Zuckerberg biết là mình đang ngồi trên vị trí vàng, nhưng cũng biết rằng nếu bán thông tin cá nhân không khéo léo sẽ làm tổn thương các thành viên vì họ cho rằng những bí mật đời tư bị xâm phạm.
Vào tháng 9/2006, Facebook bị than phiền vì các thành viên cho rằng thông tin cá nhân bị xâm phạm quá nhiều sau khi Facebook cho phép hai trang web News Feed và Mini Feed cập nhật thông tin, kết quả là Zuckerberg phải xin lỗi các thành viên và tạo chương trình mới cho phép các thành viên có thể kiểm soát lý lịch của mình.
Một năm sau Facebook liên kết với Beacon, từ đó Beacon tự động gửi những quảng cáo cho các thành viên của Facebook khi mua hàng trên mạng, bao gồm Amazon, Travelocity và Ebay. Kết quả là khoảng trên 50 ngàn thành viên Facebook phản đối chương trình này. Lại thêm một lần Facebook xin lỗi và sửa sai.
“Nàng” khẳng định tầm quan trọng
Đây là thời điểm Sandberg nhảy vào cuộc, cố gắng tìm ra phương pháp mới giúp cho cuộc mua bán nhạy cảm này có thể chấp nhận được, ít nhất là về hình thức bên ngoài.
Cô và Zuckerberg cùng nhau làm việc cật lực để tạo ra nhiều hệ thống giúp cho các thành viên có thể kiểm soát thông tin cá nhân của mình trên mạng, từ đó mỗi thành viên có thể cho phép và không cho phép những người nào xem lý lịch của mình.
Dự kiến trước được những trận chiến có thể sẽ xảy ra trong tương lai, Sandberg thuê một người từng làm luật sư và bào chữa cho Công đoàn Dân quyền Mỹ làm đại diện cho Facebook.
Sandberg đã có một thời gian dài làm việc trong môi trường chính trị phức tạp, sếp cũ của Sandberg, Eric Schmitdt, Giám đốc điều hành Google, nói như vậy về cô.
Vào năm học cuối ở Đại học Harvard, cô đã viết bài luận án kinh tế với đề tài “Thống kê sự liên hệ giữa ngược đãi trong nội bộ gia đình và không cân bằng về tài sản giữa hai vợ chồng”. Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng MBA và làm cố vấn một thời gian ngắn cho Công ty McKinsey & Co, Sandberg vào làm Chánh văn phòng, Phòng hành chính cho chính quyền Clinton.
Tại đây cô có nhiều sáng kiến để giúp Bộ Tài chính Mỹ đối phó với với tình trạng náo loạn sau khi Nga và một số nước châu Á gặp khủng hoảng, đấu tranh để khấu trừ nợ nần cho các nước đang phát triển.
Schmidt gặp Sandberg khi cô đang còn làm việc cho Bộ Tài chính. Sau khi Nhà trắng thay đổi cơ cấu nhân sự, cô chuyển vào làm cho Google và gọi điện thoại cho Schmidt, Schmidt nhớ lại: “Tôi nói, cô là một người đầy khả năng, cô nên vào làm việc với chúng tôi” và Schmidt đã nhận Sandberg vào làm khi trong đầu chưa hề có bất cứ một khái niệm nào về vị trí sẽ bổ nhiệm cho Sandberg.
Sau đó Schmidt chuyển Sandberg đến phòng của Omid Kordestani, cựu giám đốc bán hàng. Sandberg đã thuyết phục Kordestani rằng cô sẽ đảm đương công việc thiết kế công nghệ và kiểm soát quảng cáo trên internet của bộ phận kinh doanh.
Schmidt nhìn thấy được giá trị của Sandberg: Khả năng thiên phú của Sandberg là tìm ra người có tài kinh doanh bẩm sinh, có khả năng sáng tạo những kiểu kinh doanh mới lạ trên internet. Dưới thời Sandberg, phòng kinh doanh của Google từ 4 người tăng lên 4,000 người, chiếm 2/3 tổng số doanh thu hàng năm (hiện nay đạt khoảng 14 tỷ USD).
Mở cửa cho cuộc mạo hiểm mới, tháng 12/2007, Sandberg gặp Zuckerberg, lúc đó đang kiếm người cho vị trí giám đốc điều hành của Facebook. Cô đã hỏi rất nhiều về những hoài bão của công ty, và bị cuốn hút bởi sáng kiến “bức tranh giao tiếp xã hội trên mạng” với những bạn bè, người quen biết và công ty.
Nếu Facebook có thể sử dụng sức mạnh của máy tính để giúp mọi người đến gần nhau hơn, thì nó sẽ trở thành trang chủ của tất cả các cư dân trên toàn cầu, mạch chủ của quảng cáo.
Sandberg ủy nhiệm một số giám đốc điều hành của mình, bao gồm cả Daniel Rose, một “cựu binh” của Amazon và phó chủ tịch chịu trách nhiệm gửi những chương trình của Facebook cho các nhà quảng cáo, mở rộng các cách mua bán dữ liệu trên trang web. Việc kinh doanh giữa các website là “miếng bánh ngon” khi mục đích của nó là tìm kiếm lợi nhuận. “nó thực sự là cơ hội làm cho thị trường trở nên sôi động và hấp dẫn”, Rose nói.
Có thể nói, bàn tay của Sandberg vươn tới bất kỳ chỗ nào có thể ra tiền. Một năm trước Facebook khánh thành một chương trình đặt ngay trang chủ, mời mọc thành viên tham gia các trò chơi, xem video, lấy phiếu giảm giá hoặc tham gia vào danh sách với tư cách là người hâm mộ. Hãng bánh pizza Papa John’s đã mua một chương trình, và kết quả là khoảng 130.000 người đã hâm mộ hãng bánh pizza này.
Với Adidas, người của Sandberg giúp công ty này có một trang quảng cáo trên Facebook và thực sự hấp dẫn các thành viên bằng đoạn video với sự góp mặt của danh thủ David Beckham.
Với cách thức truyền thống, Twists có kế hoạch giúp Facebook từ 400 - 500 triệu USD cho quảng cáo trong năm nay, giúp cho công ty có đủ tiền để chi trả cho những khoản tiền “vương vãi” bên ngoài. Năm ngoái số tiền này là khoảng 300 triệu USD.
Cuối tháng 5 vừa qua, các nhà đầu tư từ xứ bạch dương Digital Sky Technologies đã đầu tư thêm 200 triệu USD, giúp Facebook nghĩ tới một tương lai xa hơn.
Sandberg rất nhanh thuyết phục các thành viên rằng chính họ, chứ không phải Facebook, kiểm soát thông tin cá nhân, cô nói: “Chúng tôi không bao giờ chia sẻ thông tin của các bạn cho các nhà quảng cáo, nhưng chúng tôi có thể giúp các bạn dễ dàng chia sẻ thông tin của mình với họ”.
Công ty rất thận trọng về việc sử dụng các thuật ngữ trên trang web và trong văn phòng. Theo đó, các thành viên Facebook không tiết lộ thông tin cá nhân của mình mà là họ “chia sẻ” các thông tin này.
Trước khi thực sự giới thiệu trang website “Connect”, Facebook đề nghị các thành viên hãy thông qua hai hoặc ba phần về các bản cam kết đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân của mình cho các thành viên khác. Chờ dịp thích hợp, Facebook sẽ hỏi các thành viên đồng ý tiếp nhận những quảng cáo về các chủ đề họ ưa thích. Ai có thể từ chối?
Facebook tiết lộ cho các thành viên về các thông tin cá nhân của họ sẽ được sử dụng thế nào và làm gì. Tháng 7/2009, để giúp các thành viên tự tin hơn trong việc tiết lộ thông tin bản thân, Facebook tạo nên một hệ thống giúp cho các thành viên có thể tự tạo nên từng nhóm để tham gia, chẳng hạn nhóm các bệnh nhân, nhóm “nghiện” mua sắm, nhóm thích phim ảnh …
(Theo Forbes)