Nhờ Trump, chứng khoán toàn cầu tăng 2 nghìn tỷ USD
Biến động này hoàn toàn trái ngược với dự báo cho kịch bản ông Trump thắng cử
Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã đưa giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán toàn cầu tăng thêm 2 nghìn tỷ USD chỉ trong vòng 1 tháng qua.
Ngược lại, 2 nghìn tỷ USD cũng là giá trị sụt giảm của thị trường trái phiếu toàn cầu theo tính toán của chỉ số Bloomberg Barclays Global Aggregate Index. Mức giảm này khiến tháng qua là tháng sụt giảm tồi tệ nhất về giá trị tính theo đồng USD của thị trường trái phiếu thế giới.
Việc ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ cũng khiến giá các tài sản khác biến động mạnh, như đồng Yên đã có tháng sụt giảm mạnh nhất trong 21 năm so với đồng USD.
Điều đáng nói là những biến động này hoàn toàn trái ngược với những gì mà đa phần các nhà phân tích và đầu tư dự báo cho kịch bản ông Trump thắng cử. Trước ngày 8/11, thị trường tin rằng nếu ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ, thì chứng khoán sẽ giảm điểm mạnh, trái phiếu và đồng Yên sẽ tăng giá.
Những dự báo này đã đúng, nhưng có điều chỉ đúng trong vòng 8 giờ đầu tiên sau khi cuộc bầu cử có kết quả. Các thị trường đã đảo chiều chóng mặt sau đó, khi các nhà đầu tư, bao gồm tỷ phú Carl Icahn, bắt đầu tin rằng chủ trương của Trump về cắt giảm thuế, tăng chi tiêu công, và nới lỏng các quy chế giám sát sẽ thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát tại Mỹ. Và một khi lạm phát và tăng trưởng cùng tăng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ phải đẩy nhanh việc tăng lãi suất cơ bản đồng USD.
Xu hướng tăng điểm hiện nay của thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ duy trì đến bao giờ vẫn còn là một câu hỏi để ngỏ, bởi còn hơn 1 tháng nữa mới đến ngày Trump nhậm chức, và trong Quốc hội Mỹ chắc chắn sẽ có không ít rào cản đối với các đề xuất chính sách của Trump. Ở thời điểm hiện tại, sự chú ý của giới đầu tư được dành cho cuộc họp vào tuần tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) để tìm kiếm những tín hiệu về lãi suất của FED trong thời gian tới.
“Biến động của thị trường thật đáng kinh ngạc. Giờ thì mọi chuyện tùy thuộc vào FED và tốc độ tăng lãi suất. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang trong tâm lý ham thích rủi ro”, nhà quản lý quỹ James Audiss thuộc công ty Shaw and Partners ở Sydney, Australia, nhận định với Bloomberg.
Tháng trước, đồng USD đã tăng giá lên mức cao nhất hơn 1 thập niên so với các đồng tiền chủ chốt khác, trong khi 3 chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ lần đầu tiên sau hơn 20 năm cùng lập kỷ lục trong 1 ngày.
Trên thị trường chứng khoán, hầu hết các thị trường phát triển đều tăng điểm mạnh, trong khi một số thị trường mới nổi giảm điểm - điển hình là Mexico. Trong số 94 chỉ số chứng khoán được Bloomberg theo dõi, hơn 2/3 tăng điểm nếu tính theo giá trị bằng đồng nội tệ, với mức tăng bình quân 2%.
Tuy vậy, đã có một số nhà đầu tư tỏ ra thận trọng. Tỷ phú Icahn cho biết ông không mua cổ phiếu vào thời điểm này vì cho rằng đợt tăng điểm của thị trường có lẽ đã đi quá xa.
“Vào đêm mà thị trường giảm 1.000 điểm, tôi đã mua vào vì nghĩ mức giảm như thế là quá ‘điên’. Tôi sẽ không mua cổ phiếu vào lúc này, vì tôi nghĩ sự tăng điểm đã đi hơi quá”, ông nói.
Ngược lại, 2 nghìn tỷ USD cũng là giá trị sụt giảm của thị trường trái phiếu toàn cầu theo tính toán của chỉ số Bloomberg Barclays Global Aggregate Index. Mức giảm này khiến tháng qua là tháng sụt giảm tồi tệ nhất về giá trị tính theo đồng USD của thị trường trái phiếu thế giới.
Việc ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ cũng khiến giá các tài sản khác biến động mạnh, như đồng Yên đã có tháng sụt giảm mạnh nhất trong 21 năm so với đồng USD.
Điều đáng nói là những biến động này hoàn toàn trái ngược với những gì mà đa phần các nhà phân tích và đầu tư dự báo cho kịch bản ông Trump thắng cử. Trước ngày 8/11, thị trường tin rằng nếu ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ, thì chứng khoán sẽ giảm điểm mạnh, trái phiếu và đồng Yên sẽ tăng giá.
Những dự báo này đã đúng, nhưng có điều chỉ đúng trong vòng 8 giờ đầu tiên sau khi cuộc bầu cử có kết quả. Các thị trường đã đảo chiều chóng mặt sau đó, khi các nhà đầu tư, bao gồm tỷ phú Carl Icahn, bắt đầu tin rằng chủ trương của Trump về cắt giảm thuế, tăng chi tiêu công, và nới lỏng các quy chế giám sát sẽ thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát tại Mỹ. Và một khi lạm phát và tăng trưởng cùng tăng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ phải đẩy nhanh việc tăng lãi suất cơ bản đồng USD.
Xu hướng tăng điểm hiện nay của thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ duy trì đến bao giờ vẫn còn là một câu hỏi để ngỏ, bởi còn hơn 1 tháng nữa mới đến ngày Trump nhậm chức, và trong Quốc hội Mỹ chắc chắn sẽ có không ít rào cản đối với các đề xuất chính sách của Trump. Ở thời điểm hiện tại, sự chú ý của giới đầu tư được dành cho cuộc họp vào tuần tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) để tìm kiếm những tín hiệu về lãi suất của FED trong thời gian tới.
“Biến động của thị trường thật đáng kinh ngạc. Giờ thì mọi chuyện tùy thuộc vào FED và tốc độ tăng lãi suất. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang trong tâm lý ham thích rủi ro”, nhà quản lý quỹ James Audiss thuộc công ty Shaw and Partners ở Sydney, Australia, nhận định với Bloomberg.
Tháng trước, đồng USD đã tăng giá lên mức cao nhất hơn 1 thập niên so với các đồng tiền chủ chốt khác, trong khi 3 chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ lần đầu tiên sau hơn 20 năm cùng lập kỷ lục trong 1 ngày.
Trên thị trường chứng khoán, hầu hết các thị trường phát triển đều tăng điểm mạnh, trong khi một số thị trường mới nổi giảm điểm - điển hình là Mexico. Trong số 94 chỉ số chứng khoán được Bloomberg theo dõi, hơn 2/3 tăng điểm nếu tính theo giá trị bằng đồng nội tệ, với mức tăng bình quân 2%.
Tuy vậy, đã có một số nhà đầu tư tỏ ra thận trọng. Tỷ phú Icahn cho biết ông không mua cổ phiếu vào thời điểm này vì cho rằng đợt tăng điểm của thị trường có lẽ đã đi quá xa.
“Vào đêm mà thị trường giảm 1.000 điểm, tôi đã mua vào vì nghĩ mức giảm như thế là quá ‘điên’. Tôi sẽ không mua cổ phiếu vào lúc này, vì tôi nghĩ sự tăng điểm đã đi hơi quá”, ông nói.