09:10 21/07/2025

Nhà đầu tư cá nhân chốt lời bán ròng tuần VN-Index chạm đỉnh lịch sử, khối ngoại tiếp tục gom

Thu Minh

Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 1249.6 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng 1140.3 tỷ đồng qua khớp lệnh. Khối ngoại là bên mua..

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

VN-Index khép lại tuần giao dịch thứ 29/2025 tại 1.497,28 điểm, tăng 39,52 điểm (+2,71%) so với tuần trước, trong bối cảnh thanh khoản tiếp tục cải thiện tuần thứ ba liên tiếp, với giá trị giao dịch bình quân đạt 31.635 tỷ đồng/phiên (+10%).

Xét theo nhóm ngành, Bất động sản, Chứng khoán và Xây dựng ghi nhận mức tăng đồng thời về thanh khoản và điểm số trong tuần, cho thấy sự cải thiện rõ rệt về sức hút dòng tiền. Ngược lại, dòng tiền yếu đi ở Ngân hàng, Thép, Hóa chất, Công nghệ thông tin.

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 1219.8 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 1280 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhómvBất động sản, Dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VPB, SSI, DXG, MSN, NVL, MWG, DIG, FUEVFVND, NLG, VND.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: GMD, VHM, E1VFVN30, VCB, VHC, HCM, HPG, EIB, CTG.

Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 1249.6 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng 1140.3 tỷ đồng qua khớp lệnh. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua rồng 6/18 ngành, chủ yếu là ngành Hóa chất. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: SHB, VIC, TCB, VCG, BAF, VCI, GMD, VIB, DBC, LPB.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 12/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Hàng & Dịch vụ Công nghiệp, Dịch vụ tài chính. Top bán ròng có: VPB, HAH, VND, STB, MSN, GEX, MWG, VSC, FPT.

Tự doanh mua ròng 1166.0 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 1074.1 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 11/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Công nghệ Thông tin. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh trong tuần này gồm E1VFVN30, FPT, MWG, VIC, HAH, VHM, TCB, ACB, VNM, MBB.

Top bán ròng là nhóm Dịch vụ tài chính. Top cổ phiếu được bán ròng gồm FUEVFVND, VPB, VIX, FRT, SS1, SHB, NLG, TCH, MSH, VHC.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 1136.2 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 1213.8 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 11/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm Bất động sản Top bán ròng có SSI, VIC, SHB, DXG, TCB, NVL, VPB, MSN, MWG, VIB. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top mua ròng có GMD, GEX, EIB, HPG, HAH, HCM, VND, VHM, STB, VSC.

Nhà đầu tư cá nhân chốt lời bán ròng tuần VN-Index chạm đỉnh lịch sử, khối ngoại tiếp tục gom  - Ảnh 1

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào Ngân hàng, Chứng khoán, Thép trong khi giảm ở hầu hết các ngành còn lại, trong đó giảm về đáy 10 tuần ở Bất động sản.

Dòng tiền tập trung trở lại ở nhóm Chứng khoán và Bất động sản khi cả hai đêu ghi nhận mức tăng giá mạnh, đồng thời gia tăng tỷ trọng dòng tiền. Diễn biến này cho thấy tâm lý đầu cơ và kỳ vọng lợi nhuận ngắn hạn đang quay lại rõ nét.

Ngược lại, một số ngành như Thép và Hóa chất xuất hiện dấu hiệu phân kỳ giữa giá và dòng tiền - giá tăng nhưng tỷ trọng dòng tiền suy giảm - phản ánh sự thiếu hụt yếu tố hỗ trợ rõ ràng. Bên cạnh đó, nhóm Bán lẻ và Thực phẩm đang thu hút trở lại dòng tiền với tín hiệu hồi phục nhẹ về tỷ trọng, đi cùng với diễn biến giá tích cực.

Xét theo quy mô vốn hóa, nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML tăng hấp dẫn dòng tiền trong khi tỷ trọng phân bổ dòng tiền giảm ở nhóm vốn hóa lớn VN30

Thanh khoản cải thiện ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML trong tuần 29, với giá trị giao dịch bình quân phiên cùng tăng hơn 23%, tương đương +2.626 tỷ đồng ở VNMID và +533 tỷ đồng ở VNSML. Nhờ đó, tỷ trọng phân bổ dòng tiền vào nhóm VNMID và VNSML tăng lên mức 44,2% và 8,8%.

Ở chiều ngược lại, thanh khoản của nhóm VN30 ghi nhận sụt giảm nhẹ, với giá trị giao dịch bình quân giảm 923 tỷ đồng (-6,5%), kéo theo tỷ trọng dòng tiền thu hẹp từ 49,7% xuống còn 42,3%. Về hiệu suất giá, cả ba nhóm chỉ số đều ghi nhận mức tăng vượt trội so với VNINDEX, dẫn đầu là VNMID với mức tăng +3,52%, tiếp theo là VN30 (+3,13%) và VNSML (+3,11%).