Nhập siêu lại có dấu hiệu tăng cao
Mức nhập siêu thực tế tháng 10 tuy vẫn được khống chế dưới ngưỡng 1 tỷ USD/tháng, song đã tăng vọt
Theo Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan), nhập khẩu thực tế tháng 10 đạt 5,7 tỷ USD.
Nếu so với số liệu xuất khẩu tháng 10 được Bộ Công Thương công bố là 5,04 tỷ USD, thì mức nhập siêu thực tế tháng 10 tuy vẫn được khống chế dưới ngưỡng 1 tỷ USD/tháng, song đã tăng vọt lên con số 660 triệu USD. Trước đó, hai tháng 8 và 9 có mức nhập siêu chưa đến 300 triệu USD/tháng.
Như vậy, nhập siêu thực tế tính chung trong cả 10 tháng đầu năm nay đã đạt 16,251 tỷ USD, do tổng kim ngạch xuất khẩu đã đạt 53,714 tỷ USD, trong khi nhập khẩu là 69,965 tỷ USD.
Tháng 10/2008 là tháng thứ năm liên tiếp nhập siêu được khống chế ở mức dưới 1 tỷ USD: tháng 6 nhập siêu ở mức 736 triệu USD, tháng 7 là 753 triệu USD, tháng 8 chỉ còn 258 triệu USD, tháng 9 còn 237 triệu USD.
So với con số dự kiến 700 triệu USD nhập siêu tháng 10 của Tổng cục Thống kê công bố trước đó, dự báo nhập siêu tháng này khá sát thực tế.
Trả lời VnEconomy, bà Lê Thị Minh Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Thương mại - Thị trường - Giá cả (Tổng cục Thống kê), nói: “Tình hình kinh tế đã ổn định hơn, vì vậy công tác dự báo có điều kiện đưa ra con số chính xác hơn”.
Trở lại diễn biến các con số, nếu so với con số của tháng trước, tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 10 đã giảm khoảng 4,4% (5,274 tỷ USD), trong khi đó nhập khẩu lại tăng 3,4% (5,511 tỷ USD).
Đánh giá về xu hướng tăng của nhập siêu, một đại diện Tổng cục Hải quan cho biết xuất khẩu đang có dấu hiệu giảm sút do giá nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu thô, các loại nông sản, thủy sản chế biên… đã giảm giá. Trong khi đó, nhập khẩu vẫn theo tính chu kỳ, quy luật, có dấu hiệu tăng lên vào quý 4 này.
Về diễn biến các tháng tiếp theo, theo bà Lê Thị Minh Thủy, do tình hình đang diễn biến “chậm lại” nên phía Tổng cục Thống kê đang xem xét để tính toán đưa ra con số dự báo sát với thực tế.
Tham khảo nhiều nguồn tin, một số chuyên gia cho rằng nhập siêu những tháng tới sẽ căng thẳng hơn và để giữ được nhập siêu ở mức dưới 1 tỷ USD, các cơ quan Chính phủ cần tiếp tục có biện pháp thích hợp.
Nếu so với số liệu xuất khẩu tháng 10 được Bộ Công Thương công bố là 5,04 tỷ USD, thì mức nhập siêu thực tế tháng 10 tuy vẫn được khống chế dưới ngưỡng 1 tỷ USD/tháng, song đã tăng vọt lên con số 660 triệu USD. Trước đó, hai tháng 8 và 9 có mức nhập siêu chưa đến 300 triệu USD/tháng.
Như vậy, nhập siêu thực tế tính chung trong cả 10 tháng đầu năm nay đã đạt 16,251 tỷ USD, do tổng kim ngạch xuất khẩu đã đạt 53,714 tỷ USD, trong khi nhập khẩu là 69,965 tỷ USD.
Tháng 10/2008 là tháng thứ năm liên tiếp nhập siêu được khống chế ở mức dưới 1 tỷ USD: tháng 6 nhập siêu ở mức 736 triệu USD, tháng 7 là 753 triệu USD, tháng 8 chỉ còn 258 triệu USD, tháng 9 còn 237 triệu USD.
So với con số dự kiến 700 triệu USD nhập siêu tháng 10 của Tổng cục Thống kê công bố trước đó, dự báo nhập siêu tháng này khá sát thực tế.
Trả lời VnEconomy, bà Lê Thị Minh Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Thương mại - Thị trường - Giá cả (Tổng cục Thống kê), nói: “Tình hình kinh tế đã ổn định hơn, vì vậy công tác dự báo có điều kiện đưa ra con số chính xác hơn”.
Trở lại diễn biến các con số, nếu so với con số của tháng trước, tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 10 đã giảm khoảng 4,4% (5,274 tỷ USD), trong khi đó nhập khẩu lại tăng 3,4% (5,511 tỷ USD).
Đánh giá về xu hướng tăng của nhập siêu, một đại diện Tổng cục Hải quan cho biết xuất khẩu đang có dấu hiệu giảm sút do giá nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu thô, các loại nông sản, thủy sản chế biên… đã giảm giá. Trong khi đó, nhập khẩu vẫn theo tính chu kỳ, quy luật, có dấu hiệu tăng lên vào quý 4 này.
Về diễn biến các tháng tiếp theo, theo bà Lê Thị Minh Thủy, do tình hình đang diễn biến “chậm lại” nên phía Tổng cục Thống kê đang xem xét để tính toán đưa ra con số dự báo sát với thực tế.
Tham khảo nhiều nguồn tin, một số chuyên gia cho rằng nhập siêu những tháng tới sẽ căng thẳng hơn và để giữ được nhập siêu ở mức dưới 1 tỷ USD, các cơ quan Chính phủ cần tiếp tục có biện pháp thích hợp.