Nhiều rủi ro trong giao thương với khách hàng tại Hồng Kông
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp rủi ro khi giao dịch với một số đối tác tại Hồng Kông trong thời gian gần đây
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp rủi ro khi giao dịch với một số đối tác tại Hồng Kông trong thời gian gần đây.
Thông tin này vừa được Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông cảnh báo, cùng với dự báo rủi ro đang có xu hướng gia tăng.
Cơ quan này đưa ra một số trường hợp điển hình xẩy ra trong thời gian gần đây. Tiêu biểu như một doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ký hợp đồng với một công ty Hồng Kông mua 500 tấn xương thịt trị giá trên 4 tỷ đồng, thanh toán trước 40% trị giá hợp đồng, nhưng sau khi nhận được tiền ứng trước đối tác đã “biến mất”.
Một doanh nghiệp xuất nhập khẩu đồ hộp của Việt Nam mua bột cà chua của một công ty Hồng Kông, phương thức thanh toán TTR (chuyển tiền bằng điện nhưng có bồi hoàn, áp dụng trong thanh toán L/C), thanh toán trước 50% trị giá hợp đồng, nhưng sau khi nhận số tiền thanh toán trước, đối tác trên cũng đã “mất tích”.
Có trường hợp doanh nghiệp vận tải Việt Nam đã ủy quyền cho một đại lý tàu biển Hồng Kông để mua dầu cho tàu vận chuyển hàng hoá khi ghé qua cảng đặc khu này và đã chuyển toàn bộ tiền mua dầu và phí đại lý trả trước, nhưng khi tới cảng thì không có cách nào để liên lạc được với đối tác.
Đặc biệt, Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông cho biết có công ty tại đây còn giả mạo giấy chứng nhận kiểm dịch y tế của Cơ quan Kiểm dịch y tế Trung Quốc để xuất bột cá từ Trung Quốc cho doanh nghiệp Việt Nam khi lô hàng này bị nhiễm melamine vượt mức cho phép.
Ở những trường hợp trên, một điểm chung là sau khi các doanh nghiệp Việt Nam phát hiện bị phía đối tác tại Hồng Kông lừa đảo nhưng không thể liên lạc với “bạn hàng” bằng điện thoại, fax, email, hoặc địa chỉ trong hợp đồng ký kết đều không có thực.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông, nguyên nhân dẫn đến những rủi ro trên là do các doanh nghiệp Việt Nam đã không tìm hiểu kỹ đối tác, thực hiện những thanh toán có nhiều rủi ro; nhiều doanh nghiệp chỉ giao dịch qua email, điện thoại, fax mà không biết đối tác có, còn tồn tại thật hay không; có doanh nghiệp vì lời chào hàng với giá rất hấp dẫn, điều kiện thanh toán, giao hàng thuận lợi… nên đã nhanh chóng ký kết hợp đồng.
Ngoài ra, có trường hợp công ty tại Hồng Kông đang trong quá trình làm thủ tục phá sản nhưng vẫn ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp Việt Nam nhằm chiếm đoạt tiền đặt cọc, tiền ứng trước...
Theo dự báo của Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông, năm 2009, khi nền kinh tế thế giới sẽ còn gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, số lượng các công ty gặp khó khăn về tài chính, phá sản… cũng sẽ gia tăng. Theo đó, khả năng xuất hiện các vụ lừa đảo, tranh chấp thương mại cũng sẽ tăng lên.
Trước thực trạng này, Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam phải thường xuyên cập nhật thông tin về đối tác đã làm ăn với mình, đồng thời thận trọng trong giao dịch với các đối tác mới.
Các doanh nghiệp cũng cần thông qua các nguồn, kể cả cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, để thẩm tra năng lực, khả năng tài chính, khả năng giao hàng và uy tín của đối tác; hạn chế sử dụng các phương thức thanh toán mang tính rủi ro cao cũng như kiểm tra kỹ các loại văn bản, giấy tờ mà phía nước ngoài cung cấp… để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
Thông tin này vừa được Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông cảnh báo, cùng với dự báo rủi ro đang có xu hướng gia tăng.
Cơ quan này đưa ra một số trường hợp điển hình xẩy ra trong thời gian gần đây. Tiêu biểu như một doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ký hợp đồng với một công ty Hồng Kông mua 500 tấn xương thịt trị giá trên 4 tỷ đồng, thanh toán trước 40% trị giá hợp đồng, nhưng sau khi nhận được tiền ứng trước đối tác đã “biến mất”.
Một doanh nghiệp xuất nhập khẩu đồ hộp của Việt Nam mua bột cà chua của một công ty Hồng Kông, phương thức thanh toán TTR (chuyển tiền bằng điện nhưng có bồi hoàn, áp dụng trong thanh toán L/C), thanh toán trước 50% trị giá hợp đồng, nhưng sau khi nhận số tiền thanh toán trước, đối tác trên cũng đã “mất tích”.
Có trường hợp doanh nghiệp vận tải Việt Nam đã ủy quyền cho một đại lý tàu biển Hồng Kông để mua dầu cho tàu vận chuyển hàng hoá khi ghé qua cảng đặc khu này và đã chuyển toàn bộ tiền mua dầu và phí đại lý trả trước, nhưng khi tới cảng thì không có cách nào để liên lạc được với đối tác.
Đặc biệt, Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông cho biết có công ty tại đây còn giả mạo giấy chứng nhận kiểm dịch y tế của Cơ quan Kiểm dịch y tế Trung Quốc để xuất bột cá từ Trung Quốc cho doanh nghiệp Việt Nam khi lô hàng này bị nhiễm melamine vượt mức cho phép.
Ở những trường hợp trên, một điểm chung là sau khi các doanh nghiệp Việt Nam phát hiện bị phía đối tác tại Hồng Kông lừa đảo nhưng không thể liên lạc với “bạn hàng” bằng điện thoại, fax, email, hoặc địa chỉ trong hợp đồng ký kết đều không có thực.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông, nguyên nhân dẫn đến những rủi ro trên là do các doanh nghiệp Việt Nam đã không tìm hiểu kỹ đối tác, thực hiện những thanh toán có nhiều rủi ro; nhiều doanh nghiệp chỉ giao dịch qua email, điện thoại, fax mà không biết đối tác có, còn tồn tại thật hay không; có doanh nghiệp vì lời chào hàng với giá rất hấp dẫn, điều kiện thanh toán, giao hàng thuận lợi… nên đã nhanh chóng ký kết hợp đồng.
Ngoài ra, có trường hợp công ty tại Hồng Kông đang trong quá trình làm thủ tục phá sản nhưng vẫn ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp Việt Nam nhằm chiếm đoạt tiền đặt cọc, tiền ứng trước...
Theo dự báo của Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông, năm 2009, khi nền kinh tế thế giới sẽ còn gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, số lượng các công ty gặp khó khăn về tài chính, phá sản… cũng sẽ gia tăng. Theo đó, khả năng xuất hiện các vụ lừa đảo, tranh chấp thương mại cũng sẽ tăng lên.
Trước thực trạng này, Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam phải thường xuyên cập nhật thông tin về đối tác đã làm ăn với mình, đồng thời thận trọng trong giao dịch với các đối tác mới.
Các doanh nghiệp cũng cần thông qua các nguồn, kể cả cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, để thẩm tra năng lực, khả năng tài chính, khả năng giao hàng và uy tín của đối tác; hạn chế sử dụng các phương thức thanh toán mang tính rủi ro cao cũng như kiểm tra kỹ các loại văn bản, giấy tờ mà phía nước ngoài cung cấp… để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.