Nhật Bản chính thức ghìm cương đồng Yên
Nhằm kiềm chế đà tăng giá của đồng Yên, Nhật Bản đã quyết định can thiệp vào thị trường tiền tệ lần đầu tiên trong 6 năm
Nhằm kiềm chế đà tăng giá liên tục của đồng Yên, hôm nay (15/9), Chính phủ Nhật Bản đã quyết định can thiệp vào thị trường tiền tệ lần đầu tiên trong 6 năm qua, bằng cách mua USD.
Theo hãng tin AP, Bộ trưởng Bộ Tài chính Yoshihiko Noda đã chính thức xác nhận thông tin này. Ông Noda cho hay, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 3/2004, nước này lại can thiệp vào thị trường tiền tệ.
Ông Noda khẳng định, Chính phủ Nhật Bản sẽ theo dõi chặt diễn biến trên thị trường tiền tệ. Tuy ông không cho biết quy mô vụ mua USD để hạ giá đồng Yên, nhưng theo ước tính của giới quan sát, Nhật Bản sẽ bán ra khoảng 200 đến 300 tỷ Yên.
Giới phân tích cũng dự báo, số tiền Yên được bán ra có lẽ còn lớn hơn và Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục bán đồng Yên ra cho tới khi nào tỷ giá Yên/USD rút xuống còn 85 Yên/USD.
Trước đó, hôm 14/9, Bộ trưởng Yoshihiko Noda đã cho biết, chính phủ nước này đang theo dõi chặt chẽ các biến động trên thị trường tiền tệ và có thể can thiệp để chặn đà tăng giá bất thường của đồng Yên nếu thấy cần thiết.
Ông Noda cho hay, tình trạng tăng giá nhanh và kéo dài của đồng Yên có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự ổn định của nền kinh tế và tài chính.
Một số chuyên gia phân tích khi đó đã cho rằng, Thủ tướng Naoto Kan ít có khuynh hướng can thiệp vào thị trường tiền tệ, cho dù đồng Yên tăng giá bất thường đang gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.
Ông Kan cũng ủng hộ chủ trương tăng thuế tiêu dùng nhằm khôi phục sự lành mạnh của nền tài chính Nhật Bản, trong bối cảnh nợ công của nước này đang ở mức cao nhất trong các nền kinh tế phát triển.
Thị trường Nhật Bản ngay lập tức có phản ứng tích cực sau thông tin chính phủ can thiệp vào vấn đề tiền tệ. Đồng Yên hiện giảm 1,3% so với các ngoại tệ khác. So với USD, đồng Yên hiện đứng ở mức 84,42 Yên/USD, giảm 1,7% so với mức kỷ lục 82,88 Yên/USD trong phiên 14/9.
Từ đầu năm tới nay, đồng Yên đã tăng giá 15% so với rổ tiền tệ của các nước phát triển khác. Sự tăng giá mạnh của đồng Yên đã khiến Chính phủ Nhật Bản phải cân nhắc vấn đề can thiệp vào thị trường tiền tệ, nhằm giảm gánh nặng cho các nhà xuất khẩu trong nước.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, động thái đơn phương can thiệp thị trường của Chính phủ Nhật Bản sẽ không có nhiều hiệu quả, do thiếu sự ủng hộ từ các nước thành viên G8.
Theo hãng tin AP, Bộ trưởng Bộ Tài chính Yoshihiko Noda đã chính thức xác nhận thông tin này. Ông Noda cho hay, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 3/2004, nước này lại can thiệp vào thị trường tiền tệ.
Ông Noda khẳng định, Chính phủ Nhật Bản sẽ theo dõi chặt diễn biến trên thị trường tiền tệ. Tuy ông không cho biết quy mô vụ mua USD để hạ giá đồng Yên, nhưng theo ước tính của giới quan sát, Nhật Bản sẽ bán ra khoảng 200 đến 300 tỷ Yên.
Giới phân tích cũng dự báo, số tiền Yên được bán ra có lẽ còn lớn hơn và Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục bán đồng Yên ra cho tới khi nào tỷ giá Yên/USD rút xuống còn 85 Yên/USD.
Trước đó, hôm 14/9, Bộ trưởng Yoshihiko Noda đã cho biết, chính phủ nước này đang theo dõi chặt chẽ các biến động trên thị trường tiền tệ và có thể can thiệp để chặn đà tăng giá bất thường của đồng Yên nếu thấy cần thiết.
Ông Noda cho hay, tình trạng tăng giá nhanh và kéo dài của đồng Yên có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự ổn định của nền kinh tế và tài chính.
Một số chuyên gia phân tích khi đó đã cho rằng, Thủ tướng Naoto Kan ít có khuynh hướng can thiệp vào thị trường tiền tệ, cho dù đồng Yên tăng giá bất thường đang gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.
Ông Kan cũng ủng hộ chủ trương tăng thuế tiêu dùng nhằm khôi phục sự lành mạnh của nền tài chính Nhật Bản, trong bối cảnh nợ công của nước này đang ở mức cao nhất trong các nền kinh tế phát triển.
Thị trường Nhật Bản ngay lập tức có phản ứng tích cực sau thông tin chính phủ can thiệp vào vấn đề tiền tệ. Đồng Yên hiện giảm 1,3% so với các ngoại tệ khác. So với USD, đồng Yên hiện đứng ở mức 84,42 Yên/USD, giảm 1,7% so với mức kỷ lục 82,88 Yên/USD trong phiên 14/9.
Từ đầu năm tới nay, đồng Yên đã tăng giá 15% so với rổ tiền tệ của các nước phát triển khác. Sự tăng giá mạnh của đồng Yên đã khiến Chính phủ Nhật Bản phải cân nhắc vấn đề can thiệp vào thị trường tiền tệ, nhằm giảm gánh nặng cho các nhà xuất khẩu trong nước.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, động thái đơn phương can thiệp thị trường của Chính phủ Nhật Bản sẽ không có nhiều hiệu quả, do thiếu sự ủng hộ từ các nước thành viên G8.