Nhân lực chứng khoán đắt giá
Nhiều trưởng phòng môi giới, phó giám đốc các công ty chứng khoán lớn đang nhảy ra ngoài thành lập doanh nghiệp mới
Nhiều trưởng phòng môi giới, phó giám đốc các công ty chứng khoán lớn đang nhảy ra ngoài thành lập doanh nghiệp mới.
Chiêu hiền đãi sĩ trong lĩnh vực chứng khoán giờ không tính bằng tiền. Bẵng đi vài tháng, bạn bè gọi điện cho trưởng phòng môi giới một công ty chứng khoán lớn được báo tin anh không làm ở chỗ cũ nữa mà liên kết với mấy "chiến hữu" thành lập công ty mới. Chưa hoạt động mà cổ phiếu của công ty này đã có giá tăng gấp 3-4 lần mệnh giá.
Trong một lần trò chuyện, ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội bày tỏ nỗi lo chảy máu chất xám đội ngũ cán bộ tại trung tâm trong bối cảnh thị trường bùng nổ, khát nhân lực. 2 trong số các nhân vật VIP của trung tâm đã ra đi trong năm vừa rồi.
Ngay tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tình trạng người tài dứt áo ra đi cũng không hiếm. Vụ phó Vụ quản lý phát hành Lê Hồ Khôi giờ là Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán Tràng An. Ông Hà Hoài Nam, từng là Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán cũng cùng bạn bè thành lập Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long với vốn điều lệ 18 tỷ đồng.
Nhà đầu tư đến với thị trường chứng khoán tăng theo cấp số nhân là cơ hội vàng để nghề môi giới phát triển. Nếu như thời gian này năm ngoái cả nước mới có 16 công ty thì nay đã có 56 công ty được cấp phép hoạt động, chưa kể các quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ đầu tư.
"Một công ty chứng khoán đang chuẩn bị hoạt động cần tuyển nhân sự, thông báo tuyển trưởng phòng, chuyên viên phân tích tài chính và đầu tư vào doanh nghiệp, chuyên viên quản lý danh mục đầu tư...", những mẩu tin như vậy xuất hiện ngày càng nhiều trên mặt báo. Yêu cầu chung của các công ty là ứng viên tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học chuyên ngành đầu tư, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, kế toán kinh tế.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn khoe mới kéo được vài nhân vật VIP của công ty chứng khoán, bảo hiểm khác về với mình. Chế độ đãi ngộ người tài không được ông tiết lộ nhưng lương bổng của các công ty chứng khoán Việt Nam không thua kém so với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, chưa kể nhiều quyền lợi khác.
Hiện trưởng phòng đối ngoại một công ty chứng khoán tầm trung, lương sơ sơ cũng chục triệu đồng một tháng. Hấp dẫn như vậy nên nhân lực trong nhiều ngành như bảo hiểm, ngân hàng đang có xu hướng chạy sang chứng khoán.
Thiếu và yếu
Ông Bùi Nguyên Hoàn, Vụ trưởng, Trưởng đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại Tp.HCM cho hay, cả nước hiện chỉ có khoảng 300 nhà môi giới nhưng phải phụ trách một số lượng vốn rất lớn. Bình quân mỗi nhà môi giới phụ trách đến 500 tỷ đồng và đang không ngừng tăng lên nên làm không xuể. “Không chỉ thiếu về số lượng, nghiệp vụ tư vấn và đạo đức của nhà tư vấn về kinh doanh chứng khoán còn rất hạn chế”, ông Hoàn nói.
Kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới đây cho thấy tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương có 13 trong tổng số 22 nhân viên kinh doanh chứng khoán chưa được cấp chứng chỉ hành nghề. Tình hình tương tự tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn.
Trưởng phòng nhân sự một công ty chứng khoán phân bua, tuyển người khó quá, nếu lấy ứng viên có đủ 3 chứng chỉ như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu thì lại không có bằng đại học, mà có bằng đại học lại mất tới cả năm trời đi học đi thi mới có đủ chứng chỉ.
Ông Nguyễn Duy Hưng thừa nhận nếu chỉ tuyển nhân viên có thể làm việc thì dễ nhưng tuyển được người làm tốt, chủ động sáng tạo trong công việc thì quả thật là khó khăn.
Một chuyên gia tài chính cho biết có công ty chứng khoán cứ vài tuần lại thấy đội ngũ nhân viên mới toe, nhân lực cũ chạy đâu hết. Nếu như trước đây, các công ty tuyển chuyên viên phân tích tài chính luôn yêu cầu ứng viên có khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp tốt, có kinh nghiệm tối thiểu 1 năm thì nay có chong đèn mỏi mắt cũng tìm không ra, thôi đành tuyển nhân lực trẻ rồi đào tạo dần.
Chiêu hiền đãi sĩ trong lĩnh vực chứng khoán giờ không tính bằng tiền. Bẵng đi vài tháng, bạn bè gọi điện cho trưởng phòng môi giới một công ty chứng khoán lớn được báo tin anh không làm ở chỗ cũ nữa mà liên kết với mấy "chiến hữu" thành lập công ty mới. Chưa hoạt động mà cổ phiếu của công ty này đã có giá tăng gấp 3-4 lần mệnh giá.
Trong một lần trò chuyện, ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội bày tỏ nỗi lo chảy máu chất xám đội ngũ cán bộ tại trung tâm trong bối cảnh thị trường bùng nổ, khát nhân lực. 2 trong số các nhân vật VIP của trung tâm đã ra đi trong năm vừa rồi.
Ngay tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tình trạng người tài dứt áo ra đi cũng không hiếm. Vụ phó Vụ quản lý phát hành Lê Hồ Khôi giờ là Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán Tràng An. Ông Hà Hoài Nam, từng là Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán cũng cùng bạn bè thành lập Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long với vốn điều lệ 18 tỷ đồng.
Nhà đầu tư đến với thị trường chứng khoán tăng theo cấp số nhân là cơ hội vàng để nghề môi giới phát triển. Nếu như thời gian này năm ngoái cả nước mới có 16 công ty thì nay đã có 56 công ty được cấp phép hoạt động, chưa kể các quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ đầu tư.
"Một công ty chứng khoán đang chuẩn bị hoạt động cần tuyển nhân sự, thông báo tuyển trưởng phòng, chuyên viên phân tích tài chính và đầu tư vào doanh nghiệp, chuyên viên quản lý danh mục đầu tư...", những mẩu tin như vậy xuất hiện ngày càng nhiều trên mặt báo. Yêu cầu chung của các công ty là ứng viên tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học chuyên ngành đầu tư, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, kế toán kinh tế.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn khoe mới kéo được vài nhân vật VIP của công ty chứng khoán, bảo hiểm khác về với mình. Chế độ đãi ngộ người tài không được ông tiết lộ nhưng lương bổng của các công ty chứng khoán Việt Nam không thua kém so với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, chưa kể nhiều quyền lợi khác.
Hiện trưởng phòng đối ngoại một công ty chứng khoán tầm trung, lương sơ sơ cũng chục triệu đồng một tháng. Hấp dẫn như vậy nên nhân lực trong nhiều ngành như bảo hiểm, ngân hàng đang có xu hướng chạy sang chứng khoán.
Thiếu và yếu
Ông Bùi Nguyên Hoàn, Vụ trưởng, Trưởng đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại Tp.HCM cho hay, cả nước hiện chỉ có khoảng 300 nhà môi giới nhưng phải phụ trách một số lượng vốn rất lớn. Bình quân mỗi nhà môi giới phụ trách đến 500 tỷ đồng và đang không ngừng tăng lên nên làm không xuể. “Không chỉ thiếu về số lượng, nghiệp vụ tư vấn và đạo đức của nhà tư vấn về kinh doanh chứng khoán còn rất hạn chế”, ông Hoàn nói.
Kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới đây cho thấy tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương có 13 trong tổng số 22 nhân viên kinh doanh chứng khoán chưa được cấp chứng chỉ hành nghề. Tình hình tương tự tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn.
Trưởng phòng nhân sự một công ty chứng khoán phân bua, tuyển người khó quá, nếu lấy ứng viên có đủ 3 chứng chỉ như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu thì lại không có bằng đại học, mà có bằng đại học lại mất tới cả năm trời đi học đi thi mới có đủ chứng chỉ.
Ông Nguyễn Duy Hưng thừa nhận nếu chỉ tuyển nhân viên có thể làm việc thì dễ nhưng tuyển được người làm tốt, chủ động sáng tạo trong công việc thì quả thật là khó khăn.
Một chuyên gia tài chính cho biết có công ty chứng khoán cứ vài tuần lại thấy đội ngũ nhân viên mới toe, nhân lực cũ chạy đâu hết. Nếu như trước đây, các công ty tuyển chuyên viên phân tích tài chính luôn yêu cầu ứng viên có khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp tốt, có kinh nghiệm tối thiểu 1 năm thì nay có chong đèn mỏi mắt cũng tìm không ra, thôi đành tuyển nhân lực trẻ rồi đào tạo dần.