Nhà đầu tư Mỹ kêu gọi “cải cách cấp thiết”
AmCham cho rằng tham nhũng vẫn đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với tiến bộ tại Việt Nam
Ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực tập trung vào bình ổn hơn là chạy theo mục tiêu phát triển của Chính phủ, song nhiều nhà đầu tư Mỹ cũng đặc biệt quan ngại trước tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Nêu ý kiến chung của Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) về môi trường đầu tư tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2012 vừa diễn ra, Chủ tịch Hiệp hội, ông Christopher Twomey nhấn mạnh rằng các công ty hội viên AmCham đặc biệt quan tâm đến tham nhũng và quản trị.
Theo đánh giá của tổ chức này, tham nhũng là một hiện tượng phổ biến tại Việt Nam làm giảm vai trò quản lý, làm yếu đi quy định của luật pháp, cản trở sự phát triển kinh tế và nỗ lực giảm thiểu đói nghèo và đánh mất các điều kiện cạnh tranh trong các giao dịch kinh doanh.
“Đảng và Nhà nước đã cố gắng đưa ra cách thức quản trị và chống tham nhũng, nhưng vẫn còn ít tiến bộ đạt được trong 8 năm qua”, AmCham đánh giá.
Chủ tịch AmCham cũng cho biết, trong một cuộc khảo sát gần đây của các thành viên, hơn 80% số người được hỏi liệt kê tham nhũng là một trong hai mối quan tâm hàng đầu của họ tại Việt Nam. Họ cho rằng hệ thống kiểm soát hiện tại không đủ để ngăn chặn các quan chức tham nhũng từ các quỹ dành cho các dự án công cộng - đặc biệt là các dự án cơ sở hạ tầng.
Khuyến nghị được AmCham đưa ra là Chính phủ Việt Nam cần thực hiện các bước bổ sung hướng đến các thông lệ quốc tế tốt nhất về chuẩn mực kế toán và thu thuế.
“Chúng tôi mong chờ hành động cụ thể để giúp giải quyết tham nhũng ngày càng tăng và vẫn đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với tiến bộ tại Việt Nam”, Chủ tịch AmCham phát biểu.
Bên cạnh tham nhũng, mối quan tâm đặc biệt của các thành viên AmCham còn dành cho nguồn nhân lực với các thách thức trong việc hiện đại hóa hệ thống giáo dục trực tiếp ảnh hưởng đến các chọn lựa và triển vọng của các thế hệ tương lai.
Nhắc lại kiến nghị của VCCI và các hiệp hội trong một số ngành công nghiệp chuyên sản xuất hàng tiêu dùng về tăng mức lương tối thiểu cho khu vực kinh tế tư nhân 15% mỗi năm trong vòng 3 năm tới, AmCham bày tỏ hy vọng rằng Chính phủ Việt Nam sẽ nhận ra rằng khu vực kinh tế tư nhân - cũng như khu vực kinh tế nhà nước - không có khả năng tăng 25-35% lương hàng năm.
Hiệp hội này cũng kiến nghị Chính phủ Việt Nam thành lập mô hình “quan hệ đối tác ba bên” và “hội đồng tiền lương quốc gia” với các đại diện bao gồm không chỉ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mà còn có Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính, đại diện người sử dụng lao động (VCCI, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài và các hiệp hội ngành công nghiệp Việt Nam), và đại diện của người lao động (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn ngành công nghiệp khác). Các tổ chức này cùng tham gia hợp tác nghiên cứu, thảo luận thực tế liên quan đến quan hệ lao động, tiền lương, và các vấn đề lao động khác.
Chủ tịch AmCham cũng cho biết, các thành viên của tổ chức này còn quan ngại bởi sự chậm trễ kéo dài trong việc đưa ra quyết định đối với các dự án trọng điểm và các chính sách.
Trong một cái nhìn bao quát, ông Christopher Twomey cho hay, các công ty hội viên của AmCham nhận thấy tình hình kinh doanh tai Việt Nam hiện nay khó khăn hơn so với những năm qua.
Nỗ lực của Chính phủ để “quản lý” hoạt động kinh doanh, theo AmCham, chính là nguyên nhân làm cho nhiều nhà đầu tư xem xét lại việc kinh doanh và kế hoạch mở rộng hoạt động của họ tại Việt Nam.
Quyết định về các mặt hàng được nhập khẩu, quy định về cách định giá sản phẩm, cá nhân nào có thể làm việc tại Việt Nam, chương trình nào có thể phát sóng trên đài truyền hình, người nào có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe…, đã phần nào khiến các nhà đầu tư cảm thấy không được đón tiếp tại Việt Nam và họ cần phải xem xét kinh doanh ở mội nơi khác, ông Christopher Twomey nhấn mạnh.
Nói rõ mong muốn các nhà kinh doanh đầu tư và mở rộng kinh doanh tại Việt Nam không chuyển sang Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh hay Myanmar, AmCham đưa ra cam kết sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác trong Chính phủ Việt Nam để cải thiện kinh doanh và môi trường đầu tư.
“Chúng tôi không đến để chỉ ra và đổ lỗi cho những nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế hiện tại của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi kêu gọi những cải cách cấp thiết và chúng tôi hy vọng Chính phủ sẽ có hành động mang tính quyết định để tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn”, Chủ tịch Christopher Twomey nói.
Nêu ý kiến chung của Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) về môi trường đầu tư tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2012 vừa diễn ra, Chủ tịch Hiệp hội, ông Christopher Twomey nhấn mạnh rằng các công ty hội viên AmCham đặc biệt quan tâm đến tham nhũng và quản trị.
Theo đánh giá của tổ chức này, tham nhũng là một hiện tượng phổ biến tại Việt Nam làm giảm vai trò quản lý, làm yếu đi quy định của luật pháp, cản trở sự phát triển kinh tế và nỗ lực giảm thiểu đói nghèo và đánh mất các điều kiện cạnh tranh trong các giao dịch kinh doanh.
“Đảng và Nhà nước đã cố gắng đưa ra cách thức quản trị và chống tham nhũng, nhưng vẫn còn ít tiến bộ đạt được trong 8 năm qua”, AmCham đánh giá.
Chủ tịch AmCham cũng cho biết, trong một cuộc khảo sát gần đây của các thành viên, hơn 80% số người được hỏi liệt kê tham nhũng là một trong hai mối quan tâm hàng đầu của họ tại Việt Nam. Họ cho rằng hệ thống kiểm soát hiện tại không đủ để ngăn chặn các quan chức tham nhũng từ các quỹ dành cho các dự án công cộng - đặc biệt là các dự án cơ sở hạ tầng.
Khuyến nghị được AmCham đưa ra là Chính phủ Việt Nam cần thực hiện các bước bổ sung hướng đến các thông lệ quốc tế tốt nhất về chuẩn mực kế toán và thu thuế.
“Chúng tôi mong chờ hành động cụ thể để giúp giải quyết tham nhũng ngày càng tăng và vẫn đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với tiến bộ tại Việt Nam”, Chủ tịch AmCham phát biểu.
Bên cạnh tham nhũng, mối quan tâm đặc biệt của các thành viên AmCham còn dành cho nguồn nhân lực với các thách thức trong việc hiện đại hóa hệ thống giáo dục trực tiếp ảnh hưởng đến các chọn lựa và triển vọng của các thế hệ tương lai.
Nhắc lại kiến nghị của VCCI và các hiệp hội trong một số ngành công nghiệp chuyên sản xuất hàng tiêu dùng về tăng mức lương tối thiểu cho khu vực kinh tế tư nhân 15% mỗi năm trong vòng 3 năm tới, AmCham bày tỏ hy vọng rằng Chính phủ Việt Nam sẽ nhận ra rằng khu vực kinh tế tư nhân - cũng như khu vực kinh tế nhà nước - không có khả năng tăng 25-35% lương hàng năm.
Hiệp hội này cũng kiến nghị Chính phủ Việt Nam thành lập mô hình “quan hệ đối tác ba bên” và “hội đồng tiền lương quốc gia” với các đại diện bao gồm không chỉ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mà còn có Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính, đại diện người sử dụng lao động (VCCI, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài và các hiệp hội ngành công nghiệp Việt Nam), và đại diện của người lao động (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn ngành công nghiệp khác). Các tổ chức này cùng tham gia hợp tác nghiên cứu, thảo luận thực tế liên quan đến quan hệ lao động, tiền lương, và các vấn đề lao động khác.
Chủ tịch AmCham cũng cho biết, các thành viên của tổ chức này còn quan ngại bởi sự chậm trễ kéo dài trong việc đưa ra quyết định đối với các dự án trọng điểm và các chính sách.
Trong một cái nhìn bao quát, ông Christopher Twomey cho hay, các công ty hội viên của AmCham nhận thấy tình hình kinh doanh tai Việt Nam hiện nay khó khăn hơn so với những năm qua.
Nỗ lực của Chính phủ để “quản lý” hoạt động kinh doanh, theo AmCham, chính là nguyên nhân làm cho nhiều nhà đầu tư xem xét lại việc kinh doanh và kế hoạch mở rộng hoạt động của họ tại Việt Nam.
Quyết định về các mặt hàng được nhập khẩu, quy định về cách định giá sản phẩm, cá nhân nào có thể làm việc tại Việt Nam, chương trình nào có thể phát sóng trên đài truyền hình, người nào có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe…, đã phần nào khiến các nhà đầu tư cảm thấy không được đón tiếp tại Việt Nam và họ cần phải xem xét kinh doanh ở mội nơi khác, ông Christopher Twomey nhấn mạnh.
Nói rõ mong muốn các nhà kinh doanh đầu tư và mở rộng kinh doanh tại Việt Nam không chuyển sang Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh hay Myanmar, AmCham đưa ra cam kết sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác trong Chính phủ Việt Nam để cải thiện kinh doanh và môi trường đầu tư.
“Chúng tôi không đến để chỉ ra và đổ lỗi cho những nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế hiện tại của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi kêu gọi những cải cách cấp thiết và chúng tôi hy vọng Chính phủ sẽ có hành động mang tính quyết định để tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn”, Chủ tịch Christopher Twomey nói.