Nhìn rõ thực chất giao thương Việt - Trung
Tình hình căng thẳng ở biển Đông đã tác động rất lớn đến sự tin cậy chính trị giữa hai bên
"Chúng ta rất khó tách bạch chính trị và kinh tế, kinh tế cũng là chính trị, chính trị có mở ra kinh tế mới thuận lợi, ngược lại kinh tế tăng cường thì quan hệ chính trị cũng được củng cố hơn. Đây là vấn đề cả hai bên cùng phải cố gắng".
Đây là quan điểm của Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, ông Đặng Minh Khôi, khi trả lời phỏng vấn báo chí hôm 21/8, nhân hội nghị ngoại vụ toàn quốc lần thứ 18.
Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở Trung Quốc có vai trò như thế nào trong định hướng thông tin cho các doanh nghiệp địa phương để tránh tình trạng quá tin vào thương lái Trung Quốc là vấn đề được đặt ra với Đại sứ Đặng Minh Khôi.
Ông Khôi nói, cần phải nhìn rõ, thực chất vấn đề thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc có hai bộ phận.
Một là thương mại chính ngạch, càng ngày càng lớn và chiếm vai trò chủ đạo trong thương mại hai nước. Đây là chủ trương đúng đắn nhằm tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu qua Trung Quốc.
Còn buôn bán không chính ngạch thương mại qua biên giới thì theo Đại sứ, tất nhiên sẽ có rủi ro. Quan trọng nhất là người dân và doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu và nắm bắt rõ thị trường Trung Quốc.
Nhấn mạnh quan điểm, thương lái có vai trò quan trọng trong lưu thông tăng cường hàng hóa vì người nông dân rất khó có thể bán sản phẩm của mình nếu không qua khâu trung gian, ông Khôi cho rằng nếu đổ tất cả những bất cập cho thương lái là không chính xác.
Vấn đề bất cập ở đây, theo Đại sứ, là việc nghiên cứu thị trường nhiều khi không chính xác, không rõ. Và điều này cả thương mại chính ngạch đôi khi cũng vướng.
"Bất cứ mặt hàng nào kể cả chính ngạch hay là tiểu ngạch, nếu anh đánh giá không chính xác thị trường thế giới, anh đều bị rơi vào tình trạng sản xuất dư thừa và khó cạnh tranh", Đại sứ trao đổi.
Bên cạnh tránh cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ, ông Khôi cũng đề cập biện pháp đẩy mạnh trao đổi với Trung Quốc để quản lý tốt hơn thương mại qua biên giới.
Đại sứ cũng cho biết, sắp tới Việt - Trung sẽ ký lại hiệp định thương mại qua biên giới. Hiện nay Bộ Công Thương đang tích cực làm vấn đề này. Đồng thời cũng trao đổi với các địa phương Trung Quốc như Quảng Tây, Vân Nam làm sao để vào mùa cao điểm nông sản xuất khẩu thông thương biên giới được rộng mở.
"Vừa qua Quảng Tây phối hợp với chúng ta rất tốt, tình trạng xe ùn ứ tại cửa khẩu giảm rất nhiều so với các năm trước", ông Khôi thông tin thêm.
Bên cạnh giao thương, vấn đề chủ quyền biển đảo cũng được đặt ra với Đại sứ Đặng Minh Khôi.
Ông khẳng định, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của là nhiệm vụ hàng đầu của ngành đối ngoại gồm cả ngoại giao Đảng, Nhà nước, nhân dân cũng như các cơ quan dại diện bên ngoài.
"Chủ quyền lãnh thổ đối với chúng tôi là một công việc quan trọng, luôn luôn được sự chỉ đạo kịp thời từ trong nước và chúng tôi cũng luôn nắm bắt kịp thời tình hình để sẵn sàng đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đây là công việc lâu dài cần có sự phối hợp của cả nước, chứ không riêng của Bộ Ngoại giao hay sứ quán", ông Khôi nói.
Đại sứ cũng cho biết, Việt - Trung có rất nhiều cơ chế trao đổi, đàm phán về vấn đề biên giới lãnh thổ, Cơ chế trao đổi cấp cao nhất là Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc.
Vừa qua tại họp phiên thứ 9, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đã có trao đổi với ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì về vấn đề biên giới biển đảo.
Ngoài ra trưởng đoàn đàm phán hai bên cũng thường xuyên gặp gỡ, duy trì các cơ chế tiếp xúc. Việt Nam còn có nhóm trao đổi về vấn đề phân định khu vực ngoài vịnh Bắc Bộ, nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt - Trung.
Liên quan tới vấn đề lòng tin của người dân trong vấn đề bảo vệ chủ quyền, ông Khôi nói, trong những năm gần đây tình hình căng thẳng ở biển Đông cũng như các hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông đã tác động rất lớn đến sự tin cậy chính trị giữa hai bên. Và ảnh hưởng này không chỉ ở tầm nhà nước, các địa phương mà đến người dân.
Điều quan trọng, theo Đại sứ là cần để người dân hiểu thực chất quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, để người dân hiểu và tin tưởng ủng hộ chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với chính sách đối ngoại nói chung, quan hệ với Trung Quốc nói riêng, tin tưởng quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong bảo vệ chủ quyền ở biển Đông.
"Nhân dân hai nước đã có hàng nghìn năm lịch sử qua lại. Người dân hai bên, đặc biệt là nhân dân Việt Nam không bao giờ không mong muốn một quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Chính vì sự thiếu tin cậy và tình hình biển Đông đã tác động không thuận cho hợp tác kinh tế thương mại hai bên. Địa phương nào, doanh nghiệp nào làm ăn với Trung Quốc rất dễ chịu nhiều áp lực", ông nói.
Đây là quan điểm của Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, ông Đặng Minh Khôi, khi trả lời phỏng vấn báo chí hôm 21/8, nhân hội nghị ngoại vụ toàn quốc lần thứ 18.
Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở Trung Quốc có vai trò như thế nào trong định hướng thông tin cho các doanh nghiệp địa phương để tránh tình trạng quá tin vào thương lái Trung Quốc là vấn đề được đặt ra với Đại sứ Đặng Minh Khôi.
Ông Khôi nói, cần phải nhìn rõ, thực chất vấn đề thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc có hai bộ phận.
Một là thương mại chính ngạch, càng ngày càng lớn và chiếm vai trò chủ đạo trong thương mại hai nước. Đây là chủ trương đúng đắn nhằm tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu qua Trung Quốc.
Còn buôn bán không chính ngạch thương mại qua biên giới thì theo Đại sứ, tất nhiên sẽ có rủi ro. Quan trọng nhất là người dân và doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu và nắm bắt rõ thị trường Trung Quốc.
Nhấn mạnh quan điểm, thương lái có vai trò quan trọng trong lưu thông tăng cường hàng hóa vì người nông dân rất khó có thể bán sản phẩm của mình nếu không qua khâu trung gian, ông Khôi cho rằng nếu đổ tất cả những bất cập cho thương lái là không chính xác.
Vấn đề bất cập ở đây, theo Đại sứ, là việc nghiên cứu thị trường nhiều khi không chính xác, không rõ. Và điều này cả thương mại chính ngạch đôi khi cũng vướng.
"Bất cứ mặt hàng nào kể cả chính ngạch hay là tiểu ngạch, nếu anh đánh giá không chính xác thị trường thế giới, anh đều bị rơi vào tình trạng sản xuất dư thừa và khó cạnh tranh", Đại sứ trao đổi.
Bên cạnh tránh cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ, ông Khôi cũng đề cập biện pháp đẩy mạnh trao đổi với Trung Quốc để quản lý tốt hơn thương mại qua biên giới.
Đại sứ cũng cho biết, sắp tới Việt - Trung sẽ ký lại hiệp định thương mại qua biên giới. Hiện nay Bộ Công Thương đang tích cực làm vấn đề này. Đồng thời cũng trao đổi với các địa phương Trung Quốc như Quảng Tây, Vân Nam làm sao để vào mùa cao điểm nông sản xuất khẩu thông thương biên giới được rộng mở.
"Vừa qua Quảng Tây phối hợp với chúng ta rất tốt, tình trạng xe ùn ứ tại cửa khẩu giảm rất nhiều so với các năm trước", ông Khôi thông tin thêm.
Bên cạnh giao thương, vấn đề chủ quyền biển đảo cũng được đặt ra với Đại sứ Đặng Minh Khôi.
Ông khẳng định, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của là nhiệm vụ hàng đầu của ngành đối ngoại gồm cả ngoại giao Đảng, Nhà nước, nhân dân cũng như các cơ quan dại diện bên ngoài.
"Chủ quyền lãnh thổ đối với chúng tôi là một công việc quan trọng, luôn luôn được sự chỉ đạo kịp thời từ trong nước và chúng tôi cũng luôn nắm bắt kịp thời tình hình để sẵn sàng đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đây là công việc lâu dài cần có sự phối hợp của cả nước, chứ không riêng của Bộ Ngoại giao hay sứ quán", ông Khôi nói.
Đại sứ cũng cho biết, Việt - Trung có rất nhiều cơ chế trao đổi, đàm phán về vấn đề biên giới lãnh thổ, Cơ chế trao đổi cấp cao nhất là Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc.
Vừa qua tại họp phiên thứ 9, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đã có trao đổi với ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì về vấn đề biên giới biển đảo.
Ngoài ra trưởng đoàn đàm phán hai bên cũng thường xuyên gặp gỡ, duy trì các cơ chế tiếp xúc. Việt Nam còn có nhóm trao đổi về vấn đề phân định khu vực ngoài vịnh Bắc Bộ, nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt - Trung.
Liên quan tới vấn đề lòng tin của người dân trong vấn đề bảo vệ chủ quyền, ông Khôi nói, trong những năm gần đây tình hình căng thẳng ở biển Đông cũng như các hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông đã tác động rất lớn đến sự tin cậy chính trị giữa hai bên. Và ảnh hưởng này không chỉ ở tầm nhà nước, các địa phương mà đến người dân.
Điều quan trọng, theo Đại sứ là cần để người dân hiểu thực chất quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, để người dân hiểu và tin tưởng ủng hộ chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với chính sách đối ngoại nói chung, quan hệ với Trung Quốc nói riêng, tin tưởng quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong bảo vệ chủ quyền ở biển Đông.
"Nhân dân hai nước đã có hàng nghìn năm lịch sử qua lại. Người dân hai bên, đặc biệt là nhân dân Việt Nam không bao giờ không mong muốn một quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Chính vì sự thiếu tin cậy và tình hình biển Đông đã tác động không thuận cho hợp tác kinh tế thương mại hai bên. Địa phương nào, doanh nghiệp nào làm ăn với Trung Quốc rất dễ chịu nhiều áp lực", ông nói.