Nguyên Thống đốc nói về dự trữ ngoại hối của Việt Nam
"Khuyến cáo của các tổ chức nước ngoài lẫn chủ trương của Chính phủ là phải tăng dần dự trữ ngoại hối trở lại"
"Khuyến cáo của các tổ chức nước ngoài lẫn chủ trương của Chính phủ là
phải tăng dần dự trữ ngoại hối trở lại", nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và nay là Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính tiền tệ Quốc gia Lê Đức Thúy trả lời báo giới bên lề hội thảo về quản lý và giám sát tài chính công, diễn ra ngày 2/7.
Ông Thúy nói:
- Cán cân thanh toán tổng thể của chúng ta trong quý 1/2010 vẫn còn thâm hụt khá. Theo báo cáo chính thức, cán cân thanh toán quý 1 thâm hụt khoảng 3,7 tỷ USD. Đương nhiên là còn một số sai số trong quá trình tính toán, nhưng ít nhất con số nói rằng đấy là vấn đề mà Chính phủ cần quan tâm.
Tôi cũng biết theo dự báo của Ngân hàng Nhà nước, cán cân thanh toán quý 2 thăng bằng, có thể thặng dư dựa trên nguồn vốn kiều hối, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài… đang tăng lên. Việc giải ngân những nguồn vốn ấy sẽ làm cho cán cân vốn thặng dư và cán cân thanh toán tổng thể có thể thăng bằng hoặc thâm hụt không lớn. Nếu được như thế là điều đáng mừng.
Theo ông, nguyên nhân của việc này do tác động của những yếu tố nào?
Chính phủ đang rất lưu ý về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu của chúng ta, hiện vẫn cao hơn mục tiêu định ra là không quá 20% xuất khẩu. Nếu tính cả vàng và xuất vàng thì tỷ lệ nhập siêu là 20,9%, nếu không tính vàng vào xuất khẩu thì tỷ lệ này cao hơn.
Điều đó nói lên rằng, nhập siêu là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô cần phải quan tâm vì nó sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán. Tôi nghĩ là còn phải phấn đấu quyết liệt để đảm bảo nhập siêu không quá mục tiêu Chính phủ đề ra.
Còn nói không nhập siêu nữa lại là hơi ảo tưởng, bởi muốn có được sự cân bằng ấy phải đòi hỏi có thời gian, nhất là khi Việt Nam đang phải thu hút rất nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đi kèm với nó là việc nhập khẩu vật tư.
Điều đáng nói là không nhập những mặt hàng vật tư không cần thiết, tiêu dùng xa xỉ mà tốn ngoại tệ một cách không có ý nghĩa gì.
Vấn đề là cách điều hành
Dự trữ ngoại hối đã quay trở lại mức khoảng 9 tuần nhập khẩu. Quan điểm của ông về thông tin này?
Dự trữ ngoại hối quay lại hay không thì tôi không thể nói. Nhưng cái mà chúng ta có thể nói là dự trữ ngoại hối trong thời gian vừa qua đã giảm mạnh so với thời gian cao nhất mà chúng ta đạt được là trên 12 tuần nhập khẩu. Đó là điểm yếu dẫn đến chỗ không chỉ lòng tin ở trong nước mà cả uy tín với vay nợ nước ngoài giảm.
Khuyến cáo của các tổ chức nước ngoài lẫn chủ trương của Chính phủ là phải tăng dần dự trữ ngoại hối trở lại. Thủ tướng có nói ở hội nghị CG giữa kỳ vừa qua là dự trữ hiện nay được khoảng 9 tuần nhập khẩu và đến cuối năm sẽ cố gắng đến 12 tuần nhập khẩu.
Người đứng đầu Chính phủ nói như thế thì không có gì phải bình luận thêm nữa. Tức là đã thấy sự cần thiết không nên để giảm như vậy, phải tăng lên và tăng ít nhất trở lại cái ngưỡng an toàn.
Ông đã từng điều hành quản lý tiền tệ trong thời kỳ dự trữ ngoại hối chỉ có 9 tuần nhập khẩu. Vậy theo ông, tình trạng ngoại tệ ấy ảnh hưởng như thế nào đến điều hành chính sách tiền tệ?
Đây là câu hỏi hay. Đã từng có thời kỳ chúng ta không dám tính tuần nhập khẩu vì dự trữ ngoại hối quá mỏng. Khi tôi làm phó thống đốc phụ trách mảng tỷ giá, lãi suất và phải ứng phó với tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực với Việt Nam, thì chúng ta chỉ có mấy trăm triệu USD thôi. Cho nên chúng ta không dám nói đến bằng mấy tuần nhập khẩu.
Thế còn sau đó, đến khoảng năm 1998 kết thúc thời kỳ khủng hoảng khu vực, chúng ta không mất đi một đồng dự trữ nào mà đã tăng lên được đến hơn 2 tỷ USD. Đầu năm 2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố chúng ta có dự trữ ngoại hối là 23 tỷ USD.
23 tỷ USD tuy nhiều, nhưng vẫn là ít với một quốc gia có đến 80 triệu dân và với quy mô xuất nhập khẩu hơn cả GDP. Thế nhưng ảo tưởng rằng sẽ tăng nhanh được dự trữ sẽ không có. Chúng ta phải từng bước thôi, nhất là trong khi chúng ta còn nhập siêu.
Vấn đề là nếu điều hành một cách vững vàng, với những quyết sách đủ liều lượng, kịp thời, đúng lúc thì người ta vẫn tin vào đồng tiền của anh mà không hoảng hốt, thậm chí khi anh chỉ có 1 hay 2 tỷ USD.
Còn khi anh có hai hay ba chục tỷ USD mà điều hành không tốt, không giữ minh bạch, nhất quán, vững vàng ứng phó với các biến động thị trường thì dự trữ nhiều hơn mà người ta vẫn không tin và có những bất ổn xã hội. Đấy là chuyện không chỉ dựa vào dự trữ để có thể nói về lòng tin chắc chắn với đồng tiền.
Xin ông nói rõ lại, với 9 tuần nhập khẩu, dự trữ ngoại hối có gây khó khăn gì cho điều hành chính sách không?
Vào thời điểm tôi rời khỏi Ngân hàng Nhà nước thì nó đã lên đến 12 tuần rồi. Trước đó, khó khăn đương nhiên là ở chỗ nếu có biến động tỷ giá sẽ không thể dựa vào nguồn dự trữ để can thiệp giữ ổn định lại.
Chẳng hạn như thời kỳ khủng hoảng tiền tệ khu vực, Ngân hàng Nhà nước đã trình và phải được phép của Bộ Chính trị mới được điều chỉnh tỷ giá và phải đến 7 lần điều chỉnh để đưa tỷ giá từ khoảng 10.500 đồng/USD vào trước khủng hoảng lên xấp xỉ 15.000 đồng/USD khi kết thúc khủng hoảng.
Suốt thời kỳ ấy, điều chỉnh tỷ giá là con đường duy nhất để giữ cân bằng thị trường trước những kỳ vọng phá giá khi mà anh không có dự trữ để can thiệp.
Cũng không thể làm việc như một số nước thả nổi hoàn toàn, bởi sẽ gây nên sự hoảng loạn, cho nên chúng ta đi từng bậc thang. Thành công hay không thành công, việc chúng ta vượt khỏi khủng hoảng khu vực và rồi sau đó tăng được sức mạnh chung của nền kinh tế thì cái đó cũng có thể đánh giá.
Những nguyên tắc thị trường phải được tôn trọng
Với trạng thái ngoại tệ hiện nay, có tin đồn đoán rằng VND sẽ tiếp tục mất giá. Quan điểm của ông?
Tôi nghĩ rằng nếu nói theo kiểu suy luận thị trường thì cũng rất khó để trả lời. Mỗi người có một hành vi ứng xử, mỗi một doanh nghiệp cũng có một cách ứng xử khác nhau.
Đôi khi, nó không như mong muốn của cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể vì sự khác biệt thông tin, cũng có thể khác biệt ở chỗ dự đoán chiều hướng tình hình cho nên cũng phải làm quen với những xao động của thị trường. Sở dĩ nó là thị trường và nó đẹp là vì không phải lúc nào cũng bình lặng.
Quay trở lại chuyện ngoại hối, tôi nghĩ có thể có những đồn doán, dự báo và người ta hành xử chỉ biết trên thực tế tỷ giá trên thị trường chính thức cũng như không chính thức vừa qua có nhích lên.
Tôi cũng coi như đây là thứ sóng nhẹ và theo tôi, chả có việc gì phải lo ngại cả. Bởi vì, chính các anh cũng thấy là có sóng đi chăng nữa, có lo ngại đi chăng nữa thì tỷ giá hiện nay vẫn chưa vượt tỷ giá trần quy định.
Còn trước đó, có lúc ngay trong thị trường chính thức tỷ giá mua bán cũng đã cách xa trần quy định rồi chứ chưa nói là tỷ giá trên thị trường tự do. Chỉ cần nhìn điều đó cũng thấy sóng này là sóng của cơn gió nhẹ chỉ đang làm cho biển đẹp hơn thôi.
Hai câu trả lời vừa rồi của ông có phải hàm ý chính sách tỷ giá nên thị trường hơn không?
Không phải bây giờ mới hàm ý. Tôi nói rằng tỷ giá, lãi suất mà chúng ta chuyển đổi theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì những nguyên tắc thị trường phải được tôn trọng, trong đó đặc biệt là tỷ giá và lãi suất là những cái rất quan trọng đối với toàn bộ hoạt động đời sống kinh tế, phải theo thị trường.
Tuy nhiên, theo thị trường không phải là thả nổi hoàn toàn cho thị trường. Người quản lý nhà nước phải tính đến những chiều hướng vận động của thị trường, tôn trọng các nguyên tắc của thị trường để can thiệp đúng mức, đúng chỗ, không phải là làm thay thị trường mà để hướng vận động của sự vật theo chiều hướng thuận lợi nhất.
Tức là ông ủng hộ quan điểm Ngân hàng Nhà nước phải được tự chủ hơn?
Tôi không nói tự chủ hay không. Nhưng ngay từ trước đây, tôi đã theo nguyên tắc càng ngày càng phải thị trường hơn.
Còn nếu bây giờ, Ngân hàng Nhà nước được tự chủ hơn thì có lẽ họ sẽ thuận lợi hơn trong việc tăng cường tính thị trường trong điều hành.
Ông Thúy nói:
- Cán cân thanh toán tổng thể của chúng ta trong quý 1/2010 vẫn còn thâm hụt khá. Theo báo cáo chính thức, cán cân thanh toán quý 1 thâm hụt khoảng 3,7 tỷ USD. Đương nhiên là còn một số sai số trong quá trình tính toán, nhưng ít nhất con số nói rằng đấy là vấn đề mà Chính phủ cần quan tâm.
Tôi cũng biết theo dự báo của Ngân hàng Nhà nước, cán cân thanh toán quý 2 thăng bằng, có thể thặng dư dựa trên nguồn vốn kiều hối, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài… đang tăng lên. Việc giải ngân những nguồn vốn ấy sẽ làm cho cán cân vốn thặng dư và cán cân thanh toán tổng thể có thể thăng bằng hoặc thâm hụt không lớn. Nếu được như thế là điều đáng mừng.
Theo ông, nguyên nhân của việc này do tác động của những yếu tố nào?
Chính phủ đang rất lưu ý về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu của chúng ta, hiện vẫn cao hơn mục tiêu định ra là không quá 20% xuất khẩu. Nếu tính cả vàng và xuất vàng thì tỷ lệ nhập siêu là 20,9%, nếu không tính vàng vào xuất khẩu thì tỷ lệ này cao hơn.
Điều đó nói lên rằng, nhập siêu là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô cần phải quan tâm vì nó sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán. Tôi nghĩ là còn phải phấn đấu quyết liệt để đảm bảo nhập siêu không quá mục tiêu Chính phủ đề ra.
Còn nói không nhập siêu nữa lại là hơi ảo tưởng, bởi muốn có được sự cân bằng ấy phải đòi hỏi có thời gian, nhất là khi Việt Nam đang phải thu hút rất nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đi kèm với nó là việc nhập khẩu vật tư.
Điều đáng nói là không nhập những mặt hàng vật tư không cần thiết, tiêu dùng xa xỉ mà tốn ngoại tệ một cách không có ý nghĩa gì.
Vấn đề là cách điều hành
Dự trữ ngoại hối đã quay trở lại mức khoảng 9 tuần nhập khẩu. Quan điểm của ông về thông tin này?
Dự trữ ngoại hối quay lại hay không thì tôi không thể nói. Nhưng cái mà chúng ta có thể nói là dự trữ ngoại hối trong thời gian vừa qua đã giảm mạnh so với thời gian cao nhất mà chúng ta đạt được là trên 12 tuần nhập khẩu. Đó là điểm yếu dẫn đến chỗ không chỉ lòng tin ở trong nước mà cả uy tín với vay nợ nước ngoài giảm.
Khuyến cáo của các tổ chức nước ngoài lẫn chủ trương của Chính phủ là phải tăng dần dự trữ ngoại hối trở lại. Thủ tướng có nói ở hội nghị CG giữa kỳ vừa qua là dự trữ hiện nay được khoảng 9 tuần nhập khẩu và đến cuối năm sẽ cố gắng đến 12 tuần nhập khẩu.
Người đứng đầu Chính phủ nói như thế thì không có gì phải bình luận thêm nữa. Tức là đã thấy sự cần thiết không nên để giảm như vậy, phải tăng lên và tăng ít nhất trở lại cái ngưỡng an toàn.
Ông đã từng điều hành quản lý tiền tệ trong thời kỳ dự trữ ngoại hối chỉ có 9 tuần nhập khẩu. Vậy theo ông, tình trạng ngoại tệ ấy ảnh hưởng như thế nào đến điều hành chính sách tiền tệ?
Đây là câu hỏi hay. Đã từng có thời kỳ chúng ta không dám tính tuần nhập khẩu vì dự trữ ngoại hối quá mỏng. Khi tôi làm phó thống đốc phụ trách mảng tỷ giá, lãi suất và phải ứng phó với tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực với Việt Nam, thì chúng ta chỉ có mấy trăm triệu USD thôi. Cho nên chúng ta không dám nói đến bằng mấy tuần nhập khẩu.
Thế còn sau đó, đến khoảng năm 1998 kết thúc thời kỳ khủng hoảng khu vực, chúng ta không mất đi một đồng dự trữ nào mà đã tăng lên được đến hơn 2 tỷ USD. Đầu năm 2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố chúng ta có dự trữ ngoại hối là 23 tỷ USD.
23 tỷ USD tuy nhiều, nhưng vẫn là ít với một quốc gia có đến 80 triệu dân và với quy mô xuất nhập khẩu hơn cả GDP. Thế nhưng ảo tưởng rằng sẽ tăng nhanh được dự trữ sẽ không có. Chúng ta phải từng bước thôi, nhất là trong khi chúng ta còn nhập siêu.
Vấn đề là nếu điều hành một cách vững vàng, với những quyết sách đủ liều lượng, kịp thời, đúng lúc thì người ta vẫn tin vào đồng tiền của anh mà không hoảng hốt, thậm chí khi anh chỉ có 1 hay 2 tỷ USD.
Còn khi anh có hai hay ba chục tỷ USD mà điều hành không tốt, không giữ minh bạch, nhất quán, vững vàng ứng phó với các biến động thị trường thì dự trữ nhiều hơn mà người ta vẫn không tin và có những bất ổn xã hội. Đấy là chuyện không chỉ dựa vào dự trữ để có thể nói về lòng tin chắc chắn với đồng tiền.
Xin ông nói rõ lại, với 9 tuần nhập khẩu, dự trữ ngoại hối có gây khó khăn gì cho điều hành chính sách không?
Vào thời điểm tôi rời khỏi Ngân hàng Nhà nước thì nó đã lên đến 12 tuần rồi. Trước đó, khó khăn đương nhiên là ở chỗ nếu có biến động tỷ giá sẽ không thể dựa vào nguồn dự trữ để can thiệp giữ ổn định lại.
Chẳng hạn như thời kỳ khủng hoảng tiền tệ khu vực, Ngân hàng Nhà nước đã trình và phải được phép của Bộ Chính trị mới được điều chỉnh tỷ giá và phải đến 7 lần điều chỉnh để đưa tỷ giá từ khoảng 10.500 đồng/USD vào trước khủng hoảng lên xấp xỉ 15.000 đồng/USD khi kết thúc khủng hoảng.
Suốt thời kỳ ấy, điều chỉnh tỷ giá là con đường duy nhất để giữ cân bằng thị trường trước những kỳ vọng phá giá khi mà anh không có dự trữ để can thiệp.
Cũng không thể làm việc như một số nước thả nổi hoàn toàn, bởi sẽ gây nên sự hoảng loạn, cho nên chúng ta đi từng bậc thang. Thành công hay không thành công, việc chúng ta vượt khỏi khủng hoảng khu vực và rồi sau đó tăng được sức mạnh chung của nền kinh tế thì cái đó cũng có thể đánh giá.
Những nguyên tắc thị trường phải được tôn trọng
Với trạng thái ngoại tệ hiện nay, có tin đồn đoán rằng VND sẽ tiếp tục mất giá. Quan điểm của ông?
Tôi nghĩ rằng nếu nói theo kiểu suy luận thị trường thì cũng rất khó để trả lời. Mỗi người có một hành vi ứng xử, mỗi một doanh nghiệp cũng có một cách ứng xử khác nhau.
Đôi khi, nó không như mong muốn của cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể vì sự khác biệt thông tin, cũng có thể khác biệt ở chỗ dự đoán chiều hướng tình hình cho nên cũng phải làm quen với những xao động của thị trường. Sở dĩ nó là thị trường và nó đẹp là vì không phải lúc nào cũng bình lặng.
Quay trở lại chuyện ngoại hối, tôi nghĩ có thể có những đồn doán, dự báo và người ta hành xử chỉ biết trên thực tế tỷ giá trên thị trường chính thức cũng như không chính thức vừa qua có nhích lên.
Tôi cũng coi như đây là thứ sóng nhẹ và theo tôi, chả có việc gì phải lo ngại cả. Bởi vì, chính các anh cũng thấy là có sóng đi chăng nữa, có lo ngại đi chăng nữa thì tỷ giá hiện nay vẫn chưa vượt tỷ giá trần quy định.
Còn trước đó, có lúc ngay trong thị trường chính thức tỷ giá mua bán cũng đã cách xa trần quy định rồi chứ chưa nói là tỷ giá trên thị trường tự do. Chỉ cần nhìn điều đó cũng thấy sóng này là sóng của cơn gió nhẹ chỉ đang làm cho biển đẹp hơn thôi.
Hai câu trả lời vừa rồi của ông có phải hàm ý chính sách tỷ giá nên thị trường hơn không?
Không phải bây giờ mới hàm ý. Tôi nói rằng tỷ giá, lãi suất mà chúng ta chuyển đổi theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì những nguyên tắc thị trường phải được tôn trọng, trong đó đặc biệt là tỷ giá và lãi suất là những cái rất quan trọng đối với toàn bộ hoạt động đời sống kinh tế, phải theo thị trường.
Tuy nhiên, theo thị trường không phải là thả nổi hoàn toàn cho thị trường. Người quản lý nhà nước phải tính đến những chiều hướng vận động của thị trường, tôn trọng các nguyên tắc của thị trường để can thiệp đúng mức, đúng chỗ, không phải là làm thay thị trường mà để hướng vận động của sự vật theo chiều hướng thuận lợi nhất.
Tức là ông ủng hộ quan điểm Ngân hàng Nhà nước phải được tự chủ hơn?
Tôi không nói tự chủ hay không. Nhưng ngay từ trước đây, tôi đã theo nguyên tắc càng ngày càng phải thị trường hơn.
Còn nếu bây giờ, Ngân hàng Nhà nước được tự chủ hơn thì có lẽ họ sẽ thuận lợi hơn trong việc tăng cường tính thị trường trong điều hành.