Nhật Bản đang trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho Bitcoin
Điều này diễn ra đúng lúc Trung Quốc quay lưng lại với tiền ảo
Một quyết định mà cơ quan chức năng của Nhật Bản đưa ra vào cuối tuần vừa rồi đã giúp nước này củng cố vị thế là động lực thúc đẩy sự phát triển của Bitcoin, vào đúng lúc mà Trung Quốc quay lưng lại với tiền ảo.
Theo hãng tin CNBC, vào hôm thứ Sáu, Cơ quan Dịch vụ tài chính Nhật Bản (FSA) chính thức công nhận 11 công ty là nhà vận hành sàn giao dịch tiền ảo đã đăng ký. Sự công nhận này đi kèm một số yêu cầu đối với các sàn giao dịch tiền ảo, bao gồm xây dựng một hệ thống máy tính mạnh và kiểm tra nhận dạng của người sử dụng để ngăn chặn hoạt động rửa tiền. Đây là những quy định nhằm bảo vệ nhà đầu tư khỏi các hoạt động gian lận và lạm dụng, song song với hỗ trợ sự sáng tạo công nghệ trong lĩnh vực tài chính.
Một trong những công ty được nhà chức trách Nhật công nhận trong đợt này là bitFlyer với hơn 800.000 người sử dụng. Giám đốc điều hành (CEO) của công ty, ông Yuzo Kano, cho biết quy định mới giúp khẳng định vị trí trung tâm của Nhật Bản trên thị trường Bitcoin toàn cầu.
“Nhật Bản có nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ đối với cả giao dịch Bitcoin cũng như các dịch vụ tiền ảo”, ông Kano nói. “Sự phê chuẩn của FSA cho phép bitFlyer hoạt động như một sàn giao dịch tiền ảo có đăng ký, và sự cởi mở cùng các quy định tiến bộ của cơ quan này được đưa ra vào một thời điểm không thể tốt hơn cho blockchain” - công nghệ hậu thuẫn tiền ảo.
Đây là động thái mới nhất của Nhật Bản cho thấy sự ủng hộ của Tokyo đối với tiền ảo. Hồi tháng 4, Nhật thông qua một đạo luật công nhận Bitcoin là một phương tiện thanh toán hợp pháp. Nhiều nhà bán lẻ nước này đã chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Mới tuần trước, có tin các ngân hàng Nhật đang tính phát hành một đồng tiền ảo riêng có tên J-Coin.
Lập trường của Nhật Bản đối với tiền ảo cho thấy sự đối nghịch với quan điểm của Trung Quốc. Thời gian gần đây, Bắc Kinh liên tục có những biện pháp siết chặt quản lý tiền ảo. Đầu tháng 9, Bắc Kinh cấm các vụ phát hành tiền ảo lần đầu (ICO). Tiếp đó, một loạt sàn giao dịch Bitcoin ở Trung Quốc tuyên bố sẽ ngừng hoạt động.
Những thông tin bất lợi từ Trung Quốc đã khiến giá Bitcoin giảm “kinh hoàng”, từ mức kỷ lục trên 5.000 USD/Bitcoin vào đầu tháng 9, xuống dưới mức 3.000 USD/Bitcoin vào giữa tháng 9. Tuy nhiên, sau đó, giá tiền ảo này đã phục hồi nhanh chóng, lên mức hơn 4.200 USD/Bitcoin hiện nay - theo dữ liệu từ CoinDesk.
Trung Quốc là quốc gia chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường giao dịch Bitcoin của thế giới. Từ năm 2014 đến tháng 1/2017, nước này chiếm khoảng 90% khối lượng giao dịch Bitcoin toàn cầu.
Tuy nhiên, thị phần giao dịch Bitcoin của các quốc gia khác đang tăng lên nhanh chóng, tạo sự phân bổ đồng đều hơn bao giờ hết. Dữ liệu của CoinDesk cho thấy khối lượng giao dịch Bitcoin bằng USD và yên Nhật hiện đã vượt khối lượng giao dịch tiền ảo này bằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.
Không chỉ có vậy, thị trường Bitcoin giờ đây đang dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Reuters cho biết, các nhà giao dịch Bitcoin ở nước này hiện đang giao dịch trực tiếp với nhau thông qua các nền tảng ngang hàng (peer-to-peer) hoặc ứng dụng, thay vì qua sàn giao dịch.
Trên thực tế, giá Bitcoin tính bằng đồng Nhân dân tệ hiện đang rẻ hơn so với tính bằng các đồng tiền khác, tạo ra cơ hội kiếm chênh lệch cho một số nhà đầu tư. Chẳng hạn giá Bitcoin tính bằng Nhân dân tệ hiện xấp xỉ 27.000 Nhân dân tệ, tương đương chưa đến 4.000 USD, so với giá Bitcoin tính bằng USD là hơn 4.200 USD.
“Nhật Bản và Mỹ đã chứng minh rằng Trung Quốc không cần thiết cho sự phát triển của Bitcoin”, ông Charles Hayter, CEO trang web so sánh tiền ảo Crypto Compare, nói với CNBC. “Nhiều nước đang nắm lấy vai trò đi đầu trong lĩnh vực này. Sự khác biệt quan điểm sẽ hiện rõ. Ngành này là một ngành xê dịch và nó sẽ bám rễ ở đâu có những quy định pháp luật thuận lợi nhất”.
Theo hãng tin CNBC, vào hôm thứ Sáu, Cơ quan Dịch vụ tài chính Nhật Bản (FSA) chính thức công nhận 11 công ty là nhà vận hành sàn giao dịch tiền ảo đã đăng ký. Sự công nhận này đi kèm một số yêu cầu đối với các sàn giao dịch tiền ảo, bao gồm xây dựng một hệ thống máy tính mạnh và kiểm tra nhận dạng của người sử dụng để ngăn chặn hoạt động rửa tiền. Đây là những quy định nhằm bảo vệ nhà đầu tư khỏi các hoạt động gian lận và lạm dụng, song song với hỗ trợ sự sáng tạo công nghệ trong lĩnh vực tài chính.
Một trong những công ty được nhà chức trách Nhật công nhận trong đợt này là bitFlyer với hơn 800.000 người sử dụng. Giám đốc điều hành (CEO) của công ty, ông Yuzo Kano, cho biết quy định mới giúp khẳng định vị trí trung tâm của Nhật Bản trên thị trường Bitcoin toàn cầu.
“Nhật Bản có nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ đối với cả giao dịch Bitcoin cũng như các dịch vụ tiền ảo”, ông Kano nói. “Sự phê chuẩn của FSA cho phép bitFlyer hoạt động như một sàn giao dịch tiền ảo có đăng ký, và sự cởi mở cùng các quy định tiến bộ của cơ quan này được đưa ra vào một thời điểm không thể tốt hơn cho blockchain” - công nghệ hậu thuẫn tiền ảo.
Đây là động thái mới nhất của Nhật Bản cho thấy sự ủng hộ của Tokyo đối với tiền ảo. Hồi tháng 4, Nhật thông qua một đạo luật công nhận Bitcoin là một phương tiện thanh toán hợp pháp. Nhiều nhà bán lẻ nước này đã chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Mới tuần trước, có tin các ngân hàng Nhật đang tính phát hành một đồng tiền ảo riêng có tên J-Coin.
Lập trường của Nhật Bản đối với tiền ảo cho thấy sự đối nghịch với quan điểm của Trung Quốc. Thời gian gần đây, Bắc Kinh liên tục có những biện pháp siết chặt quản lý tiền ảo. Đầu tháng 9, Bắc Kinh cấm các vụ phát hành tiền ảo lần đầu (ICO). Tiếp đó, một loạt sàn giao dịch Bitcoin ở Trung Quốc tuyên bố sẽ ngừng hoạt động.
Những thông tin bất lợi từ Trung Quốc đã khiến giá Bitcoin giảm “kinh hoàng”, từ mức kỷ lục trên 5.000 USD/Bitcoin vào đầu tháng 9, xuống dưới mức 3.000 USD/Bitcoin vào giữa tháng 9. Tuy nhiên, sau đó, giá tiền ảo này đã phục hồi nhanh chóng, lên mức hơn 4.200 USD/Bitcoin hiện nay - theo dữ liệu từ CoinDesk.
Trung Quốc là quốc gia chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường giao dịch Bitcoin của thế giới. Từ năm 2014 đến tháng 1/2017, nước này chiếm khoảng 90% khối lượng giao dịch Bitcoin toàn cầu.
Tuy nhiên, thị phần giao dịch Bitcoin của các quốc gia khác đang tăng lên nhanh chóng, tạo sự phân bổ đồng đều hơn bao giờ hết. Dữ liệu của CoinDesk cho thấy khối lượng giao dịch Bitcoin bằng USD và yên Nhật hiện đã vượt khối lượng giao dịch tiền ảo này bằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.
Không chỉ có vậy, thị trường Bitcoin giờ đây đang dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Reuters cho biết, các nhà giao dịch Bitcoin ở nước này hiện đang giao dịch trực tiếp với nhau thông qua các nền tảng ngang hàng (peer-to-peer) hoặc ứng dụng, thay vì qua sàn giao dịch.
Trên thực tế, giá Bitcoin tính bằng đồng Nhân dân tệ hiện đang rẻ hơn so với tính bằng các đồng tiền khác, tạo ra cơ hội kiếm chênh lệch cho một số nhà đầu tư. Chẳng hạn giá Bitcoin tính bằng Nhân dân tệ hiện xấp xỉ 27.000 Nhân dân tệ, tương đương chưa đến 4.000 USD, so với giá Bitcoin tính bằng USD là hơn 4.200 USD.
“Nhật Bản và Mỹ đã chứng minh rằng Trung Quốc không cần thiết cho sự phát triển của Bitcoin”, ông Charles Hayter, CEO trang web so sánh tiền ảo Crypto Compare, nói với CNBC. “Nhiều nước đang nắm lấy vai trò đi đầu trong lĩnh vực này. Sự khác biệt quan điểm sẽ hiện rõ. Ngành này là một ngành xê dịch và nó sẽ bám rễ ở đâu có những quy định pháp luật thuận lợi nhất”.