“Nhiều dịch vụ sẽ được thanh toán qua mạng”
Phỏng vấn ông Nguyễn Chiến Thắng - Tổng giám đốc mạng PayNet - xung quanh hình thức thanh toán điện tử mới ra đời tại Việt Nam
Phỏng vấn ông Nguyễn Chiến Thắng - Tổng giám đốc mạng PayNet - xung quanh hình thức thanh toán điện tử mới ra đời tại Việt Nam.
Thưa ông, mạng thanh toán điện tử PayNet mới chính thức khai trương ngày 3/4. Xin ông cho biết PayNet triển khai các dịch vụ gì?
Dịch vụ đầu tiên là phân phối mã cước điện thoại di động trả trước; tiếp theo là phân phối mã cước game - thẻ game (đã phân phối rất nhiều trên thẻ cào hay thẻ gọi Internet).
Trong quý II/2007, PayNet dự định kết nối vào ABB, Techcombank, VPbank, Navibank (sau khi kết nối, mã cước trả trước được phân phối thông qua hệ thống ATM của các ngân hàng); quý III/2007 sẽ giới thiệu các dịch vụ mới như nạp cước trả trước qua điện thoại.
Các sản phẩm mới có thể sẽ được phân phối qua Internet, hiện đã ký hợp đồng phân phối các mã trả trước trên Internet ví dụ như iCafe... Đây cũng là hệ thống tiềm năng của PayNet.
Cụ thể, với cước điện thoại trả trước, PayNet đã tiến hành những bước như thế nào để đưa dịch vụ đến với khách hàng?
Khách hàng có thể đến các đại lý của PayNet thanh toán điện tử (thẻ) thay vì thanh toán tiền mặt (gồm 300 đại lý và hơn 20 điểm đã lắp đặt), bằng cách mua một mã cước trả trước thay vì thẻ cào, khi kết nối online vào 4 ngân hàng thì khách hàng có thể thanh toán trực tiếp, cà thẻ trực tiếp và chuyển sang thanh toán thẻ. Mã số trả trước cũng như thẻ cào (1 lần) được chia theo mệnh giá.
Khi PayNet phát hành mã cước trả trước, các nhà cung cấp viễn thông vừa cung cấp dịch vụ phát hành thẻ và phát hành mã cước liệu có cạnh tranh về mã cước với nhau không?
Không thể xảy ra cạnh tranh. Trên hệ thống của các nhà cung cấp dịch vụ đã tách kho mã số. Khi họ đưa ra thẻ cào đã ra một số riêng dựa trên nguyên lý của riêng họ.
Làm sao thay đổi thói quen của người tiêu dùng đã quen với hệ thống phân phối thẻ cào của các nhà cung cấp lớn?
Quan điểm của PayNet là cung cấp kênh phân phối điện tử mới với lợi ích trực tuyến từ nhà cung caasp dịch vụ qua PayNet đến đại lý. Theo điều tra ở một số nước phát triển như Anh, ban đầu việc phân phối điện tử chỉ đạt 10%, hiện nay đã lên tới 90% (việc phát hành thẻ cào vẫn tồn tại). Trong giai đoạn tiếp theo, PayNet sẽ phát hành dịch vụ mà người tiêu dùng có thẻ nạp cước trả trước thông qua điện thoại di động hoặc Internet.
Hiện nay VinaPhone và MobiFone cũng có những hình thức nạp tiền thanh toán điện tử tương tự, vậy sự khác biệt với PayNet là thế nào, thưa ông?
MobiFone triển khai supersim và VinaPhone là eload. Họ phân phối qua đại lý và khách hàng qua đại lý trả tiền mặt để chuyển mã cước từ đại lý sang khách hàng và người tiêu dùng.
Tại PayNet ở thời điểm ban đầu, khách hàng vẫn mua mã bằng tiền, nhưng sau này sẽ bằng thẻ. Các phương thức thanh toán điện tử có rất nhiều và đều tồn tại song song.
Có đúng là ở bất cứ đâu có ATM, Internet hoặc điện thoại người ta có thể sử dụng mua hàng hay thanh toán?
Khi mã số được thành code hoàn toàn có thể giao dịch thanh toán qua mạng. Ví dụ, khách hàng muốn mua một chiếc điện thoại di động qua mạng sẽ được đánh số người dùng của PayNet và có thể mua được chiếc điện thoại đó qua một mã số được cung cấp.
Thanh toán hóa đơn tại nhà cũng là một hình thức đang được sử dụng rộng rãi. Vậy PayNet làm thế nào để thay đổi hình thức thanh toán này?
Khó khăn trong thanh toán tại nhà là thiếu chủ động. Nhiều khi người thu tiền đến trong lúc chủ nhà không có nhà. Hiện nhiều hộ gia đình đã sử dụng Internet và điện thoại, họ có thể thanh toán hóa đơn thông qua các hình thức này để chủ động trong phương thức thanh toán hóa đơn của mình. Đây là phương thức được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới.
Ông có thể cho biết kế hoạch của PayNet trong thời gian tới?
Sau khi triển khai ở Hà Nội, trong tháng 4/2007, PayNet thành lập chi nhánh ở Tp.HCM, sau đó mở rộng ở các thành phố khác. PayNet chỉ tham gia vào việc kết nối chuyển dữ liệu số và thanh toán. Sau này khi có thêm nhiều khách hàng nữa thì hệ thống của PayNet hy vọng sẽ được triển khai trên cả nước.
Thưa ông, mạng thanh toán điện tử PayNet mới chính thức khai trương ngày 3/4. Xin ông cho biết PayNet triển khai các dịch vụ gì?
Dịch vụ đầu tiên là phân phối mã cước điện thoại di động trả trước; tiếp theo là phân phối mã cước game - thẻ game (đã phân phối rất nhiều trên thẻ cào hay thẻ gọi Internet).
Trong quý II/2007, PayNet dự định kết nối vào ABB, Techcombank, VPbank, Navibank (sau khi kết nối, mã cước trả trước được phân phối thông qua hệ thống ATM của các ngân hàng); quý III/2007 sẽ giới thiệu các dịch vụ mới như nạp cước trả trước qua điện thoại.
Các sản phẩm mới có thể sẽ được phân phối qua Internet, hiện đã ký hợp đồng phân phối các mã trả trước trên Internet ví dụ như iCafe... Đây cũng là hệ thống tiềm năng của PayNet.
Cụ thể, với cước điện thoại trả trước, PayNet đã tiến hành những bước như thế nào để đưa dịch vụ đến với khách hàng?
Khách hàng có thể đến các đại lý của PayNet thanh toán điện tử (thẻ) thay vì thanh toán tiền mặt (gồm 300 đại lý và hơn 20 điểm đã lắp đặt), bằng cách mua một mã cước trả trước thay vì thẻ cào, khi kết nối online vào 4 ngân hàng thì khách hàng có thể thanh toán trực tiếp, cà thẻ trực tiếp và chuyển sang thanh toán thẻ. Mã số trả trước cũng như thẻ cào (1 lần) được chia theo mệnh giá.
Khi PayNet phát hành mã cước trả trước, các nhà cung cấp viễn thông vừa cung cấp dịch vụ phát hành thẻ và phát hành mã cước liệu có cạnh tranh về mã cước với nhau không?
Không thể xảy ra cạnh tranh. Trên hệ thống của các nhà cung cấp dịch vụ đã tách kho mã số. Khi họ đưa ra thẻ cào đã ra một số riêng dựa trên nguyên lý của riêng họ.
Làm sao thay đổi thói quen của người tiêu dùng đã quen với hệ thống phân phối thẻ cào của các nhà cung cấp lớn?
Quan điểm của PayNet là cung cấp kênh phân phối điện tử mới với lợi ích trực tuyến từ nhà cung caasp dịch vụ qua PayNet đến đại lý. Theo điều tra ở một số nước phát triển như Anh, ban đầu việc phân phối điện tử chỉ đạt 10%, hiện nay đã lên tới 90% (việc phát hành thẻ cào vẫn tồn tại). Trong giai đoạn tiếp theo, PayNet sẽ phát hành dịch vụ mà người tiêu dùng có thẻ nạp cước trả trước thông qua điện thoại di động hoặc Internet.
Hiện nay VinaPhone và MobiFone cũng có những hình thức nạp tiền thanh toán điện tử tương tự, vậy sự khác biệt với PayNet là thế nào, thưa ông?
MobiFone triển khai supersim và VinaPhone là eload. Họ phân phối qua đại lý và khách hàng qua đại lý trả tiền mặt để chuyển mã cước từ đại lý sang khách hàng và người tiêu dùng.
Tại PayNet ở thời điểm ban đầu, khách hàng vẫn mua mã bằng tiền, nhưng sau này sẽ bằng thẻ. Các phương thức thanh toán điện tử có rất nhiều và đều tồn tại song song.
Có đúng là ở bất cứ đâu có ATM, Internet hoặc điện thoại người ta có thể sử dụng mua hàng hay thanh toán?
Khi mã số được thành code hoàn toàn có thể giao dịch thanh toán qua mạng. Ví dụ, khách hàng muốn mua một chiếc điện thoại di động qua mạng sẽ được đánh số người dùng của PayNet và có thể mua được chiếc điện thoại đó qua một mã số được cung cấp.
Thanh toán hóa đơn tại nhà cũng là một hình thức đang được sử dụng rộng rãi. Vậy PayNet làm thế nào để thay đổi hình thức thanh toán này?
Khó khăn trong thanh toán tại nhà là thiếu chủ động. Nhiều khi người thu tiền đến trong lúc chủ nhà không có nhà. Hiện nhiều hộ gia đình đã sử dụng Internet và điện thoại, họ có thể thanh toán hóa đơn thông qua các hình thức này để chủ động trong phương thức thanh toán hóa đơn của mình. Đây là phương thức được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới.
Ông có thể cho biết kế hoạch của PayNet trong thời gian tới?
Sau khi triển khai ở Hà Nội, trong tháng 4/2007, PayNet thành lập chi nhánh ở Tp.HCM, sau đó mở rộng ở các thành phố khác. PayNet chỉ tham gia vào việc kết nối chuyển dữ liệu số và thanh toán. Sau này khi có thêm nhiều khách hàng nữa thì hệ thống của PayNet hy vọng sẽ được triển khai trên cả nước.