Nguyên Thứ trưởng Đặng Hùng Võ sẽ đối thoại với dân Văn Giang
Chưa có tiền lệ: một quan chức về hưu đăng đàn đối thoại với dân về những bức xúc quanh một dự án cụ thể
Ngày 8/11, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ dự kiến sẽ có cuộc đối thoại với đại diện người dân Văn Giang về vấn đề đất đai, tại hội trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đây là một hoạt động mà ông Võ mô tả là “công khai, minh bạch và đã được sự cho phép của các cơ quan có trách nhiệm”.
Lý do của cuộc đối thoại này là việc mới đây, một số người dân Văn Giang đã có thư ngỏ “tố cáo” ông Võ về việc 8 năm trước đây, ông đã ký hai tờ trình lên Thủ tướng Chính phủ, đề xuất thu hồi đất để xây dựng con đường cao tốc nối Hưng Yên và Hà Nội qua cầu Thanh Trì và khu đô thị nhà vườn Ecopark nằm trên đường cao tốc đó tại ranh giới Gia Lâm (Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên).
“Tôi cho rằng việc bà con tố cáo tôi là tốt chỉ vì một lý do rất giản dị, nếu tôi bị thiệt thòi mà người dân được lợi thì tôi sẵn sàng, cũng là điều học theo các Bồ Tát mà làm. Hơn nữa, tôi rất muốn mọi việc đều minh bạch”, ông Võ nhìn nhận về sự kiện mà có lẽ chưa có tiền lệ.
Ông Đặng Hùng Võ cũng cho biết thực ra ông đã “định gặp bà con từ lâu rồi nhưng Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến rằng tôi về hưu rồi, mọi việc để Bộ lo. Gần đây, nhân luật sư Trần Vũ Hải có ý kiến và một cách không chính thức, tôi nghe phong thanh có thư ngỏ của ai chỉ trích khá gay gắt đăng trên mạng về trách nhiệm của tôi trong vụ này nên tôi quyết định gặp bà con ngày mai”.
Hiện tại, người dân thắc mắc việc quyết định thu hồi đất dành cho dự án Ecopark thu hồi đất chưa đúng pháp luật và các văn bản thẩm định, tờ trình, và quyết định thu hồi đất dự án này được hoàn thành nhanh chóng một cách khác thường, sát ngày hết hiệu lực Luật Đất đai 1993 (20/6/2004), thì liệu có gì quá ưu ái đối với nhà đầu tư?
Tuy nhiên, ông Võ cho biết thủ tục thu hồi đất của dự án này “không có gì sai pháp luật”.
Cụ thể, ngày 27/6/2004, hội đồng thẩm định ký xong biên bản thẩm định. Ngày 28/6/2004, UBND tỉnh Hưng Yên ký tờ trình lên Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngày 29/6/2004, Bộ Tài nguyên và Môi trường do ông thừa lệnh Bộ trưởng ký tờ trình lên Thủ tướng Chính phủ và ngày 30/6/2004, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt.
“Ở đây, không có vấn đề chạy dự án, mà thực ra, nó được khởi động từ năm 2002. Tuy ngày 27/6/2004, hội đồng thẩm định ký duyệt dự án nhưng chúng tôi bắt đầu tiến hành thẩm định dự án này từ ba tháng trước, thẩm định đến đâu đều có sự chứng kiến và ký nhận của lãnh đạo xã đó. Đây là dự án có tầm rất quan trọng đối với tỉnh Hưng Yên khi thực hiện chủ trương đổi đất lấy hạ tầng để làm con đường cao tốc Hà Nội - Hưng Yên, phát huy lợi thế cầu Thanh Trì và con đường 5b đi Hải Phòng. Phải tạo thủ tục phải xong sớm trước khi Luật Đất đai mới ra đời, đó là quyết tâm của Chính phủ”, ông giải thích.
Tình huống lúc đó nếu không xử lý nhanh thì sau khi Luật Đất đai mới ra đời, phải làm lại dự án từ đầu, phải mất ít nhất 1-2 năm nữa mới xong. “Trong buổi giao thời giữa hai bộ luật như vậy, Chính phủ chỉ đạo cái gì xong rồi phải làm, bằng mọi cách không để ảnh hưởng tiến độ bởi luật mới. Trước khi trình Thủ tướng Chính phủ, dự án đều được các bộ chuyên ngành thỏa thuận về quy hoạch, dự án, giá đất đổi hạ tầng… bằng công văn”.
Ông Võ cũng nói ông không có liên hệ gì với chủ đầu tư dự án ngoài việc vào năm 2008, ông nhận được một đơn đặt hàng viết một bài báo đăng trên báo Văn Nghệ Trẻ về xây dựng xanh, lấy hình mẫu từ Ecopark.
“Bà con thông cảm với tôi thế nào thì tùy, tôi không quan tâm. Nhưng tôi tin rằng họ sẽ hiểu sự cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ dự án này vì sự phát triển chung của không những Thủ đô mà còn của cả địa phương Văn Giang nữa”, ông nói.
Đây là một hoạt động mà ông Võ mô tả là “công khai, minh bạch và đã được sự cho phép của các cơ quan có trách nhiệm”.
Lý do của cuộc đối thoại này là việc mới đây, một số người dân Văn Giang đã có thư ngỏ “tố cáo” ông Võ về việc 8 năm trước đây, ông đã ký hai tờ trình lên Thủ tướng Chính phủ, đề xuất thu hồi đất để xây dựng con đường cao tốc nối Hưng Yên và Hà Nội qua cầu Thanh Trì và khu đô thị nhà vườn Ecopark nằm trên đường cao tốc đó tại ranh giới Gia Lâm (Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên).
“Tôi cho rằng việc bà con tố cáo tôi là tốt chỉ vì một lý do rất giản dị, nếu tôi bị thiệt thòi mà người dân được lợi thì tôi sẵn sàng, cũng là điều học theo các Bồ Tát mà làm. Hơn nữa, tôi rất muốn mọi việc đều minh bạch”, ông Võ nhìn nhận về sự kiện mà có lẽ chưa có tiền lệ.
Ông Đặng Hùng Võ cũng cho biết thực ra ông đã “định gặp bà con từ lâu rồi nhưng Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến rằng tôi về hưu rồi, mọi việc để Bộ lo. Gần đây, nhân luật sư Trần Vũ Hải có ý kiến và một cách không chính thức, tôi nghe phong thanh có thư ngỏ của ai chỉ trích khá gay gắt đăng trên mạng về trách nhiệm của tôi trong vụ này nên tôi quyết định gặp bà con ngày mai”.
Hiện tại, người dân thắc mắc việc quyết định thu hồi đất dành cho dự án Ecopark thu hồi đất chưa đúng pháp luật và các văn bản thẩm định, tờ trình, và quyết định thu hồi đất dự án này được hoàn thành nhanh chóng một cách khác thường, sát ngày hết hiệu lực Luật Đất đai 1993 (20/6/2004), thì liệu có gì quá ưu ái đối với nhà đầu tư?
Tuy nhiên, ông Võ cho biết thủ tục thu hồi đất của dự án này “không có gì sai pháp luật”.
Cụ thể, ngày 27/6/2004, hội đồng thẩm định ký xong biên bản thẩm định. Ngày 28/6/2004, UBND tỉnh Hưng Yên ký tờ trình lên Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngày 29/6/2004, Bộ Tài nguyên và Môi trường do ông thừa lệnh Bộ trưởng ký tờ trình lên Thủ tướng Chính phủ và ngày 30/6/2004, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt.
“Ở đây, không có vấn đề chạy dự án, mà thực ra, nó được khởi động từ năm 2002. Tuy ngày 27/6/2004, hội đồng thẩm định ký duyệt dự án nhưng chúng tôi bắt đầu tiến hành thẩm định dự án này từ ba tháng trước, thẩm định đến đâu đều có sự chứng kiến và ký nhận của lãnh đạo xã đó. Đây là dự án có tầm rất quan trọng đối với tỉnh Hưng Yên khi thực hiện chủ trương đổi đất lấy hạ tầng để làm con đường cao tốc Hà Nội - Hưng Yên, phát huy lợi thế cầu Thanh Trì và con đường 5b đi Hải Phòng. Phải tạo thủ tục phải xong sớm trước khi Luật Đất đai mới ra đời, đó là quyết tâm của Chính phủ”, ông giải thích.
Tình huống lúc đó nếu không xử lý nhanh thì sau khi Luật Đất đai mới ra đời, phải làm lại dự án từ đầu, phải mất ít nhất 1-2 năm nữa mới xong. “Trong buổi giao thời giữa hai bộ luật như vậy, Chính phủ chỉ đạo cái gì xong rồi phải làm, bằng mọi cách không để ảnh hưởng tiến độ bởi luật mới. Trước khi trình Thủ tướng Chính phủ, dự án đều được các bộ chuyên ngành thỏa thuận về quy hoạch, dự án, giá đất đổi hạ tầng… bằng công văn”.
Ông Võ cũng nói ông không có liên hệ gì với chủ đầu tư dự án ngoài việc vào năm 2008, ông nhận được một đơn đặt hàng viết một bài báo đăng trên báo Văn Nghệ Trẻ về xây dựng xanh, lấy hình mẫu từ Ecopark.
“Bà con thông cảm với tôi thế nào thì tùy, tôi không quan tâm. Nhưng tôi tin rằng họ sẽ hiểu sự cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ dự án này vì sự phát triển chung của không những Thủ đô mà còn của cả địa phương Văn Giang nữa”, ông nói.