Nhiều địa phương chưa "xắn tay" xây nhà xã hội
Tính đến thời điểm này, khó khăn triển khai nhà ở xã hội tại một số địa phương không nằm ở nguồn vốn
Tính đến thời điểm này, khó khăn triển khai nhà ở xã hội tại một số địa phương không nằm ở nguồn vốn, mà do một số địa phương chuẩn bị chưa tốt, chưa có danh mục dự án cụ thể, khiến quan điểm của Chính phủ sẵn sàng mạnh tay chi tiền đầu tư ngay khi có dự án sẽ khó áp dụng nhanh chóng.
Trong cuộc họp trực tuyến lần thứ hai tại Bộ Xây dựng hôm 26/5 về triển khai thực hiện nghị quyết của Chính phủ và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp và nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết, thời hạn yêu cầu các địa phương báo cáo danh mục dự án xây dựng nhà ở cho 3 loại đối tượng nêu trên đã kết thúc vào ngày 25/5.
Tuy nhiên, mới chỉ 16 tỉnh thành có báo cáo đầy đủ.
Qua tổng hợp nhanh của Bộ Xây dựng, nhà ở sinh viên giai đoạn 2009-2010 có tổng số 107 dự án với tổng diện tích sàn 2.774.266 m2, đáp ứng chỗ ở cho 439.000 người. Tổng nhu cầu vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ là 16.369 tỷ đồng.
Trong đó, 16 dự án có quy mô 752.332 m2 sàn có 4.100 tỷ đồng vốn đầu tư từ trái phiếu có thể khởi công ngay trong tháng 6 tới.
Số dự án có thể khởi công trong quý 3/2009 có 25 dự án, 23 dự án tiếp theo sẽ được khởi công vào quý 4/2009 và năm 2010.
Về nhà ở công nhân khu công nghiệp, lượng dự án là 30 với tổng diện tích sàn cần xây dựng 813.500 m2, tổng vốn đầu tư 3.015 tỷ đồng, giải quyết chỗ ở cho khoảng 70.000 người. Số dự án có thể triển khai ngay trong năm 2009-2010 là 13 dự án.
Về nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, số dự án được triển khai ngay trong tháng tới là 21 dự án trong tổng số 25 dự án với tổng diện tích sàn xây dựng 1.084.500 m2, tổng vốn đầu tư 5.253 tỷ đồng, giải quyết chỗ ở cho 70.000 người.
Nhưng ý kiến của một số địa phương lại cho rằng, số lượng dự án đã và sắp "ra lò" được tổng kết nói trên chỉ phục vụ được nhu cầu rất nhỏ của đại bộ phận người dân.
Trong khi cơ chế không phải chưa có, Bộ Xây dựng cho rằng, nguyên nhân khiến khó đẩy nhanh việc giải ngân các dự án là nhiều địa phương chưa có danh mục dự án. Đối với nhà ở sinh viên, nhiều địa phương mới chỉ tập trung xây dựng ký túc xá trong khuôn viên các cơ sở đào tạo mà chưa chú ý xây dựng các khu nhà ở sinh viên tập trung.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đổi mới mô hình xây dựng nhà ở sinh viên, trong Nghị quyết 18 và Quyết định 65 cũng nêu rõ cần đầu tư theo hướng tập trung các dự án nhà ở sinh viên để thời gian ngắn với nguồn vốn có hạn giải quyết được bức xúc chung về loại hình nhà ở này.
Theo Bộ Xây dựng, nếu tiếp tục mô hình đầu tư ký túc xá theo từng trường sẽ manh mún, không đủ các điều kiện hạ tầng xã hội, cũng không giải quyết được khó khăn về nhà ở sinh viên một cách nhanh chóng.
Bộ Xây dựng đã đề nghị các địa phương xây dựng chương trình nhà ở sinh viên theo hướng 80% được xây dựng tập trung.
Trong cuộc họp trực tuyến nói trên, bên cạnh những kiến nghị "vĩ mô" về phương án xây dựng nhà ở xã hội của các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.HCM thì vẫn có những địa phương "hỏi" Bộ Xây dựng những "ngóc ngách" còn thiếu của cơ chế.
Gia Lai là một ví dụ. Sở Xây dựng Gia Lai cho biết, hiện nay Gia Lai có 11.000 hộ nghèo, 9.500 hộ đồng bào dân tộc có nhu cầu nhà ở. Năm nay Gia Lai dự kiến làm 1000 căn hộ. Bắt đầu từ nay cho đến tháng 11, Gia Lai bắt đầu vào mùa mưa nên cần được bố trí vốn sớm để xây nhanh nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, trong số 9.500 hộ đồng bào dân tộc có nhu cầu nhà ở, chẳng mấy hộ muốn "vay" tiền chính phủ. Theo một lãnh đạo Sở Xây dựng Gia Lai, đồng bào dân tộc chỉ có nhu cầu lấy số tiền nhà nước hỗ trợ xây nhà, còn vay tiền thì không.
Với tình trạng như vậy, Sở Xây dựng Gia Lai cho rằng, mục tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 24 m2 cho người nghèo, dù có sự hỗ trợ của Chính phủ vẫn khó đạt được.
Ở một phương diện khác, Gia Lai đang gặp khó trước thực tế, nhu cầu nhà ở tại các thị trấn rất lớn, hàng trăm nghìn công nhân tại các nông trường cao su, cà phê rất khó khăn về nhà ở nhưng lại không nằm trong nhóm đối tượng được hỗ trợ về nhà ở của nhà nước.
Cũng vì thiếu nhà ở cho những đồng bào nghèo, hiện nay rừng Gia Lai cũng như khu vực Tây Nguyên đang đối mặt với nguy cơ bị xâm hại nghiêm trọng khi mỗi năm có hàng ngàn hộ di dân tự do vào khu vực này.
Sở Xây dựng Gia Lai cho biết, tỉnh sẽ xây dựng ngay một vài khu căn hộ do một vài doanh nghiệp đăng ký trong thời gian tới. Nhưng khả năng bán được không cao vì đồng bào dân tộc không "chuộng" căn hộ cao tầng, một lãnh đạo Sở Xây dựng Gia Lai cho biết.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, để tránh tình trạng dự án xây xong để đấy hoặc triển khai không đúng lại hậu kiểm, thì cần phải có sự can thiệp sâu của "bàn tay" chính quyền địa phương trong các dự án nhà ở xã hội.
Trong cuộc họp trực tuyến lần thứ hai tại Bộ Xây dựng hôm 26/5 về triển khai thực hiện nghị quyết của Chính phủ và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp và nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết, thời hạn yêu cầu các địa phương báo cáo danh mục dự án xây dựng nhà ở cho 3 loại đối tượng nêu trên đã kết thúc vào ngày 25/5.
Tuy nhiên, mới chỉ 16 tỉnh thành có báo cáo đầy đủ.
Qua tổng hợp nhanh của Bộ Xây dựng, nhà ở sinh viên giai đoạn 2009-2010 có tổng số 107 dự án với tổng diện tích sàn 2.774.266 m2, đáp ứng chỗ ở cho 439.000 người. Tổng nhu cầu vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ là 16.369 tỷ đồng.
Trong đó, 16 dự án có quy mô 752.332 m2 sàn có 4.100 tỷ đồng vốn đầu tư từ trái phiếu có thể khởi công ngay trong tháng 6 tới.
Số dự án có thể khởi công trong quý 3/2009 có 25 dự án, 23 dự án tiếp theo sẽ được khởi công vào quý 4/2009 và năm 2010.
Về nhà ở công nhân khu công nghiệp, lượng dự án là 30 với tổng diện tích sàn cần xây dựng 813.500 m2, tổng vốn đầu tư 3.015 tỷ đồng, giải quyết chỗ ở cho khoảng 70.000 người. Số dự án có thể triển khai ngay trong năm 2009-2010 là 13 dự án.
Về nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, số dự án được triển khai ngay trong tháng tới là 21 dự án trong tổng số 25 dự án với tổng diện tích sàn xây dựng 1.084.500 m2, tổng vốn đầu tư 5.253 tỷ đồng, giải quyết chỗ ở cho 70.000 người.
Nhưng ý kiến của một số địa phương lại cho rằng, số lượng dự án đã và sắp "ra lò" được tổng kết nói trên chỉ phục vụ được nhu cầu rất nhỏ của đại bộ phận người dân.
Trong khi cơ chế không phải chưa có, Bộ Xây dựng cho rằng, nguyên nhân khiến khó đẩy nhanh việc giải ngân các dự án là nhiều địa phương chưa có danh mục dự án. Đối với nhà ở sinh viên, nhiều địa phương mới chỉ tập trung xây dựng ký túc xá trong khuôn viên các cơ sở đào tạo mà chưa chú ý xây dựng các khu nhà ở sinh viên tập trung.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đổi mới mô hình xây dựng nhà ở sinh viên, trong Nghị quyết 18 và Quyết định 65 cũng nêu rõ cần đầu tư theo hướng tập trung các dự án nhà ở sinh viên để thời gian ngắn với nguồn vốn có hạn giải quyết được bức xúc chung về loại hình nhà ở này.
Theo Bộ Xây dựng, nếu tiếp tục mô hình đầu tư ký túc xá theo từng trường sẽ manh mún, không đủ các điều kiện hạ tầng xã hội, cũng không giải quyết được khó khăn về nhà ở sinh viên một cách nhanh chóng.
Bộ Xây dựng đã đề nghị các địa phương xây dựng chương trình nhà ở sinh viên theo hướng 80% được xây dựng tập trung.
Trong cuộc họp trực tuyến nói trên, bên cạnh những kiến nghị "vĩ mô" về phương án xây dựng nhà ở xã hội của các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.HCM thì vẫn có những địa phương "hỏi" Bộ Xây dựng những "ngóc ngách" còn thiếu của cơ chế.
Gia Lai là một ví dụ. Sở Xây dựng Gia Lai cho biết, hiện nay Gia Lai có 11.000 hộ nghèo, 9.500 hộ đồng bào dân tộc có nhu cầu nhà ở. Năm nay Gia Lai dự kiến làm 1000 căn hộ. Bắt đầu từ nay cho đến tháng 11, Gia Lai bắt đầu vào mùa mưa nên cần được bố trí vốn sớm để xây nhanh nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, trong số 9.500 hộ đồng bào dân tộc có nhu cầu nhà ở, chẳng mấy hộ muốn "vay" tiền chính phủ. Theo một lãnh đạo Sở Xây dựng Gia Lai, đồng bào dân tộc chỉ có nhu cầu lấy số tiền nhà nước hỗ trợ xây nhà, còn vay tiền thì không.
Với tình trạng như vậy, Sở Xây dựng Gia Lai cho rằng, mục tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 24 m2 cho người nghèo, dù có sự hỗ trợ của Chính phủ vẫn khó đạt được.
Ở một phương diện khác, Gia Lai đang gặp khó trước thực tế, nhu cầu nhà ở tại các thị trấn rất lớn, hàng trăm nghìn công nhân tại các nông trường cao su, cà phê rất khó khăn về nhà ở nhưng lại không nằm trong nhóm đối tượng được hỗ trợ về nhà ở của nhà nước.
Cũng vì thiếu nhà ở cho những đồng bào nghèo, hiện nay rừng Gia Lai cũng như khu vực Tây Nguyên đang đối mặt với nguy cơ bị xâm hại nghiêm trọng khi mỗi năm có hàng ngàn hộ di dân tự do vào khu vực này.
Sở Xây dựng Gia Lai cho biết, tỉnh sẽ xây dựng ngay một vài khu căn hộ do một vài doanh nghiệp đăng ký trong thời gian tới. Nhưng khả năng bán được không cao vì đồng bào dân tộc không "chuộng" căn hộ cao tầng, một lãnh đạo Sở Xây dựng Gia Lai cho biết.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, để tránh tình trạng dự án xây xong để đấy hoặc triển khai không đúng lại hậu kiểm, thì cần phải có sự can thiệp sâu của "bàn tay" chính quyền địa phương trong các dự án nhà ở xã hội.